Muốn trở thành phó hiệu trưởng trường trung cấp công lập cần phải đảm bảo những tiêu chuẩn nào? Phó hiệu trưởng trường trung cấp công lập có nhiệm kỳ bao nhiêu năm?
- Muốn trở thành phó hiệu trưởng trường trung cấp công lập cần phải đảm bảo những tiêu chuẩn nào?
- Phó hiệu trưởng trường trung cấp công lập có những nhiệm vụ và quyền hạn gì?
- Phó hiệu trưởng trường trung cấp công lập có nhiệm kỳ bao nhiêu năm?
- Quy chế tổ chức, hoạt động của trường trung cấp công lập được quy định ra sao?
Muốn trở thành phó hiệu trưởng trường trung cấp công lập cần phải đảm bảo những tiêu chuẩn nào?
Căn cứ khoản 2 Điều 20 Thông tư 14/2021/TT-BLĐTBXH quy định phó hiệu trưởng trường trung cấp công lập như sau:
Phó hiệu trưởng trường trung cấp
1. Phó hiệu trưởng trường trung cấp là người giúp hiệu trưởng trong việc quản lý, điều hành các hoạt động của nhà trường.
2. Phó hiệu trưởng trường trung cấp phải bảo đảm các tiêu chuẩn sau đây:
a) Có phẩm chất, đạo đức tốt;
b) Có ít nhất 03 năm làm công tác giảng dạy hoặc tham gia quản lý giáo dục nghề nghiệp và có năng lực quản lý;
c) Có bằng tốt nghiệp đại học trở lên;
d) Có đủ sức khỏe;
đ) Phó hiệu trưởng trường trung cấp công lập bảo đảm tiêu chuẩn, điều kiện bổ nhiệm viên chức lãnh đạo, quản lý theo quy định của pháp luật về viên chức;
e) Phó hiệu trưởng phụ trách đào tạo thì tiêu chuẩn bổ nhiệm, công nhận như tiêu chuẩn đối với hiệu trưởng.
...
Theo đó, phó hiệu trưởng trường trung cấp công lập là người giúp hiệu trưởng trong việc quản lý, điều hành các hoạt động của nhà trường.
Đối chiếu quy định trên, như vậy, muốn trở thành phó hiệu trưởng trường trung cấp công lập cần phải đảm bảo những tiêu chuẩn sau đây:
- Có phẩm chất, đạo đức tốt;
- Có ít nhất 03 năm làm công tác giảng dạy hoặc tham gia quản lý giáo dục nghề nghiệp và có năng lực quản lý;
- Có bằng tốt nghiệp đại học trở lên;
- Có đủ sức khỏe;
- Phó hiệu trưởng trường trung cấp công lập bảo đảm tiêu chuẩn, điều kiện bổ nhiệm viên chức lãnh đạo, quản lý theo quy định của pháp luật về viên chức;
- Phó hiệu trưởng phụ trách đào tạo thì tiêu chuẩn bổ nhiệm, công nhận như tiêu chuẩn đối với hiệu trưởng.
Phó hiệu trưởng trường trung cấp công lập (Hình từ Internet)
Phó hiệu trưởng trường trung cấp công lập có những nhiệm vụ và quyền hạn gì?
Theo khoản 3 Điều 20 Thông tư 14/2021/TT-BLĐTBXH quy định phó hiệu trưởng trường trung cấp như sau:
Phó hiệu trưởng trường trung cấp
...
3. Nhiệm vụ và quyền hạn của phó hiệu trưởng:
a) Trực tiếp phụ trách lĩnh vực công tác theo sự phân công của hiệu trưởng và giải quyết các công việc khác do hiệu trưởng giao;
b) Khi giải quyết công việc được hiệu trưởng giao hoặc ủy quyền, phó hiệu trưởng được thay mặt hiệu trưởng giải quyết và chịu trách nhiệm trước hiệu trưởng, trước pháp luật về kết quả công việc được giao hoặc ủy quyền; có trách nhiệm báo cáo với hiệu trưởng về tình hình thực hiện công việc được giao.
