Nạn nhân bị mua bán là công dân Việt Nam có được hỗ trợ chi phí để quay về nơi cư trú hay không?
Nguồn kinh phí hỗ trợ nạn nhân bị mua bán được bố trí từ đâu?
Kinh phí hỗ trợ nạn nhân bị mua bán được quy định tại Điều 3 Nghị định 09/2013/NĐ-CP như sau:
Kinh phí thực hiện chế độ hỗ trợ nạn nhân
1. Kinh phí thực hiện chế độ hỗ trợ nạn nhân từ các nguồn sau:
a) Ngân sách nhà nước;
b) Tài trợ của các tổ chức, cá nhân trong nước và ngoài nước;
c) Các nguồn hợp pháp khác theo quy định của pháp luật.
2. Kinh phí thực hiện chế độ hỗ trợ nạn nhân từ nguồn ngân sách nhà nước theo quy định tại Nghị định này được bố trí trong dự toán chi thường xuyên hàng năm của các bộ, ngành và địa phương theo phân cấp ngân sách hiện hành.
3. Ngân sách địa phương hỗ trợ cho các cơ sở hỗ trợ nạn nhân để thực hiện hỗ trợ nhu cầu thiết yếu và chi phí đi lại, hỗ trợ y tế, hỗ trợ tâm lý cho nạn nhân theo quy định tại Điều 19, Điều 20 và Điều 21 Nghị định này trên cơ sở số nạn nhân được cơ sở trợ giúp.
Theo quy định trên, kinh phí hỗ trợ nạn nhân bị mua bán được bố trí từ:
- Ngân sách nhà nước.
- Tài trợ của các tổ chức, cá nhân trong nước và ngoài nước.
- Các nguồn hợp pháp khác theo quy định của pháp luật.
Hỗ trợ nạn nhân bị mua bán (Hình từ Internet)
Nạn nhân bị mua bán là công dân Việt Nam có được hỗ trợ chi phí để quay về nơi cư trú hay không?
Việc nạn nhân bị mua bán là công dân Việt Nam có được hỗ trợ chi phí để quay về nơi cư trú hay không, theo quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều 19 Nghị định 09/2013/NĐ-CP như sau:
Chế độ hỗ trợ nhu cầu thiết yếu và chi phí đi lại
1. Đối tượng hỗ trợ gồm những trường hợp sau đây:
a) Nạn nhân là công dân Việt Nam, người không quốc tịch thường trú ở Việt Nam, người nước ngoài bị mua bán tại Việt Nam;
b) Người trong thời gian chờ xác minh là nạn nhân theo quy định tại Điều 24, Điều 25 của Luật phòng, chống mua bán người;
c) Người chưa thành niên đi cùng nạn nhân.
2. Chế độ hỗ trợ gồm:
a) Hỗ trợ tiền ăn trong thời gian tạm trú tại cơ sở bảo trợ, cơ sở hỗ trợ nạn nhân. Thời gian hỗ trợ tối đa từ nguồn ngân sách nhà nước không quá 60 (sáu mươi) ngày;
b) Hỗ trợ quần áo, vật dụng sinh hoạt cá nhân cần thiết. Nạn nhân trong thời gian tạm trú tại cơ sở bảo trợ xã hội, cơ sở hỗ trợ nạn nhân được cấp 02 (hai) bộ quần áo dài, 02 (hai) bộ quần áo lót, khăn mặt, dép nhựa, bàn chải, thuốc đánh răng, xà phòng, băng vệ sinh (đối với nạn nhân là nữ);
c) Nạn nhân có nguyện vọng trở về nơi cư trú nhưng không có khả năng chi trả tiền tàu xe và tiền ăn trong thời gian đi đường thì được hỗ trợ tiền ăn trong những ngày đi trên đường; hỗ trợ tiền tàu xe theo giá phương tiện công cộng phổ thông.
Nạn nhân là người chưa thành niên thì Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội quận, huyện, thị xã thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội cấp huyện) hoặc cơ quan có thẩm quyền của Bộ Công an, Bộ Quốc phòng có trách nhiệm tự mình hoặc phối hợp với cơ sở hỗ trợ nạn nhân, cơ sở bảo trợ xã hội đưa nạn nhân về nơi người thân thích cư trú.
