Mức xử phạt đối với việc kinh doanh hàng hoá không rõ nguồn gốc xuất xứ là bao nhiêu? Kinh doanh dịch vụ cầm đồ nhưng không có giấy phép kinh doanh bị xử phạt vi phạm hành chính như thế nào?
Hàng hóa không rõ nguồn gốc, xuất xứ là gì?
Căn cứ khoản 13 Điều 3 Nghị định 98/2020/NĐ-CP quy định như sau:
"13. “Hàng hóa không rõ nguồn gốc, xuất xứ” là hàng hóa lưu thông trên thị trường không có căn cứ xác định được nguồn gốc nơi sản xuất hoặc xuất xứ của hàng hóa. Căn cứ xác định nguồn gốc nơi sản xuất hoặc xuất xứ của hàng hóa bao gồm thông tin được thể hiện trên nhãn hàng hóa, bao bì hàng hóa, tài liệu kèm theo hàng hóa; chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa, hợp đồng, hoá đơn mua bán, tờ khai hải quan, giấy tờ khác chứng minh quyền sở hữu hợp pháp đối với hàng hóa và giao dịch dân sự giữa tổ chức, cá nhân sản xuất hàng hóa với bên có liên quan theo quy định của pháp luật."
Như vậy, hàng hóa không rõ nguồn gốc, xuất xứ là hàng hóa lưu thông trên thị trường mà không có căn cứ xác định được nguồn gốc nơi sản xuất hoặc xuất xứ của hàng hóa.
Mức xử phạt đối với việc kinh doanh hàng hoá không rõ nguồn gốc xuất xứ là bao nhiêu?
Mức xử phạt đối với việc kinh doanh hàng hoá không rõ nguồn gốc xuất xứ là bao nhiêu?
(1) Căn cứ khoản 2 Điều 3 Thông tư 05/2019/TT-BKHCN quy định như sau:
- Các loại bao bì sau đây phải có hồ sơ, tài liệu kèm theo thể hiện đầy đủ các nội dung bắt buộc bằng tiếng Việt theo quy định tại Nghị định số 43/2017/NĐ-CP và các văn bản pháp luật khác có liên quan để thay thế cho nhãn hàng hóa: thùng đựng hàng (container), hầm tàu chứa hàng, xi téc vận chuyển hàng hóa dạng rời, dạng lỏng, dạng khí không có bao bì.
Ví dụ: hàng hóa là thủy sản: thùng đựng hàng (container), (bao gồm cả trường hợp hàng hóa bên trong là nguyên liệu thủy sản có một hoặc nhiều loài dạng rời, hoặc đóng khối (block) trần đồng nhất hoặc không đồng nhất), hầm tàu chứa hàng hóa dạng rời chỉ có một loài hoặc lẫn lộn nhiều loài, xi téc vận chuyển hàng hóa dạng rời, dạng lỏng không có bao bì;
Trường hợp này hàng hóa không cần dán nhãn/ghi nhãn hàng hóa nhưng phải có hồ sơ, tài liệu kèm theo thể hiện đầy đủ các nội dung bắt buộc bằng tiếng Việt theo quy định tại Nghị định số 43/2017/NĐ-CP và các quy định pháp luật liên quan;
Trường hợp hồ sơ tài liệu kèm theo bằng ngôn ngữ khác tiếng Việt thì doanh nghiệp nhập khẩu có bản dịch ra tiếng Việt kèm theo.
Như vậy, lô hàng điện thoại của bạn không thuộc các trường hợp không cần dán nhãn/ghi nhãn hàng hóa. Do đó khi kinh doanh bắt buộc phải có nhãn hàng hóa, nhãn gốc để thể hiện nguồn gốc xuất xứ sản phẩm.
(2) Căn cứ khoản 52 Điều 2 Nghị định 126/2021/NĐ-CP quy định như sau:
- Mức phạt tiền đối với hành vi kinh doanh hàng hóa theo quy định phải có nhãn hàng hóa mà không có nhãn hàng hóa; không có nhãn gốc hoặc có nhãn gốc nhưng ghi không đủ hoặc ghi không đúng các nội dung bắt buộc trên nhãn hàng hóa, hoặc bị thay đổi được quy định như sau:
+ Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị đến dưới 5.000.000 đồng;
+ Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ 5.000.000 đồng đến dưới 10.000.000 đồng;
+ Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ 10.000.000 đồng đến dưới 20.000.000 đồng;
+ Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ 20.000.000 đồng đến dưới 30.000.000 đồng;
+ Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ 30.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng;
+ Phạt tiền từ 25.000.000 đồng đến 35.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ 50.000.000 đồng đến dưới 70.000.000 đồng;
+ Phạt tiền từ 35.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ 70.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng;
+ Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị 100.000.000 đồng trở lên;
+ Phạt tiền gấp 02 lần mức tiền phạt quy định tại các điểm a, b, c, d, đ, e, g và h khoản này trong trường hợp hàng hóa vi phạm là: lương thực, thực phẩm, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm, chất bảo quản thực phẩm, thực phẩm chức năng.
Như vậy, trong trường hợp kinh doanh hàng hoá không rõ nguồn gốc xuất xứ sẽ bị phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng tùy vào tổng giá trị của hàng hóa bạn vi phạm là bao nhiêu.
Kinh doanh dịch vụ cầm đồ nhưng không có giấy phép bị xử phạt vi phạm hành chính như thế nào?
(1) Căn cứ phụ lục IV danh mục ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện ban hành kèm theo Luật Đầu tư 2020 thì kinh doanh dịch vụ cầm đồ là một trong những ngành, nghề kinh doanh có điều kiện
(2) Quy định về việc xử phạt đối với hành vi kinh doanh dịch vụ cầm đồ nhưng không có giấy phép như sau:
Căn cứ khoản 3 Điều 6 Nghị định 98/2020/NĐ-CP quy định như sau:
- Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
+ Kinh doanh hàng hóa, dịch vụ thuộc ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện mà không có giấy phép kinh doanh theo quy định;
+ Kinh doanh hàng hóa, dịch vụ thuộc ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện khi giấy phép kinh doanh được cấp đã hết hiệu lực;
+ Kinh doanh hàng hóa, dịch vụ thuộc ngành nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện nhưng không đáp ứng điều kiện đầu tư kinh doanh theo quy định trong quá trình hoạt động kinh doanh;
+ Sử dụng giấy phép kinh doanh của thương nhân khác để kinh doanh.
Như vậy, trong trường hợp bạn kinh doanh dịch vụ cầm đồ nhưng không có giấy phép kinh doanh theo quy đinh pháp luật sẽ bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng.
Lê Thị Trúc Linh
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Hàng hóa không rõ nguồn gốc có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Quy trình đánh giá Đảng viên cuối năm 2024? Quy trình đánh giá xếp loại Đảng viên cuối năm 2024 thế nào?
- Khối lượng của loại vàng miếng SJC do cơ quan nào quyết định? Quy trình gia công vàng miếng SJC từ vàng của Ngân hàng Nhà nước?
- Mẫu phiếu lấy ý kiến đồng nghiệp trong tổ chuyên môn đối với giáo viên mầm non mới nhất? Tải về tại đâu?
- Mẫu biên bản thỏa thuận về việc góp vốn kinh doanh mua bất động sản, đất đai mới nhất? Tải về ở đâu?
- Hướng dẫn cách viết mẫu phiếu đánh giá xếp loại chất lượng công chức? Công chức được xếp loại chất lượng ở mức hoàn thành xuất sắc khi nào?