Hiện nay, hồ sơ đề nghị thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường cần những gì? Việc thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường được thực hiện như thế nào?
Hồ sơ để đề nghị thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường cần những gì?
Căn cứ khoản 1 Điều 34 Luật Bảo vệ môi trường 2020 để được thẩm định và phê duyệt đánh giá tác động môi trường, người thực hiện đánh giá cần chuẩn bị bộ hồ sơ đề nghị bao gồm:
- Văn bản đề nghị thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường;
- Báo cáo đánh giá tác động môi trường;
- Báo cáo nghiên cứu khả thi hoặc tài liệu tương đương với báo cáo nghiên cứu khả thi của dự án đầu tư.
Chủ dự án nộp hồ sơ đề nghị thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường đến cơ quan có thẩm quyền thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường. có hai hình thức gửi hồ sơ đề nghị thẩm định là hình thức gửi trực tiếp và qua đường bưu điện hoặc bản điện tử thông qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến theo đề nghị của chủ dự án đầu tư.
Hồ sơ đề nghị thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường cần những gì?
Cơ quan nào có thẩm quyền thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường?
Căn cứ Điều 35 Luật Bảo vệ môi trường 2020 quy định các cơ quan có thẩm quyền thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường như sau:
1. Bộ Tài nguyên và Môi trường tổ chức thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường đối với các dự án đầu tư sau đây:
- Dự án đầu tư nhóm I gồm:
+ Dự án thuộc loại hình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường với quy mô, công suất lớn; dự án thực hiện dịch vụ xử lý chất thải nguy hại; dự án có nhập khẩu phế liệu từ nước ngoài làm nguyên liệu sản xuất;
+ Dự án thuộc loại hình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường với quy mô, công suất trung bình nhưng có yếu tố nhạy cảm về môi trường; dự án không thuộc loại hình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường với quy mô, công suất lớn nhưng có yếu tố nhạy cảm về môi trường;
+ Dự án sử dụng đất, đất có mặt nước, khu vực biển với quy mô lớn hoặc với quy mô trung bình nhưng có yếu tố nhạy cảm về môi trường;
+ Dự án khai thác khoáng sản, tài nguyên nước với quy mô, công suất lớn hoặc với quy mô, công suất trung bình nhưng có yếu tố nhạy cảm về môi trường;
+ Dự án có yêu cầu chuyển mục đích sử dụng đất quy mô trung bình trở lên nhưng có yếu tố nhạy cảm về môi trường;
+ Dự án có yêu cầu di dân, tái định cư với quy mô lớn.
- Dự án đầu tư nhóm II thuộc thẩm quyền quyết định hoặc chấp thuận chủ trương đầu tư của Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ gồm:
+ Dự án sử dụng đất, đất có mặt nước, khu vực biển với quy mô trung bình hoặc với quy mô nhỏ nhưng có yếu tố nhạy cảm về môi trường;
+ Dự án khai thác khoáng sản, tài nguyên nước với quy mô, công suất trung bình hoặc với quy mô, công suất nhỏ nhưng có yếu tố nhạy cảm về môi trường;
+ Dự án có yêu cầu chuyển mục đích sử dụng đất với quy mô nhỏ nhưng có yếu tố nhạy cảm về môi trường;
+ Dự án có yêu cầu di dân, tái định cư với quy mô trung bình.
- Dự án đầu tư nằm trên địa bàn từ 02 đơn vị hành chính cấp tỉnh trở lên;
- Dự án đầu tư nằm trên vùng biển chưa xác định trách nhiệm quản lý hành chính của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh;
- Dự án đầu tư thuộc thẩm quyền cấp giấy phép khai thác khoáng sản, cấp giấy phép khai thác, sử dụng tài nguyên nước, cấp giấy phép nhận chìm ở biển, quyết định giao khu vực biển của Bộ Tài nguyên và Môi trường.
2. Bộ Quốc phòng, Bộ Công an tổ chức thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường đối với dự án đầu tư thuộc bí mật nhà nước về quốc phòng, an ninh.
3. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường đối với các dự trên địa bàn tỉnh mà không thuộc thẩm quyền của hai cơ quan nêu trên.
