Mức thu phí thẩm định chương trình nghệ thuật biểu diễn theo quy định hiện nay là bao nhiêu? Chương trình nào được miễn phí thẩm định?
- Mức thu phí thẩm định chương trình nghệ thuật biểu diễn theo quy định hiện nay là bao nhiêu?
- Chương trình nghệ thuật biểu diễn sau khi thẩm định không đủ điều kiện cấp giấy phép thì có được hoàn trả số phí thẩm định đã nộp không?
- Những chương trình nghệ thuật biểu diễn nào được miễn phí thẩm định?
- Chủ địa điểm tổ chức biểu diễn nghệ thuật có quyền, trách nhiệm gì?
Mức thu phí thẩm định chương trình nghệ thuật biểu diễn theo quy định hiện nay là bao nhiêu?
Mức thu phí thẩm định chương trình nghệ thuật biểu diễn được quy định tại khoản 1 Điều 4 Thông tư 288/2016/TT-BTC như sau:
Mức thu phí
1. Mức thu phí thẩm định chương trình nghệ thuật biểu diễn như sau:
...
Như vậy, tùy thuộc vào độ dài thời gian của một chương trình (vở diễn) biểu diễn nghệ thuật mà mức thu phí thẩm định được quy định cụ thể như sau:
- Chương trình có độ dài đến 50 phút: 1.500.000 đồng/chương trình, vở diễn.
- Chương trình có độ dài từ 51 đến 100 phút: 2.000.000 đồng/chương trình, vở diễn.
- Chương trình có độ dài từ 101 đến 150 phút: 3.000.000 đồng/chương trình, vở diễn.
- Chương trình có độ dài từ 151 đến 200 phút: 3.500.000 đồng/chương trình, vở diễn.
- Chương trình có độ dài từ 201 phút trở lên: 5.000.000 đồng/chương trình, vở diễn.
Mức thu phí thẩm định chương trình nghệ thuật biểu diễn theo quy định hiện nay là bao nhiêu? (Hình từ Internet)
Chương trình nghệ thuật biểu diễn sau khi thẩm định không đủ điều kiện cấp giấy phép thì có được hoàn trả số phí thẩm định đã nộp không?
Việc hoàn trả số phí thẩm định đã nộp được quy định tại khoản 3 Điều 4 Thông tư 288/2016/TT-BTC như sau:
Mức thu phí
...
2. Mức thu phí thẩm định nội dung chương trình trên băng, đĩa, phần mềm và trên vật liệu khác như sau:
a) Chương trình ca múa nhạc, sân khấu ghi trên băng đĩa:
- Đối với bản ghi âm: 200.000 đồng/1 block thứ nhất cộng (+) mức phí tăng thêm là 150.000 đồng cho mỗi block tiếp theo (Một block có độ dài thời gian là 15 phút).
- Đối với bản ghi hình: 300.000 đồng/1 block thứ nhất cộng (+) mức phí tăng thêm là 200.000 đồng cho mỗi block tiếp theo (Một block có độ dài thời gian là 15 phút).
b) Chương trình ghi trên đĩa nén, ổ cứng, phần mềm và các vật liệu khác:
- Đối với bản ghi âm:
+ Ghi dưới hoặc bằng 50 bài hát, bản nhạc: 2.000.000 đồng/chương trình;
+ Ghi trên 50 bài hát, bản nhạc: 2.000.000 đồng/chương trình cộng (+) mức phí tăng thêm là 50.000 đồng/bài hát, bản nhạc. Tổng mức phí không quá 7.000.000 đồng/chương trình.
- Đối với bản ghi hình:
+ Ghi dưới hoặc bằng 50 bài hát, bản nhạc: 2.500.000 đồng/chương trình;
+ Ghi trên 50 bài hát, bản nhạc: 2.500.000 đồng/chương trình cộng (+) mức phí tăng thêm là 75.000 đồng/bài hát, bản nhạc. Tổng mức phí không quá 9.000.000 đồng/chương trình.
3. Chương trình trên băng, đĩa, phần mềm và trên vật liệu khác; chương trình nghệ thuật biểu diễn sau khi thẩm định không đủ điều kiện cấp giấy phép thì không được hoàn trả số phí thẩm định đã nộp.
Như vậy, theo quy định, trường hợp chương trình nghệ thuật biểu diễn sau khi thẩm định không đủ điều kiện cấp giấy phép thì không được hoàn trả số phí thẩm định đã nộp.
Những chương trình nghệ thuật biểu diễn nào được miễn phí thẩm định?