...
Theo quy định trên, nạn nhân bị mua bán là công dân Việt Nam có nguyện vọng trở về nơi cư trú nhưng không có khả năng chi trả tiền tàu xe và tiền ăn trong thời gian đi đường thì được hỗ trợ tiền ăn trong những ngày đi trên đường; hỗ trợ tiền tàu xe theo giá phương tiện công cộng phổ thông.
Ai có trách nhiệm thực hiện hỗ trợ nạn nhân bị mua bán là công dân Việt Nam quay về nơi cư trú?
Trách nhiệm hỗ trợ nạn nhân bị mua bán là công dân Việt Nam quay về nơi cư trú được quy định tại khoản 3 Điều 19 Nghị định 09/2013/NĐ-CP như sau:
Chế độ hỗ trợ nhu cầu thiết yếu và chi phí đi lại
...
3. Trách nhiệm thực hiện việc hỗ trợ:
a) Cơ quan chịu trách nhiệm thực hiện việc hỗ trợ nhu cầu thiết yếu quy định tại Điểm a, Điểm b Khoản 2 Điều này gồm: Ủy ban nhân dân cấp xã; cơ quan công an, bộ đội biên phòng, cảnh sát biển (đơn vị tiếp nhận, giải cứu nạn nhân); cơ sở hỗ trợ nạn nhân; cơ sở bảo trợ xã hội.
Trường hợp Ủy ban nhân dân cấp xã; cơ quan công an, bộ đội biên phòng, cảnh sát biển (đơn vị tiếp nhận, giải cứu nạn nhân) không có điều kiện bố trí ăn, ở cho nạn nhân, sau khi tiếp nhận, giải cứu và làm các thủ tục xác định nạn nhân, cơ quan tiếp nhận, giải cứu chuyển nạn nhân đến cơ sở bảo trợ xã hội, cơ sở hỗ trợ nạn nhân để thực hiện việc hỗ trợ theo quy định.
b) Cơ quan chịu trách nhiệm hỗ trợ tiền tàu xe và tiền ăn theo quy định tại Điểm c Khoản 2 Điều này gồm: Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội cấp huyện; cơ sở bảo trợ xã hội, cơ sở hỗ trợ nạn nhân.
Trường hợp nạn nhân là người chưa thành niên thì cơ sở bảo trợ xã hội, cơ sở hỗ trợ nạn nhân chịu trách nhiệm cử người giám hộ trong suốt quá trình; nạn nhân ở cơ sở, khi làm các thủ tục pháp lý để trở về nơi cư trú.
...
Như vậy, cơ quan có trách nhiệm thực hiện hỗ trợ tiền tàu xe và tiền ăn để nạn nhân bị mua bán là công dân Việt Nam quay về nơi cư trú là Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội cấp huyện; cơ sở bảo trợ xã hội, cơ sở hỗ trợ nạn nhân.
Trường hợp nạn nhân là người chưa thành niên thì cơ sở bảo trợ xã hội, cơ sở hỗ trợ nạn nhân chịu trách nhiệm cử người giám hộ trong suốt quá trình; nạn nhân ở cơ sở, khi làm các thủ tục pháp lý để trở về nơi cư trú.
Trần Thị Tuyết Vân
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Mua bán người có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Kho bảo thuế được thành lập trong khu vực nào? Kho bảo thuế có phải là địa điểm kiểm tra thực tế hàng hóa không?
- Không sử dụng đất trồng cây lâu năm liên tục trong 18 tháng bị phạt bao nhiêu tiền? Bị thu hồi đất trong trường hợp nào?
- Danh mục, nội dung gói dịch vụ y tế cơ bản do trạm y tế xã thực hiện do Bộ Y tế ban hành mới nhất?
- Công chức giữ chức vụ lãnh đạo của Bộ Tư pháp có 02 năm liên tiếp được xếp loại không hoàn thành nhiệm vụ có bị cho thôi việc?
- Từ ngày 1/1/2025, quỹ bảo hiểm tai nạn lao động tự nguyện hoạt động theo nguyên tắc nào?