Mức trần tiền ký quỹ đối với người đi xuất khẩu lao động ở Hàn Quốc ra sao? Tiền ký quỹ của người lao động thực hiện ký quỹ khi nào?
Mức trần tiền ký quỹ đối với người đi xuất khẩu lao động ở Hàn Quốc ra sao?
Căn cứ tại Điều 29 Nghị định 112/2021/NĐ-CP quy định như sau:
Mức trần tiền ký quỹ của người lao động
Doanh nghiệp dịch vụ và người lao động thỏa thuận về ngân hàng nhận ký quỹ, việc ký quỹ, trong đó tiền ký quỹ không vượt quá mức trần quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định này và phải được ghi rõ trong Hợp đồng đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài.
Theo đó, ở đây là tiền ký quỹ của người lao động đối với doanh nghiệp dịch vụ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài. Có mức trần ký quỹ cụ thể.
Tại Điều 1 và Điều 2 Quyết định 12/2020/QĐ-TTg quy định như sau:
Phạm vi điều chỉnh
Quyết định này quy định về thực hiện thí điểm ký quỹ, hỗ trợ vay để ký quỹ đối với người lao động đi làm việc tại Hàn Quốc theo Chương trình cấp phép việc làm cho lao động nước ngoài của Hàn Quốc (sau đây gọi là Chương trình EPS), hoàn trả tiền ký quỹ, xử lý tiền ký quỹ, quản lý và sử dụng tiền ký quỹ sau khi chuyển vào ngân sách nhà nước.
Đối tượng áp dụng
1. Người lao động đi làm việc tại Hàn Quốc theo Chương trình EPS.
2. Trung tâm Lao động ngoài nước thuộc Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.
3. Ngân hàng Chính sách xã hội.
4. Các cơ quan, tổ chức, cá nhân khác có liên quan đến việc người lao động đi làm việc tại Hàn Quốc theo Chương trình EPS.
Như vậy ký quỹ đối với người lao động đi làm việc tại Hàn Quốc theo Chương trình cấp phép việc làm cho lao động nước ngoài của Hàn Quốc. Người lao động thực hiện ký quỹ tại Ngân hàng Chính sách xã hội trên địa bàn nơi người lao động đăng ký thường trú.
Theo đó, 02 đối tượng áp dụng của 02 văn bản là khác nhau. Do đó, người lao động thuộc thuộc đối tượng nào thì thực hiện theo quy định tương ứng, không thay thế cho nhau.
Đồng thời tại Quyết định 12/2020/QĐ-TTg cũng nêu rõ nếu người lao động thuộc đối tượng được vay vốn tại Ngân hàng Chính sách xã hội để đi làm việc ở nước ngoài có nhu cầu vay vốn được vay đến 100.000.000 đồng tại Ngân hàng Chính sách xã hội để ký quỹ mà không phải thực hiện bảo đảm tiền vay.
Tải về mẫu giấy xác nhận nộp tiền ký quỹ mới nhất 2023: Tại Đây
Người lao động
Tiền ký quỹ của người lao động thực hiện ký quỹ khi nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 30 Nghị định 112/2021/NĐ-CP quy định như sau:
Thực hiện ký quỹ
1. Người lao động, doanh nghiệp dịch vụ và ngân hàng nhận ký quỹ thỏa thuận ký kết hợp đồng ký quỹ để thực hiện nghĩa vụ trong Hợp đồng đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài, bao gồm các nội dung sau: tên, số căn cước công dân/hộ chiếu và địa chỉ của người lao động; tên, địa chỉ, người đại diện hợp pháp của ngân hàng nhận ký quỹ; tên, mã số, địa chỉ, người đại diện hợp pháp của doanh nghiệp; số tiền ký quỹ; mục đích ký quỹ; lãi suất tiền gửi ký quỹ; hình thức trả lãi tiền ký quỹ; sử dụng tiền ký quỹ; rút tiền ký quỹ; tất toán tài khoản ký quỹ; trách nhiệm của các bên liên quan và các nội dung khác phù hợp với quy định của pháp luật.
2. Việc ký quỹ chỉ được thực hiện sau khi doanh nghiệp dịch vụ và người lao động ký Hợp đồng đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài và người lao động đã được phía nước ngoài chấp nhận vào làm việc hoặc cấp thị thực nhập cảnh nước hoặc vùng lãnh thổ làm việc.