Việc thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường được tiến hành như thế nào?
Căn cứ Điều 34 Luật Bảo vệ môi trường 2020 quy định về việc thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường như sau:
+ Cơ quan thẩm định ban hành quyết định thành lập hội đồng thẩm định gồm ít nhất là 07 thành viên theo quy định pháp luật về bảo vệ môi trường; gửi quyết định thành lập hội đồng kèm theo tài liệu báo cáo đánh giá tác động môi trường, báo cáo nghiên cứu khả thi của dự án đầu tư đến từng thành viên hội đồng;
+ Thành viên hội đồng thẩm định có trách nhiệm nghiên cứu hồ sơ đề nghị thẩm định, viết bản nhận xét về nội dung thẩm định quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường và chịu trách nhiệm trước pháp luật về ý kiến nhận xét, đánh giá của mình;
+ Cơ quan thẩm định xem xét, đánh giá và tổng hợp ý kiến của các thành viên hội đồng thẩm định, ý kiến của cơ quan, tổ chức có liên quan (nếu có) để làm căn cứ quyết định việc phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường.
+ Trường hợp cần thiết, cơ quan thẩm định tổ chức khảo sát thực tế, lấy ý kiến của cơ quan, tổ chức và chuyên gia để thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường.
+ Trong thời gian thẩm định, trường hợp có yêu cầu chỉnh sửa, bổ sung báo cáo đánh giá tác động môi trường, cơ quan thẩm định có trách nhiệm thông báo bằng văn bản cho chủ dự án đầu tư để thực hiện. Trong thời hạn 20 ngày kể từ ngày nhận được báo cáo đánh giá tác động môi trường đã được chỉnh sửa, bổ sung theo yêu cầu (nếu có) của cơ quan thẩm định, người đứng đầu cơ quan thẩm định có trách nhiệm ra quyết định phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường; trường hợp không phê duyệt thì phải trả lời bằng văn bản cho chủ dự án đầu tư và nêu rõ lý do.
Thời hạn thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường là bao lâu?
Căn cứ khoản 6 Điều 34 Luật Bảo vệ môi trường 2020 quy định về thời hạn thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường cụ thể như sau:
"6. Thời hạn thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường được tính từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ hợp lệ và được quy định như sau:
a) Không quá 45 ngày đối với dự án đầu tư nhóm I quy định tại khoản 3 Điều 28 của Luật này;
b) Không quá 30 ngày đối với dự án đầu tư nhóm II quy định tại các điểm c, d, đ và e khoản 4 Điều 28 của Luật này;
c) Trong thời hạn quy định tại điểm a và điểm b khoản này, cơ quan thẩm định có trách nhiệm thông báo bằng văn bản cho chủ dự án đầu tư về kết quả thẩm định. Thời gian chủ dự án đầu tư chỉnh sửa, bổ sung báo cáo đánh giá tác động môi trường theo yêu cầu của cơ quan thẩm định và thời gian xem xét, ra quyết định phê duyệt quy định tại khoản 9 Điều này không tính vào thời hạn thẩm định;
d) Thời hạn thẩm định quy định tại điểm a và điểm b khoản này có thể được kéo dài theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ."
Ngô Diễm Quỳnh
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Đánh giá tác động môi trường có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu Báo cáo kiểm điểm Ban chấp hành đoàn mới nhất? Quy trình bầu Ban Chấp hành đoàn khoá mới thế nào?
- Download mẫu giấy ủy quyền giải quyết tranh chấp đất đai? Thời hạn đại diện giải quyết tranh chấp đất đai theo giấy ủy quyền?
- Mẫu nhận xét đánh giá đảng viên của chi bộ? Hướng dẫn chi bộ nhận xét đánh giá đảng viên thế nào?
- Mẫu Quyết định công nhận chi bộ trong sạch vững mạnh? Đơn vị có bao nhiêu đảng viên thì được lập chi bộ thuộc đảng ủy cơ sở?
- Mẫu báo cáo kiểm điểm tập thể đảng đoàn, ban cán sự đảng mới nhất? Nội dung báo cáo kiểm điểm tập thể đảng đoàn, ban cán sự đảng?