Mức thu phí cấp giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa (C/O) hiện nay là bao nhiêu? Tiền phí này được nộp vào đâu?
Mức thu phí cấp giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa (C/O) hiện nay là bao nhiêu?
Mức thu phí cấp giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa (C/O) được quy định tại Điều 4 Thông tư 36/2023/TT-BTC như sau:
Mức thu phí
Mức thu phí chứng nhận xuất xứ hàng hóa (C/O) được quy định như sau:
1. Trường hợp cấp giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa: 60.000 đồng/bộ C/O.
2. Trường hợp cấp lại giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa: 30.000 đồng/bộ C/O.
Theo đó, mức thu phí cấp giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa (C/O) là 60.000 đồng/bộ C/O.
Trường hợp cấp lại giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa thì lệ phí là 30.000 đồng/bộ C/O.
Mức thu phí cấp giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa (C/O) hiện nay là bao nhiêu? (Hình từ Internet)
Tiền thu phí cấp giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa được nộp vào đâu?
Căn cứ Điều 3 Thông tư 36/2023/TT-BTC quy định như sau:
Tổ chức thu phí
Tổ chức thu phí chứng nhận xuất xứ hàng hóa (C/O) là cơ quan, tổ chức có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa quy định tại điểm b khoản 2 Điều 1 Thông tư này, gồm: Bộ Công Thương và tổ chức khác được Bộ Công Thương ủy quyền cấp giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa.
Đồng thời, căn cứ Điều 6 Thông tư 36/2023/TT-BTC quy định về quản lý và sử dụng phí tại Bộ Công Thương:
Quản lý và sử dụng phí tại Bộ Công Thương
1. Tổ chức thu phí có trách nhiệm:
a) Nộp 100% tiền phí thu được vào ngân sách nhà nước (ngân sách trung ương). Nguồn chi phí trang trải cho hoạt động cung cấp dịch vụ, thu phí do ngân sách nhà nước (ngân sách trung ương) đảm bảo.
b) Hàng năm, lập dự toán kinh phí phục vụ hoạt động cung cấp dịch vụ, thu phí (bao gồm cả kinh phí ủy quyền cấp giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa) theo chế độ, định mức chi ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật.
2. Trường hợp tổ chức thu phí thuộc diện được khoán chi phí hoạt động từ nguồn thu phí theo quy định tại khoản 1 Điều 4 Nghị định số 120/2016/NĐ-CP ngày 23 tháng 8 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Phí và lệ phí được trích để lại 83% số tiền phí thu được để trang trải chi phí phục vụ cung cấp dịch vụ, thu phí theo quy định tại Điều 5 Nghị định số 120/2016/NĐ-CP và chi trả chi phí cho tổ chức được ủy quyền cấp giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa, thu phí theo quy định pháp luật; nộp 17% số tiền phí thu được vào ngân sách nhà nước (ngân sách trung ương) theo chương, tiểu mục của Mục lục ngân sách nhà nước.
Theo quy định trên thì phí cấp giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa (C/O) do Bộ Công Thương và tổ chức khác được Bộ Công Thương ủy quyền cấp giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa tổ chức thu.
Tiền thu phí cấp giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa sẽ được nộp 100% vào ngân sách nhà nước (ngân sách trung ương). Nguồn chi phí trang trải cho hoạt động cung cấp dịch vụ, thu phí do ngân sách nhà nước (ngân sách trung ương) đảm bảo.
Tuy nhiên, trong trường hợp tổ chức thu phí thuộc diện được khoán chi phí hoạt động từ nguồn thu phí thì được trích để lại 83% số tiền phí thu được để trang trải chi phí phục vụ cung cấp dịch vụ, thu phí và chi trả chi phí cho tổ chức được ủy quyền cấp giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa, thu phí theo quy định pháp luật; nộp 17% số tiền phí thu được vào ngân sách nhà nước (ngân sách trung ương).
Thương nhân đề nghị cấp giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa phải lưu trữ hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận trong bao lâu?
Thời hạn lưu trữ hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa được quy định tại khoản 3 Điều 30 Nghị định 31/2018/NĐ-CP như sau:
Lưu trữ hồ sơ
1. Cơ quan, tổ chức cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa lưu trữ hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa và các chứng từ liên quan tới việc cấp đó dưới dạng văn bản hoặc dạng điện tử trong thời hạn tối thiểu 5 năm kể từ ngày cấp.
2. Cơ quan hải quan lưu trữ hồ sơ liên quan đến xác định xuất xứ hàng hóa nhập khẩu dưới dạng văn bản hoặc dạng điện tử trong thời hạn tối thiểu 5 năm kể từ ngày đăng ký tờ khai hải quan.
3. Thương nhân đề nghị cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa lưu trữ hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa và các chứng từ liên quan đến việc đề nghị cấp đó dưới dạng văn bản trong thời hạn tối thiểu 5 năm kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa.
4. Thương nhân tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa lưu trữ hồ sơ, báo cáo và tài liệu để chứng minh hàng hóa tự khai báo xuất xứ đáp ứng các tiêu chí xuất xứ theo quy định và các chứng từ liên quan dưới dạng văn bản trong thời hạn tối thiểu 5 năm, kể từ ngày phát hành Chứng từ tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa và cung cấp cho cơ quan có thẩm quyền khi có yêu cầu.
...
Theo quy định trên thì thương nhân đề nghị cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa phải lưu trữ hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa và các chứng từ liên quan đến việc đề nghị cấp đó dưới dạng văn bản trong thời hạn tối thiểu 5 năm kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận.
Nguyễn Thị Hậu
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Doanh thu chưa thực hiện là gì? Hạch toán trường hợp bán hàng theo phương thức trả chậm, trả góp như thế nào?
- Bán hàng tận cửa là gì? Số ngày để người tiêu dùng cân nhắc việc thực hiện hợp đồng bán hàng tận cửa là mấy ngày?
- Người nộp thuế được xóa nợ tiền thuế trong trường hợp nào? Ai thực hiện việc lập hồ sơ xóa nợ tiền thuế?
- Khi nào thời hiệu xử lý kỷ luật lao động là 12 tháng? Áp dụng hình thức xử lý kỷ luật lao động khiển trách và kéo dài thời hạn nâng lương cùng lúc được không?
- Công trình xử lý chất thải là gì? Đất công trình xử lý chất thải là gì? Đất công trình xử lý chất thải thuộc nhóm đất nào?