Mức phụ cấp trách nhiệm theo nghề đối với Thanh tra viên cao cấp thuộc Thanh tra Chính phủ là bao nhiêu?
- Mức phụ cấp trách nhiệm theo nghề đối với Thanh tra viên cao cấp thuộc Thanh tra Chính phủ là bao nhiêu?
- Phụ cấp trách nhiệm theo nghề đối với Thanh tra viên cao cấp thuộc Thanh tra Chính phủ sẽ do cơ quan nào chi trả?
- Thanh tra viên cao cấp thuộc Thanh tra Chính phủ cần đáp ứng tiêu chuẩn gì về năng lực?
Mức phụ cấp trách nhiệm theo nghề đối với Thanh tra viên cao cấp thuộc Thanh tra Chính phủ là bao nhiêu?
Theo tiểu mục 2 Mục I Thông tư liên tịch 191/2006/TTLT-TTCP-BNV-BTC Hướng dẫn Quyết định 202/2005/QĐ-TTg về chế độ phụ cấp trách nhiệm theo nghề đối với Thanh tra viên quy định như sau:
I. ĐỐI TƯỢNG VÀ MỨC PHỤ CẤP
1. Đối tượng và phạm vi áp dụng:
Tổng Thanh tra, Phó Tổng thanh tra, Thanh tra viên cao cấp, Thanh tra viên chính và Thanh tra viên thuộc các cơ quan Thanh tra nhà nước, gồm: Cơ quan Thanh tra được thành lập theo cấp hành chính và cơ quan Thanh tra được thành lập theo ngành, lĩnh vực.
2. Mức phụ cấp trách nhiệm:
a) Tổng Thanh tra, Phó Tổng thanh tra, Thanh tra viên cao cấp được hưởng phụ cấp trách nhiệm theo nghề Thanh tra bằng 15% mức lương cơ bản hiện hưởng cộng với phụ cấp chức vụ lãnh đạo và phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có);
b) Thanh tra viên chính được hưởng phụ cấp trách nhiệm theo nghề Thanh tra bằng 20% mức lương cơ bản hiện hưởng cộng với phụ cấp chức vụ lãnh đạo và phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có);
c) Thanh tra viên được hưởng phụ cấp trách nhiệm theo nghề Thanh tra bằng 25% mức lương cơ bản hiện hưởng cộng với phụ cấp chức vụ lãnh đạo và phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có).
Như vậy, Thanh tra viên cao cấp thuộc Thanh tra Chính phủ được hưởng phụ cấp trách nhiệm theo nghề Thanh tra bằng 15% mức lương cơ bản hiện hưởng cộng với phụ cấp chức vụ lãnh đạo và phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có).
Phụ cấp trách nhiệm theo nghề đối với Thanh tra viên cao cấp thuộc Thanh tra Chính phủ sẽ do cơ quan nào chi trả?
Theo Mục III Thông tư liên tịch 191/2006/TTLT-TTCP-BNV-BTC Hướng dẫn Quyết định 202/2005/QĐ-TTg về chế độ phụ cấp trách nhiệm theo nghề đối với Thanh tra viên quy định như sau:
NGUỒN KINH PHÍ VÀ CHI TRẢ PHỤ CẤP
1. Nguồn kinh phí thực hiện chế độ phụ cấp trách nhiệm theo nghề Thanh tra thực hiện theo các Thông tư hướng dẫn của Bộ Tài chính.
2. Chi trả phụ cấp trách nhiệm theo nghề Thanh tra:
a) Phụ cấp trách nhiệm theo nghề Thanh được tính trả vào cùng kỳ lương hàng tháng và không dùng để tính đóng, hưởng chế độ bảo hiểm xã hội;
b) Các đối tượng được hưởng phụ cấp trách nhiệm theo nghề Thanh tra thuộc biên chế trả lương của cơ quan nào thì cơ quan đó chi trả.
Theo đó, Thanh tra viên cao cấp thuộc Thanh tra Chính phủ được hưởng phụ cấp trách nhiệm theo nghề Thanh tra thuộc biên chế trả lương của cơ quan nào thì cơ quan đó chi trả.
Đồng thời, phụ cấp trách nhiệm theo nghề được tính trả vào cùng kỳ lương hàng tháng và không dùng để tính đóng, hưởng chế độ bảo hiểm xã hội.
