Mức xử phạt vi phạm hành chính tối đa trong lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp có thể lên đến 150.000.000 đồng?
- Đối tượng áp dụng đã được quy định cụ thể tại nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp?
- Nghị định mới quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp, đã bổ sung các hình thức xử phạt mới nào?
- Mức xử phạt hành chính trong lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp có thể lên đến 150.000.000 đồng?
Đối tượng áp dụng đã được quy định cụ thể tại nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp?
Căn cứ Điều 2 Nghị định 88/2022/NĐ-CP quy định về đối tượng áp dụng quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp như sau:
Đối tượng áp dụng
1. Cá nhân, tổ chức Việt Nam; cá nhân, tổ chức nước ngoài (sau đây gọi là cá nhân, tổ chức) quy định tại các khoản 2, 3, 4 và 5 Điều này thực hiện hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp theo quy định tại Nghị định này.
2. Tổ chức bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định tại Nghị định này là pháp nhân theo quy định của pháp luật dân sự hoặc các tổ chức khác được thành lập theo quy định của pháp luật, bao gồm:
a) Trường cao đẳng, trường trung cấp, trung tâm giáo dục nghề nghiệp (sau đây gọi là cơ sở giáo dục nghề nghiệp);
b) Trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên;
c) Văn phòng đại diện của tổ chức, cơ sở giáo dục nghề nghiệp nước ngoài tại Việt Nam;
d) Cơ sở giáo dục đại học được cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp để tổ chức đào tạo trình độ cao đẳng, trình độ trung cấp các ngành, nghề chuyên môn đặc thù hoặc thuộc các dự án đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chủ trương đầu tư (sau đây gọi là cơ sở giáo dục đại học đào tạo chuyên môn đặc thù);
đ) Trường cao đẳng sư phạm, trường trung cấp sư phạm có đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp các ngành, nghề đào tạo thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội;
e) Trường của cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, lực lượng vũ trang nhân dân tổ chức hoạt động giáo dục nghề nghiệp;
g) Doanh nghiệp tổ chức hoạt động giáo dục nghề nghiệp (sau đây gọi là doanh nghiệp);
h) Trung tâm dịch vụ việc làm tổ chức hoạt động giáo dục nghề nghiệp;
i) Tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục nghề nghiệp;
k) Tổ chức đánh giá, cấp chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia;
l) Cơ sở thực hiện bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm giáo dục nghề nghiệp thuộc trách nhiệm quản lý nhà nước của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội;
m) Cơ sở đào tạo, nghiên cứu được giao nhiệm vụ tổ chức bồi dưỡng tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành giáo dục nghề nghiệp thuộc trách nhiệm quản lý nhà nước của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội;
n) Tổ chức kinh doanh dịch vụ tư vấn du học, hoạt động đưa công dân Việt Nam ra nước ngoài học tập, giảng dạy, nghiên cứu khoa học và trao đổi học thuật thuộc các trình độ đào tạo trong giáo dục nghề nghiệp (trừ trung cấp sư phạm, cao đẳng sư phạm);
o) Tổ chức khác có tham gia hoạt động giáo dục nghề nghiệp, liên kết đào tạo các trình độ giáo dục nghề nghiệp.
3. Phân hiệu của trường cao đẳng, trường trung cấp; chi nhánh, văn phòng đại diện của pháp nhân, tổ chức.
4. Hộ kinh doanh, hộ gia đình có mở lớp đào tạo nghề.
5. Cá nhân tham gia hoạt động giáo dục nghề nghiệp, kiểm định chất lượng giáo dục nghề nghiệp, đánh giá kỹ năng nghề quốc gia; cá nhân không phải là cán bộ, công chức, viên chức ra nước ngoài học tập, giảng dạy, nghiên cứu khoa học và trao đổi học thuật thuộc các trình độ đào tạo trong giáo dục nghề nghiệp.
