Nam nữ tới tuổi trưởng thành chung sống như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn thì có hậu quả pháp lý như thế nào?
Pháp luật quy định thế nào về việc nam, nữ sống chung với nhau như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn?
Theo khoản 1 Điều 14 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định về hậu quả của việc nam, nữ sống chung với nhau như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn thì không làm phát sinh quyền, nghĩa vụ giữa vợ và chồng.
Căn cứ Điều 15 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 đề cập về trường hợp có con cái với nhau thì quyền, nghĩa vụ giữa nam, nữ chung sống với nhau như vợ chồng và con được giải quyết theo quy định của Luật này về quyền, nghĩa vụ của cha mẹ và con.
Về quan hệ tài sản, căn cứ Điều 16 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định về giải quyết quan hệ tài sản, nghĩa vụ và hợp đồng của nam, nữ chung sống với nhau như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn như sau:
1. Quan hệ tài sản, nghĩa vụ và hợp đồng của nam, nữ chung sống với nhau như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn được giải quyết theo thỏa thuận giữa các bên; trong trường hợp không có thỏa thuận thì giải quyết theo quy định của Bộ luật dân sự và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
2. Việc giải quyết quan hệ tài sản phải bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của phụ nữ và con; công việc nội trợ và công việc khác có liên quan để duy trì đời sống chung được coi như lao động có thu nhập.
Như vậy việc nam nữ chung sống với nhau như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn thì không làm phát sinh quyền và nghĩa vụ vợ chồng, nhưng vẫn có sự ràng buộc về con cái và tài sản theo pháp luật về Hôn nhân và gia đình, pháp luật về Dân sự và pháp luật khác có liên quan.
Nam nữ tới tuổi trưởng thành chung sống như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn thì có hậu quả pháp lý như thế nào?
Quy định về đăng ký kết hôn hiện nay như thế nào?
Điều kiện kết hôn được quy định tại Điều 8 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 như sau:
1. Nam, nữ kết hôn với nhau phải tuân theo các điều kiện sau đây:
a) Nam từ đủ 20 tuổi trở lên, nữ từ đủ 18 tuổi trở lên;
b) Việc kết hôn do nam và nữ tự nguyện quyết định;
c) Không bị mất năng lực hành vi dân sự;
d) Việc kết hôn không thuộc một trong các trường hợp cấm kết hôn theo quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 2 Điều 5 của Luật này.
2. Nhà nước không thừa nhận hôn nhân giữa những người cùng giới tính.
Căn cứ khoản 1 Điều 9 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định việc kết hôn phải được đăng ký và do cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện theo quy định của pháp luật về hôn nhân gia đình và pháp luật về hộ tịch. Việc kết hôn mà không tuân theo quy định trên thì không có giá trị pháp lý.
Thủ tục đăng ký kết hôn ra sao?
Căn cứ khoản 1 Điều 17 Luật Hộ tịch 2014 cho biết thẩm quyền thực hiện đăng ký kết hôn thuộc về Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú của một trong hai bên nam, nữ.
Căn cứ Điều 18 Luật Hộ tịch 2014 quy định về thủ tục đăng ký kết hôn như sau:
1. Hai bên nam, nữ nộp tờ khai đăng ký kết hôn theo mẫu quy định cho cơ quan đăng ký hộ tịch và cùng có mặt khi đăng ký kết hôn.
2. Ngay sau khi nhận đủ giấy tờ theo quy định tại khoản 1 Điều này, nếu thấy đủ điều kiện kết hôn theo quy định của Luật hôn nhân và gia đình, công chức tư pháp - hộ tịch ghi việc kết hôn vào Sổ hộ tịch, cùng hai bên nam, nữ ký tên vào Sổ hộ tịch. Hai bên nam, nữ cùng ký vào Giấy chứng nhận kết hôn; công chức tư pháp - hộ tịch báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã tổ chức trao Giấy chứng nhận kết hôn cho hai bên nam, nữ.
Trường hợp cần xác minh điều kiện kết hôn của hai bên nam, nữ thì thời hạn giải quyết không quá 05 ngày làm việc.
- Giấy tờ cần nộp và xuất trình khi đăng ký kết hôn
Căn cứ theo Điều 10 Nghị định 123/2015/NĐ-CP bao gồm các giấy tờ sau:
+ Tờ khai đăng ký kết hôn theo mẫu quy định
+ Hộ chiếu/chứng minh nhân dân/thẻ căn cước công dân (bản chính)
+ Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân (bản chính)
Trường hợp đăng ký kết hôn tại Ủy ban nhân dân cấp xã mà người yêu cầu đăng ký kết hôn không thường trú tại xã, phường, thị trấn nơi đăng ký kết hôn thì phải nộp Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân do Ủy ban nhân dân cấp xã có thẩm quyền cấp.
Trường hợp người yêu cầu đăng ký kết hôn đang công tác, học tập, lao động có thời hạn ở nước ngoài thì phải nộp Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân do Cơ quan đại diện ngoại giao, Cơ quan đại diện lãnh sự của Việt Nam ở nước ngoài (sau đây gọi là Cơ quan đại diện) cấp.
Tải về mẫu tờ khai đăng ký kết hôn mới nhất 2023: Tại Đây
Ngô Diễm Quỳnh
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Đăng ký kết hôn có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Người theo học ngành an ninh mạng trình độ cao đẳng được trang bị những kiến thức và kỹ năng gì? Ngành an ninh mạng trình độ cao đẳng là gì?
- Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh trật tự của cơ sở kinh doanh các loại pháo sẽ do cơ quan nào cấp?
- Hàng hóa thuộc đối tượng ưu đãi đầu tư chuyển sang hàng hóa không thuộc đối tượng ưu đãi đầu tư có được nộp bổ sung chứng từ?
- Hợp đồng chìa khóa trao tay có phải là hợp đồng xây dựng không? Nội dung của hợp đồng chìa khóa trao tay gồm những gì?
- Trường hợp nào thì tàu bay chưa khởi hành bị đình chỉ thực hiện chuyến bay? Đình chỉ thực hiện chuyến bay như thế nào?