Mức thanh toán trực tiếp chi phí KCB BHYT từ ngày 1 7 2024 khi tăng lương cơ sở lên 2,34 triệu đồng?
Mức thanh toán trực tiếp chi phí KCB BHYT từ ngày 1 7 2024 khi tăng lương cơ sở lên 2,34 triệu đồng?
Tại Điều 30 Nghị định 146/2018/NĐ-CP quy định Mức thanh toán trực tiếp chi phí khám chữa bệnh BHYT như sau:
Mức thanh toán trực tiếp
1. Trường hợp người bệnh đến khám bệnh, chữa bệnh tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tuyến huyện và tương đương không có hợp đồng khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế (trừ trường hợp cấp cứu), thanh toán như sau:
a) Trường hợp khám bệnh, chữa bệnh ngoại trú, thanh toán theo chi phí thực tế trong phạm vi được hưởng và mức hưởng bảo hiểm y tế theo quy định nhưng tối đa không quá 0,15 lần mức lương cơ sở tại thời điểm khám bệnh, chữa bệnh;
b) Trường hợp khám bệnh, chữa bệnh nội trú, thanh toán theo chi phí thực tế trong phạm vi được hưởng và mức hưởng bảo hiểm y tế theo quy định nhưng tối đa không quá 0,5 lần mức lương cơ sở tại thời điểm ra viện.
...
Theo đó, mức thanh toán trực tiếp khám chữa bệnh BHYT từ ngày 1 7 2024 khi tăng lương cơ sở lên 2,34 triệu đồng (Nghị định 73/2024/NĐ-CP) thay đổi như sau:
Trường hợp | Trước 1/7 | Sau 1/7 |
Ngoại trú (không quá 0,15 lần lương cơ sở) | 270.000 đồng | 351.000 đồng |
Nội trú (không quá 0,5 lần lương cơ sở) | 900.000 đồng | 1.170.000 đồng |
Khám chữa nội trú tuyến tỉnh và tương đương không có hợp đồng khám chữa BHYT (không quá một tháng lương cơ sở) | 1,8 triệu đồng | 2,34 triệu đồng |
Khám chữa nội trú tuyến trung ương và tương đương không có hợp đồng khám chữa BHYT (không quá 2,5 lần lương cơ sở) | 4,5 triệu đồng | 5,85 triệu đồng |
Ngày 1/7/2024, Bộ y tế vừa ban hành Công văn 3687/BYT-BH năm 2024 áp dụng mức lương cơ sở theo quy định tại Nghị định 73/2024/NĐ-CP trong thanh toán chi phí KCB BHYT.
Tại Mục 2 Công văn 3687/BYT-BH năm 2024, BYT hướng dẫn mức thanh toán trực tiếp chi phí KCB BHYT từ 1 7 2024 khi tăng lương cơ sở lên 2,34 triệu đồng như sau:
(2) Về mức thanh toán trực tiếp theo quy định tại Điều 30 Nghị định 146/2018/NĐ-CP từ 01/7/2024 hoặc trường hợp người bệnh vào viện hoặc bắt đầu đợt điều trị trước ngày 01/7/2024 nhưng ra viện hoặc kết thúc đợt điều trị từ ngày 01/7/2024:
- Tại điểm a khoản 1, số tiền tối đa không quá 0,15 lần mức lương cơ sở: tương đương tối đa không quá 351.000 đồng (Ba trăm năm mươi mốt nghìn đồng).
- Tại điểm b khoản 1, số tiền tối đa không quá 0,5 lần mức lương cơ sở: tương đương tối đa không quá 1.170.000 đồng (Một triệu một trăm bảy mươi nghìn đồng).
- Tại khoản 2, số tiền tối đa không quá 1,0 lần mức lương cơ sở: tương đương tối đa không quá 2.340.000 đồng (Hai triệu ba trăm bốn mươi nghìn đồng).
- Tại khoản 3, số tiền tối đa không quá 2,5 lần mức lương cơ sở: tương đương tối đa không quá 5.850.000 đồng (Năm triệu tám trăm năm mươi nghìn đồng).