Mức phụ cấp trách nhiệm theo nghề đối với Thanh tra viên cao cấp thuộc Thanh tra Chính phủ là bao nhiêu? (Hình từ Internet)
Thanh tra viên cao cấp thuộc Thanh tra Chính phủ cần đáp ứng tiêu chuẩn gì về năng lực?
Theo khoản 3 Điều 8 Nghị định 97/2011/NĐ-CP quy định về năng lực của thanh tra viên cao cấp như sau:
Tiêu chuẩn ngạch thanh tra viên cao cấp
...
3. Năng lực:
a) Nắm vững chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, các mục tiêu chiến lược phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội trong từng thời kỳ, từng ngành, từng lĩnh vực;
b) Am hiểu sâu tình hình kinh tế - xã hội trong nước và trên thế giới; nắm vững các nguyên tắc, chế độ, chính sách, quy định của Nhà nước trong quản lý nhà nước, quản lý kinh tế, văn hóa, xã hội;
c) Có kiến thức sâu, rộng về chuyên môn nhiều ngành, lĩnh vực; có khả năng đảm nhận trách nhiệm trưởng đoàn, phó trưởng đoàn thanh tra các vụ việc có quy mô lớn, tình tiết rất phức tạp, liên quan đến nhiều ngành, lĩnh vực; có khả năng tổ chức, điều hành thanh tra viên chính thực hiện nhiệm vụ thanh tra được giao;
d) Chủ trì việc tổng kết, nghiên cứu lý luận về công tác thanh tra; tham gia xây dựng các văn bản pháp luật về thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng;
đ) Tham gia xây dựng chương trình, biên soạn tài liệu chuyên môn nghiệp vụ để đào tạo, bồi dưỡng cho thanh tra viên, thanh tra viên chính, cán bộ quản lý của các tổ chức thanh tra;
e) Có năng lực phân tích, khái quát, tổng hợp những vấn đề thuộc phạm vi quản lý của nhiều ngành, nhiều lĩnh vực.
...
Theo đó, Thanh tra viên cao cấp thuộc Thanh tra Chính phủ cần đáp ứng tiêu chuẩn sau đây về năng lực:
- Nắm vững chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, các mục tiêu chiến lược phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội trong từng thời kỳ, từng ngành, từng lĩnh vực;
- Am hiểu sâu tình hình kinh tế - xã hội trong nước và trên thế giới; nắm vững các nguyên tắc, chế độ, chính sách, quy định của Nhà nước trong quản lý nhà nước, quản lý kinh tế, văn hóa, xã hội;
- Có kiến thức sâu, rộng về chuyên môn nhiều ngành, lĩnh vực; có khả năng đảm nhận trách nhiệm trưởng đoàn, phó trưởng đoàn thanh tra các vụ việc có quy mô lớn, tình tiết rất phức tạp, liên quan đến nhiều ngành, lĩnh vực; có khả năng tổ chức, điều hành thanh tra viên chính thực hiện nhiệm vụ thanh tra được giao;
- Chủ trì việc tổng kết, nghiên cứu lý luận về công tác thanh tra; tham gia xây dựng các văn bản pháp luật về thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng;
- Tham gia xây dựng chương trình, biên soạn tài liệu chuyên môn nghiệp vụ để đào tạo, bồi dưỡng cho thanh tra viên, thanh tra viên chính, cán bộ quản lý của các tổ chức thanh tra;
- Có năng lực phân tích, khái quát, tổng hợp những vấn đề thuộc phạm vi quản lý của nhiều ngành, nhiều lĩnh vực.
Huỳnh Lê Bình Nhi
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Thanh tra viên có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Cấu trúc đề thi đánh giá năng lực 2025 Đại học Sư phạm Hà Nội (HSA)? Chi tiết cấu trúc đề thi đánh giá năng lực 2025?
- Tải phiếu Đảng viên mẫu 2 HSĐV word năm 2024 và cách ghi? Nhiệm vụ của Đảng viên trong giai đoạn hiện nay là gì?
- Đề xuất chụp ảnh người thi chứng chỉ ngoại ngữ theo năng lực ngoại ngữ 6 bậc của Việt Nam để chống thi hộ, thi thay thế nào?
- Mẫu báo cáo kết quả công tác năm dành cho công chức, viên chức, người lao động của BGDĐT chuẩn Quyết định 3086?
- Lịch thi ĐGNL Đại học Sư phạm 2025? Thi đánh giá năng lực Sư phạm Hà Nội 2025 vào ngày nào?