Trường hợp miễn phí thẩm định chương trình nghệ thuật biểu diễn được quy định tại Điều 5 Thông tư 288/2016/TT-BTC như sau:
Trường hợp miễn phí
Miễn phí thẩm định chương trình nghệ thuật biểu diễn đối với chương trình phục vụ nhiệm vụ chính trị, đối ngoại cấp quốc gia.
Chương trình phục vụ nhiệm vụ chính trị, đối ngoại cấp quốc gia theo quy định tại Thông tư này bao gồm: các hoạt động biểu diễn nghệ thuật nhân kỷ niệm ngày thiết lập quan hệ ngoại giao với các nước, kỷ niệm ngày quốc khánh các nước tại Việt Nam; tổ chức nhân chuyến thăm của lãnh đạo cấp cao các nước đến Việt Nam; kỷ niệm ngày sinh nhật của một số lãnh tụ các nước tại Việt Nam hoặc nhân kỷ niệm sự kiện đặc biệt của nước ngoài được tổ chức tại Việt Nam.
Như vậy, theo quy định, chương trình nghệ thuật biểu diễn được miễn phí thẩm định là những chương trình phục vụ nhiệm vụ chính trị, đối ngoại cấp quốc gia, bao gồm:
(1) Các hoạt động biểu diễn nghệ thuật nhân kỷ niệm ngày thiết lập quan hệ ngoại giao với các nước, kỷ niệm ngày quốc khánh các nước tại Việt Nam;
(2) Các hoạt động biểu diễn nghệ thuật được tổ chức nhân chuyến thăm của lãnh đạo cấp cao các nước đến Việt Nam;
(3) Các hoạt động biểu diễn nghệ thuật kỷ niệm ngày sinh nhật của một số lãnh tụ các nước tại Việt Nam hoặc nhân kỷ niệm sự kiện đặc biệt của nước ngoài được tổ chức tại Việt Nam.
Chủ địa điểm tổ chức biểu diễn nghệ thuật có quyền, trách nhiệm gì?
Quyền, trách nhiệm của chủ địa điểm tổ chức biểu diễn nghệ thuật được quy định tại Điều 6 Nghị định 144/2020/NĐ-CP như sau:
Quyền, trách nhiệm của chủ địa điểm tổ chức biểu diễn nghệ thuật
1. Chủ địa điểm tổ chức biểu diễn nghệ thuật có quyền:
a) Khai thác, sử dụng địa điểm theo quy định của pháp luật;
b) Thụ hưởng các lợi ích hợp pháp từ việc khai thác, sử dụng địa điểm.
2. Chủ địa điểm tổ chức biểu diễn nghệ thuật chịu trách nhiệm:
a) Tuân thủ quy định về hoạt động kinh doanh, điều kiện an ninh, trật tự, an toàn xã hội, phòng, chống cháy nổ, môi trường và các quy định khác của pháp luật liên quan;
b) Dừng hoặc thay đổi thời gian, quy mô hoạt động biểu diễn nghệ thuật theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Như vậy, theo quy định, chủ địa điểm tổ chức biểu diễn nghệ thuật có các quyền, trách nhiệm sau đây:
(1) Chủ địa điểm tổ chức biểu diễn nghệ thuật có quyền:
- Khai thác, sử dụng địa điểm theo quy định của pháp luật;
- Thụ hưởng các lợi ích hợp pháp từ việc khai thác, sử dụng địa điểm.
(2) Chủ địa điểm tổ chức biểu diễn nghệ thuật chịu trách nhiệm:
- Tuân thủ quy định về hoạt động kinh doanh, điều kiện an ninh, trật tự, an toàn xã hội, phòng, chống cháy nổ, môi trường và các quy định khác của pháp luật liên quan;
- Dừng hoặc thay đổi thời gian, quy mô hoạt động biểu diễn nghệ thuật theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Nguyễn Thị Hậu
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Nghệ thuật biểu diễn có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Chi phí lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư có sử dụng đất là bao nhiêu theo quy định mới?
- Giá kê khai là gì? Có bắt buộc phải kê khai giá đối với hàng hóa, dịch vụ thuộc danh mục bình ổn giá không?
- Có phải đăng ký biến động quyền sử dụng đất khi người sử dụng đất thế chấp quyền sử dụng đất không?
- Người điều khiển ô tô có được dừng xe song song với xe khác không? Nếu không được thì có bị phạt không? Phạt bao nhiêu?
- Kết chuyển lãi lỗ đầu năm là gì? Tài khoản 421 – Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối Thông tư 200 phản ánh nội dung gì?