6. Người có thẩm quyền lập biên bản, xử phạt vi phạm hành chính và cá nhân, tổ chức khác có liên quan đến hoạt động xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp theo quy định tại Nghị định này.
Theo đó, so với quy định trước đây tại Nghị định 79/2015/NĐ-CP, Đối tượng áp dụng tại Nghị định mới thay thế có sự cụ thể hơn, chỉ rõ từng nhóm chủ thể thuộc phạm vi áp dụng của nghị định xử phạt mới này.
Mức xử phạt vi phạm hành chính tối đa trong lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp có thể lên đến 150.000.000 đồng? (Hình từ Internet)
Nghị định mới quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp, đã bổ sung các hình thức xử phạt mới nào?
Căn cứ khoản 1 và khoản 2 Điều 3 Nghị định 88/2022/NĐ-CP quy định về các hình thức xử phạt bao gồm:
- Hình thức xử phạt chính:
+ Cảnh cáo;
+ Phạt tiền.;
- Hình thức xử phạt bổ sung:
+ Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính;
+ Trục xuất;
+ Đình chỉ hoạt động có thời hạn;
+ Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề;
Theo đó, quy định mới đã bổ sung hình thức xử phạt bổ sung là trục xuất đối với cá nhân là người nước ngoài có hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp tại Việt Nam.
Mức xử phạt hành chính trong lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp có thể lên đến 150.000.000 đồng?
Căn cứ quy định tại khoản 3 Điều 3 Nghị định 88/2022/NĐ-CP có nội dung như sau:
Hình thức xử phạt, mức phạt tiền, thẩm quyền xử phạt và nguyên tắc áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính nhiều lần; trách nhiệm của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp, thủ trưởng cơ quan, đơn vị có thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp; biện pháp đình chỉ hoạt động quy định tại khoản 1 Điều 20 Luật Giáo dục nghề nghiệp và các Nghị định trong lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp
...
3. Mức phạt tiền trong lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp
a) Mức phạt tiền tối đa trong lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp đối với cá nhân là 75.000.000 đồng, đối với tổ chức là 150.000.000 đồng;
b) Mức phạt tiền đối với mỗi hành vi vi phạm hành chính quy định tại Chương II của Nghị định này là mức phạt đối với tổ chức, trừ quy định tại khoản 4 và khoản 5 Điều 11, khoản 1 và khoản 2 Điều 16, các khoản 1, 2 và 3 Điều 21, điểm a khoản 3 Điều 22, khoản 1 Điều 23, khoản 1 Điều 27, điểm b khoản 1 Điều 30, khoản 1 Điều 34, khoản 1 Điều 35, khoản 1 Điều 36 của Nghị định này là mức phạt đối với cá nhân;
c) Đối với cùng một hành vi vi phạm hành chính thì mức phạt tiền đối với cá nhân bằng 1/2 mức phạt tiền đối với tổ chức;
d) Hộ kinh doanh, hộ gia đình có mở lớp đào tạo nghề vi phạm các quy định của Nghị định này bị áp dụng mức phạt tiền như đối với cá nhân.
Theo đó, cá nhân có hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp có thể bị phạt đến 75 triệu đồng, đối với tổ chức là 150 triệu đồng.
Nghị định 88/2022/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 12/12/2022.
Trần Thị Nguyệt Mai
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Giáo dục nghề nghiệp có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Người lao động có phải nộp bản chính bằng đại học cho công ty khi ký hợp đồng lao động hay không?
- Chi phí lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư có sử dụng đất là bao nhiêu theo quy định mới?
- Giá kê khai là gì? Có bắt buộc phải kê khai giá đối với hàng hóa, dịch vụ thuộc danh mục bình ổn giá không?
- Có phải đăng ký biến động quyền sử dụng đất khi người sử dụng đất thế chấp quyền sử dụng đất không?
- Người điều khiển ô tô có được dừng xe song song với xe khác không? Nếu không được thì có bị phạt không? Phạt bao nhiêu?