Như vậy, phó hiệu trưởng trường trung cấp công lập có những nhiệm vụ và quyền hạn sau đây:
- Trực tiếp phụ trách lĩnh vực công tác theo sự phân công của hiệu trưởng và giải quyết các công việc khác do hiệu trưởng giao;
- Khi giải quyết công việc được hiệu trưởng giao hoặc ủy quyền, phó hiệu trưởng được thay mặt hiệu trưởng giải quyết và chịu trách nhiệm trước hiệu trưởng, trước pháp luật về kết quả công việc được giao hoặc ủy quyền; có trách nhiệm báo cáo với hiệu trưởng về tình hình thực hiện công việc được giao.
Phó hiệu trưởng trường trung cấp công lập có nhiệm kỳ bao nhiêu năm?
Căn cứ khoản 4 Điều 20 Thông tư 14/2021/TT-BLĐTBXH quy định như sau:
Phó hiệu trưởng trường trung cấp
...
4. Nhiệm kỳ của phó hiệu trưởng là 05 năm.
5. Hồ sơ, trình tự, thủ tục bổ nhiệm, công nhận, thôi giữ chức vụ, miễn nhiệm phó hiệu trưởng:
a) Hồ sơ, trình tự, thủ tục bổ nhiệm, thôi giữ chức vụ, miễn nhiệm phó hiệu trưởng trường trung cấp công lập thực hiện theo quy định của pháp luật về viên chức;
b) Hồ sơ, trình tự, thủ tục bổ nhiệm, miễn nhiệm phó hiệu trưởng trường trung cấp tư thục được quy định cụ thể trong quy chế tổ chức, hoạt động của trường. Chủ tịch hội đồng quản trị có thẩm quyền bổ nhiệm, miễn nhiệm phó hiệu trưởng trường trung cấp tư thục.
Theo đó, phó hiệu trưởng trường trung cấp công lập có nhiệm kỳ là 05 năm.
Quy chế tổ chức, hoạt động của trường trung cấp công lập được quy định ra sao?
Căn cứ Điều 7 Thông tư 14/2021/TT-BLĐTBXH quy định như sau:
Quy chế tổ chức, hoạt động của trường trung cấp
1. Quy chế tổ chức, hoạt động của trường trung cấp do hiệu trưởng ban hành theo quyết nghị của hội đồng trường đối với trường trung cấp công lập hoặc theo quyết nghị của hội đồng quản trị đối với trường trung cấp tư thục trên cơ sở cụ thể hóa các quy định tại Thông tư này, phù hợp với đặc thù của nhà trường, không trái với quy định của pháp luật có liên quan.
Trường trung cấp thuộc lực lượng vũ trang nhân dân áp dụng theo quy định tại khoản này và quy định đối với đơn vị thuộc lực lượng vũ trang nhân dân.
2. Quy chế tổ chức, hoạt động của trường trung cấp gồm những nội dung chủ yếu sau đây:
a) Tên trường, tên viết tắt (nếu có);
b) Sứ mạng;
c) Mục tiêu;
d) Nhiệm vụ, quyền hạn của trường;
đ) Tổ chức các hoạt động đào tạo, nghiên cứu khoa học, công nghệ và dịch vụ sản xuất, hợp tác quốc tế;
...
Theo đó, quy chế tổ chức, hoạt động của trường trung cấp công lập được quy định như trên.
Lê Thanh Ngân
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Trường trung cấp công lập có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Quy trình đánh giá Đảng viên cuối năm 2024? Quy trình đánh giá xếp loại Đảng viên cuối năm 2024 thế nào?
- Khối lượng của loại vàng miếng SJC do cơ quan nào quyết định? Quy trình gia công vàng miếng SJC từ vàng của Ngân hàng Nhà nước?
- Mẫu phiếu lấy ý kiến đồng nghiệp trong tổ chuyên môn đối với giáo viên mầm non mới nhất? Tải về tại đâu?
- Mẫu biên bản thỏa thuận về việc góp vốn kinh doanh mua bất động sản, đất đai mới nhất? Tải về ở đâu?
- Hướng dẫn cách viết mẫu phiếu đánh giá xếp loại chất lượng công chức? Công chức được xếp loại chất lượng ở mức hoàn thành xuất sắc khi nào?