Theo đó, việc ký quỹ chỉ được thực hiện sau khi doanh nghiệp dịch vụ và người lao động ký Hợp đồng đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài và người lao động đã được phía nước ngoài chấp nhận vào làm việc hoặc cấp thị thực nhập cảnh nước hoặc vùng lãnh thổ làm việc.
Hoàn trả tiền ký quỹ của người lao động trong trường hợp nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 32 Nghị định 112/2021/NĐ-CP quy định như sau:
Hoàn trả tiền ký quỹ
1. Các trường hợp hoàn trả tiền ký quỹ của người lao động
a) Người lao động hoàn thành hợp đồng hoặc chấm dứt Hợp đồng đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài trước thời hạn nhưng không gây thiệt hại cho doanh nghiệp; người lao động đơn phương chấm dứt Hợp đồng đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo quy định tại điểm đ khoản 1 Điều 6 của Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng;
b) Người lao động đã nộp tiền ký quỹ nhưng doanh nghiệp không đưa được người lao động đi làm việc ở nước ngoài trong thời hạn đã cam kết hoặc quá thời hạn chờ xuất cảnh và người lao động không còn nhu cầu đi làm việc ở nước ngoài;
c) Các trường hợp người lao động không gây thiệt hại cho doanh nghiệp;
d) Tiền ký quỹ của người lao động còn lại sau khi đã bù đắp thiệt hại phát sinh đối với doanh nghiệp do lỗi của người lao động gây ra theo Hợp đồng đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài.
2. Thủ tục hoàn trả tiền ký quỹ của người lao động
a) Trong trường hợp nêu tại điểm a, b và c khoản 1 Điều này, căn cứ văn bản thanh lý Hợp đồng đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài, ngân hàng nhận ký quỹ hoàn trả tiền ký quỹ (bao gồm cả gốc và lãi) cho người lao động hoặc người được người lao động ủy quyền;
b) Trường hợp nêu tại điểm d khoản 1 Điều này, ngân hàng nhận ký quỹ hoàn trả tiền ký quỹ cho người lao động (bao gồm cả gốc và lãi) căn cứ vào văn bản thanh lý Hợp đồng đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài hoặc căn cứ vào quyết định giải quyết khiếu nại có hiệu lực pháp luật hoặc theo văn bản hòa giải thành hoặc quyết định đã có hiệu lực thi hành của Tòa án.
3. Trường hợp doanh nghiệp dịch vụ không làm thủ tục để người lao động nhận lại tiền ký quỹ theo quy định hoặc không đạt được thỏa thuận với người lao động theo quy định tại khoản 2 Điều 31 Nghị định này thì người lao động có quyền kiến nghị bằng văn bản đến Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội để được giải quyết theo trình tự, thủ tục giải quyết khiếu nại hoặc khởi kiện theo quy định của pháp luật.
4. Trong trường hợp doanh nghiệp chuyển giao quyền, nghĩa vụ cho doanh nghiệp có Giấy phép khác theo quy định tại khoản 3 Điều 28 hoặc điểm a khoản 3 Điều 29 của Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng, trách nhiệm thanh lý Hợp đồng đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài để người lao động được hoàn trả tiền ký quỹ thuộc về doanh nghiệp tiếp nhận.
5. Trong trường hợp doanh nghiệp phá sản bàn giao hồ sơ cho Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội theo quy định tại điểm b khoản 3 Điều 29 của Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội có văn bản gửi ngân hàng nhận ký quỹ về việc hoàn trả tiền ký quỹ cho người lao động.
Như vậy, trên đây là quy định có liên quan đến tiền ký quỹ cho người lao động gửi đến bạn tham khảo thêm.
Lê Đình Khôi
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Tiền ký quỹ có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Anh em họ hàng xa có yêu nhau được không? Anh em họ hàng xa yêu nhau có vi phạm pháp luật không?
- Tốc độ tối đa của xe cơ giới khi tham gia giao thông trên đường bộ (trừ đường cao tốc) từ 2025 là bao nhiêu?
- Đất xây dựng cơ sở ngoại giao là đất gì? Có phải chuyển sang thuê đất khi sử dụng đất xây dựng cơ sở ngoại giao kết hợp với mục đích thương mại?
- Ngày truyền thống của Cựu chiến binh 6 12 là ngày để tôn vinh, biểu dương sự cống hiến to lớn của Cựu chiến binh đúng không?
- Quy trình, thủ tục cấp Quyết định phát hành trò chơi điện tử G1 trên mạng từ ngày 25/12/2024 thực hiện như thế nào?