Theo đó, người bệnh vào viện hoặc bắt đầu đợt điều trị trước ngày 01/7/2024 nhưng ra viện hoặc kết thúc đợt điều trị từ ngày 01/7/2024 thì được tính theo mức thanh toán trực tiếp chi phí KCB BHYT nêu trên.
Mức thanh toán trực tiếp chi phí KCB BHYT từ ngày 1 7 2024
Hồ sơ thanh toán trực tiếp chi phí KCB BHYT bao gồm những tài liệu nào?
Tại Điều 28 Nghị định 146/2018/NĐ-CP quy định về hồ sơ thanh toán trực tiếp chi phí KCB BHYT bao gồm các tài liệu sau:
Hồ sơ đề nghị thanh toán trực tiếp
1. Các giấy tờ là bản chụp (kèm theo bản gốc để đối chiếu) gồm:
a) Thẻ bảo hiểm y tế, giấy chứng minh nhân thân theo quy định tại khoản 1 Điều 15 Nghị định này;
b) Giấy ra viện, phiếu khám bệnh hoặc sổ khám bệnh của lần khám bệnh, chữa bệnh đề nghị thanh toán.
2. Hóa đơn và các chứng từ có liên quan.
Theo quy định trên, hồ sơ thanh toán trực tiếp chi phí KCB BHYT bao gồm các tài liệu:
(1) Các giấy tờ là bản chụp (kèm theo bản gốc để đối chiếu) gồm:
a) Thẻ bảo hiểm y tế, giấy chứng minh nhân thân theo quy định tại khoản 1 Điều 15 Nghị định này;
b) Giấy ra viện, phiếu khám bệnh hoặc sổ khám bệnh của lần khám bệnh, chữa bệnh đề nghị thanh toán.
(2) Hóa đơn và các chứng từ có liên quan.
Những trường hợp được thanh toán trực tiếp chi phí KCB BHYT?
Tại khoản 2 Điều 31 Luật Bảo hiểm y tế 2008 (được sửa đổi bởi khoản 20 Điều 1 Luật Bảo hiểm y tế sửa đổi 2014) và khoản 1 Điều 4 Thông tư 09/2019/TT-BYT quy định người có thẻ bảo hiểm y tế được thanh toán trực tiếp chi phí khám chữa bệnh trong các trường hợp sau đây:
- Tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh không có hợp đồng khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế;
- Khám bệnh, chữa bệnh không đúng quy định về thủ tục khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế;
- Người bệnh có thời gian tham gia bảo hiểm y tế 5 năm liên tục trở lên và có số tiền cùng chi trả chi phí khám bệnh, chữa bệnh trong năm lớn hơn 6 tháng lương cơ sở (trừ trường hợp tự đi khám bệnh, chữa bệnh không đúng tuyến) nhưng chưa được thanh toán số tiền cùng chi trả lớn hơn 6 tháng lương cơ sở;
- Trường hợp dữ liệu thẻ bảo hiểm y tế không được cung cấp hoặc cung cấp không chính xác về thông tin thẻ bảo hiểm y tế;
- Trường hợp người bệnh không xuất trình được thẻ bảo hiểm y tế trước khi ra viện, chuyển viện trong ngày do tình trạng cấp cứu, mất ý thức hoặc tử vong hoặc bị mất thẻ nhưng chưa được cấp lại.
Võ Thị Mai Khanh
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Chi phí khám chữa bệnh có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Quy trình đánh giá Đảng viên cuối năm 2024? Quy trình đánh giá xếp loại Đảng viên cuối năm 2024 thế nào?
- Khối lượng của loại vàng miếng SJC do cơ quan nào quyết định? Quy trình gia công vàng miếng SJC từ vàng của Ngân hàng Nhà nước?
- Mẫu phiếu lấy ý kiến đồng nghiệp trong tổ chuyên môn đối với giáo viên mầm non mới nhất? Tải về tại đâu?
- Mẫu biên bản thỏa thuận về việc góp vốn kinh doanh mua bất động sản, đất đai mới nhất? Tải về ở đâu?
- Hướng dẫn cách viết mẫu phiếu đánh giá xếp loại chất lượng công chức? Công chức được xếp loại chất lượng ở mức hoàn thành xuất sắc khi nào?