Năm sinh trong lý lịch đảng viên khác với năm sinh trên giấy tờ tùy thân thì thời điểm hưởng lương hưu được xác định như thế nào?
Năm sinh trong lý lịch đảng viên khác với năm sinh trên giấy tờ tùy thân thì thời điểm hưởng lương hưu được xác định như thế nào?
Lý lịch đảng viên (Hình từ Internet)
Vấn đề của bạn đã được Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội trả lời qua Công văn 5144/LĐTBXH-BHXH năm 2017 về thực hiện chế độ hưu trí đối với người nghỉ hưu theo Kết luận của Ban Bí Thư tại Thông báo 13-TB/TW năm 2016 như sau:
"Theo phản ánh của Bảo hiểm xã hội Việt Nam, trong quá trình giải quyết chế độ hưu trí đối với người lao động theo quy định của Luật bảo hiểm xã hội gặp vướng mắc đối với một số trường hợp nghỉ hưu theo Thông báo số 13-TB/TW ngày 17 tháng 8 năm 2016 của Ban Bí thư về việc xác định tuổi đảng viên, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đã phối hợp với các Bộ, ngành liên quan nghiên cứu, đề xuất phương án báo cáo, xin ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Công văn số 1941/LĐTBXH-BHXH ngày 19 tháng 5 năm 2017.
Thực hiện ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại công văn số 9660/VPCP-KTTH ngày 12 tháng 9 năm 2017 của Văn phòng Chính phủ, để đảm bảo kịp thời chế độ, ổn định cuộc sống đối với các trường hợp đã được cơ quan căn cứ Thông báo số 13-TB/TW ngày 17 tháng 8 năm 2016 của Ban Bí thư ra quyết định nghỉ việc hưởng chế độ hưu trí mà hồ sơ, giấy tờ chưa có sự thống nhất về ngày tháng năm sinh, đề nghị Bảo hiểm xã hội Việt Nam tạm thời giải quyết chế độ hưu trí đối với những trường hợp này như sau:
1. Khi xem xét điều kiện về tuổi đời hưởng lương hưu theo Điều 54 Luật bảo hiểm xã hội thì căn cứ vào ngày tháng năm sinh khai trong hồ sơ Lý lịch đảng viên (hồ sơ gốc) để xác định tuổi đời của cán bộ.
2. Thời điểm hưởng lương hưu thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 59 của Luật bảo hiểm xã hội.
Đề nghị Bảo hiểm xã hội Việt Nam chỉ đạo Bảo hiểm xã hội các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Bảo hiểm xã hội Bộ Quốc phòng, Bảo hiểm xã hội Bộ Công an tạm thời thực hiện theo hướng dẫn nêu trên, cho đến khi có hướng dẫn mới của Chính phủ./."
Theo đó, tuổi đời để về hưu đối với trường hợp của bạn sẽ theo ngày tháng năm sinh khai trong hồ sơ lý lịch đảng viên, tức là năm 1960.
Bạn xác định đủ tuổi hưu rồi thì có thể làm hồ sơ lên cơ quan thẩm quyết giải quyết, miễn là trong hồ sơ lý lịch đảng viên của bạn ghi là 1960 thì BHXH sẽ căn cứ giải quyết cho bạn theo năm sinh 1960.
Lý lịch đảng viên sẽ có trong hồ sơ đảng viên từ thời điểm nào?
Căn cứ theo tiết a tiểu mục 8.1 Mục 8 Hướng dẫn 01-HD/TW năm 2021 quy định như sau:
"8. Quản lý hồ sơ đảng viên
8.1. Hồ sơ đảng viên
a) Khi được kết nạp vào Đảng
+ Giấy chứng nhận học lớp bồi dưỡng nhận thức về Đảng.
+ Đơn xin vào Đảng.
+ Lý lịch của người vào Đảng và các văn bản thẩm tra kèm theo.
+ Giấy giới thiệu của đảng viên chính thức được phân công giúp đỡ.
+ Nghị quyết giới thiệu đoàn viên ưu tú vào Đảng của Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh hoặc của công đoàn cơ sở.
+ Tổng hợp ý kiến nhận xét của đoàn thể chính trị - xã hội nơi làm việc và chi ủy (hoặc chi bộ) nơi cư trú đối với người vào Đảng.
+ Nghị quyết xét, đề nghị kết nạp đảng viên của chi bộ.
+ Báo cáo thẩm định của đảng ủy bộ phận (nếu có).
+ Nghị quyết xét, đề nghị kết nạp đảng viên của đảng ủy cơ sở.
+ Quyết định kết nạp đảng viên của cấp ủy có thẩm quyền.
+ Lý lịch đảng viên.
+ Phiếu đảng viên. [...]"
Như vậy lý lịch đảng viên sẽ có trong hồ sơ đảng viên từ giai đoạn khi được kết nạp Đảng.
Người vào đảng có bắt buộc phải khai lý lịch đảng viên không?
Căn cứ theo tiểu mục 3.3 Mục 3 Hướng dẫn 01-HD/TW năm 2021 quy định như sau:
"3. Thủ tục xem xét kết nạp đảng viên (kể cả kết nạp lại)
[...] 3.3. Lý lịch của người vào Đảng
a) Người vào Đảng tự khai lý lịch, đầy đủ, rõ ràng, trung thực theo quy định, chịu trách nhiệm về nội dung đã khai; nếu có vấn đề nào không hiểu và không nhớ chính xác thì phải báo cáo với chi bộ.
b) Lý lịch phải được cấp ủy cơ sở thẩm tra, kết luận trước khi ghi nội dung chứng nhận, ký tên, đóng dấu. [...]"
Như vậy, việc khai lý lịch đảng viên là một trong những thủ tục để được xem xét kết nạp vào Đảng.
Theo đó, người vào Đảng có trách nhiệm phải khai lý lịch, đầy đủ, rõ ràng, trung thực theo quy định, chịu trách nhiệm về nội dung đã khai. Nếu có vấn đề nào không hiểu và không nhớ chính xác thì phải báo cáo với chi bộ.
Nguyễn Nhật Vy
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Lý lịch Đảng viên có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Quy trình đánh giá Đảng viên cuối năm 2024? Quy trình đánh giá xếp loại Đảng viên cuối năm 2024 thế nào?
- Khối lượng của loại vàng miếng SJC do cơ quan nào quyết định? Quy trình gia công vàng miếng SJC từ vàng của Ngân hàng Nhà nước?
- Mẫu phiếu lấy ý kiến đồng nghiệp trong tổ chuyên môn đối với giáo viên mầm non mới nhất? Tải về tại đâu?
- Mẫu biên bản thỏa thuận về việc góp vốn kinh doanh mua bất động sản, đất đai mới nhất? Tải về ở đâu?
- Hướng dẫn cách viết mẫu phiếu đánh giá xếp loại chất lượng công chức? Công chức được xếp loại chất lượng ở mức hoàn thành xuất sắc khi nào?