Nạp lại bình chữa cháy được thực hiện 6 tháng hay 12 tháng một lần? Bình chữa cháy không còn khả năng nạp lại thì xử lý như thế nào?
Nạp lại bình chữa cháy được thực hiện 6 tháng hay 12 tháng một lần?
Theo quy định tại tiểu mục 4.3 Mục 4 Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 7435-2:2004 (ISO 11602-2 : 2000) thì chỉ quy định về thời gian bảo dưỡng của bình chữa cháy "Không quá một năm nhưng không ít hơn 6 tháng một lần" chứ không quy định về thời hạn thực hiện nạp lại. Việc nạp lại thực hiện khi sau khi sử dụng hoặc khi được thanh tra yêu cầu hoặc bảo dưỡng bị thiếu:
KIỂM TRA BẢO DƯỠNG VÀ NẠP LẠI
...
4.3 Bảo dưỡng
4.3.1 Quy định chung
Tất cả các loại bình chữa cháy, trừ loại được lưu ý ở phục lục C, phải đảm được bảo dưỡng như sau:
a/ Không quá một năm nhưng không ít hơn 6 tháng một lần;
b/ Thử thuỷ lực đúng kỳ;
c/ Khi có yêu cầu kiểm tra đặc biệt. Quy trình bào bảo dưỡng phải tiến hành phù hợp với 4.3.2
...
Bình chữa cháy không còn khả năng nạp lại thì xử lý như thế nào?
Bình chữa cháy không còn khả năng nạp lại thì xử lý theo tiểu mục 4.1 Mục 4 Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 7435-2:2004 (ISO 11602-2 : 2000) như sau:
KIỂM TRA BẢO DƯỠNG VÀ NẠP LẠI
4.1 Quy định chung
4.1.1 Người chủ hoặc đại lý hoặc người ở nơi các bình chữa cháy được bố trí phải có trách nhiệm kiểm tra, bảo dưỡng và nạp lại.
4.1.2. Quy trình kiểm tra và bảo dưỡng bình chữa cháy khác nhau nhiều. Các kiến thức tối thiểu cần thiết để thực hiện quy trình kiểm tra hàng tháng theo 4.2. Chỉ những người có thẩm quyền mới được bảo dưỡng và sửa chữa theo 4.3 và 4.4. Xem phụ lục A.
4.1.3 Việc bảo dưỡng và nạp lại phải được thực hiện theo sổ tay hướng dẫn thích hợp, sử dụng các loại dụng cụ, vật liệu thay thế, dầu bôi trơn và các phụ tùng thay thế nhận biết được và được người sản xuất hướng dẫn.
4.1.4 Bình chữa cháy không còn khả năng bảo dưỡng hoặc nạp lại phải được thay thế bằng một bình dự trữ cùng kiểu và tối thiểu cùng loại và cùng công suất.
...
Theo đó, đối với bình chữa cháy không còn khả năng nạp lại thì phải được thay thế bằng một bình dự trữ cùng kiểu và tối thiểu cùng loại và cùng công suất.
Bình chữa cháy (Hình từ Internet)
Việc nạp lại bình chữa cháy được thực hiện như thế nào?
Việc nạp lại bình chữa cháy được thực hiện theo tiểu mục 4.4 Mục 4 Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 7435-2:2004 (ISO 11602-2 : 2000) như sau:
(1) Tất cả các loại bình chữa cháy nạp lại được phải được nạp lại sau khi sử dụng hoặc khi được thanh tra yêu cầu hoặc bảo dưỡng bị thiếu.
(2) Khi tiến hành nạp lại, phải theo hướng dẫn của người sản xuất.
(3) Khối lượng chất chữa cháy nạp lại được xác định bằng cân. Khối lượng toàn bộ bình nạp lại phải bằng khối lượng toàn bộ ghi trên nhãn của người sản xuất. Đối với các bình chữa cháy không ghi khối lượng toàn bộ trên nhãn, trên bình phải ghi nhãn vĩnh cửu chỉ khối lượng toàn bộ.
(4) Sau khi nạp lại, phải tiến hành thử độ kín ở áp suất tồn chứa và với bình chữa cháy và chai khí đẩy tự xả chất chữa cháy.
Khi sử dụng phương pháp phát hiện sự rò rỉ bằng chất lỏng, phải lưu ý ngăn sự nhiễm bẩn chất chữa cháy bởi chất lỏng.
(5) Bình chữa cháy tạo màng nước (AFFF) và bọt tạo màng floprotein (FFFP) phải được nạp lại chất chữa cháy mới theo hướng dẫn của người sản xuất.
(6) Chỉ được sử dụng chất chữa cháy theo quy định trên nhãn.
(7) Mỗi loại bột không được trỗn lẫn hoặc bị làm bẩn bởi loại bột khác.
(8) Không được chuyển đổi bình chữa cháy từ loại này sang loại khác, hoặc không được sử dụng các loại chất chữa cháy khác nhau.
(9) Không được sử dụng lại bột chữa cháy còn lại trong bình được nạp lại.
(10) Bình chữa cháy được bảo dưỡng 5 năm hoặc để thử thuỷ lực phải là bình rỗng. Bột không được sử dụng lại trừ khi sử dụng hệ thống thu hồi kín và chất chữa cháy được tồn chứa riêng trong contenơ được bịt kín ngăn không bị nhiễm bẩn. Trước khi sử dụng lại, bột chữa cháy phải được kiểm tra toàn bộ. Khi có nghi ngờ liên quan đến bột, sự nhiễm bẩn hoặc tình trạng của bột thì phải loại bỏ.
(11) Đối với tất cả lọai bình chữa cháy không dùng nước phải loại bỏ bất kỳ hơi ẩm nào có trong bình rỗng trước khi nạp lại.
(12) Bình chữa cháy halon chỉ được nạp lại đúng loại tốt hơn và khối lượng chất chữa cháy theo quy định trên tấm nhãn. Halon dùng để nạp lại phải theo quy định của ISO 7201. Bình chữa cháy đã chứa halon không phù hợp với qui định của ISO 7201 không được nạp lại.
(13) Việc tháo chất chữa cháy từ bình chữa cháy halon phải được thực hiện bằng hệ thống tháo kín dùng cho halon. Phải kiểm tra bên trong thân bình chữa cháy để phát hiện sự nhiễm bẩn hoặc sự ăn mòn. Chất chữa cháy được giữ lại trong bình tháo của hệ thống chỉ được sử dụng lại khi không có dấu hiệu của sự nhiễm bẩn bên trong được phát hiện trong bình chữa cháy. Halon được tháo khỏi bình có dấu hiệu của sự nhiễm bẩn trong hoặc bị ăn mòn phải được xử lý theo hướng dẫn của người sản xuất bình.
(14) Các bon dioxit phải theo yêu của TCVN 6100
(15) Khi nạp lại bình chữa cháy dùng nước, nạp quá mức sẽ gây ra sự xả không đúng. Lượng chất lỏng nạp đúng phải được xác định bằng một trong các cách sau:
- Đo chính xác bằng khối lượng
- Đo chính xác bằng thể tích
- Sử dụng ống chống nạp quá nếu được trang bị.
- Sử dụng dấu nếu được trang bị
(16) áp kế để đặt nguồn áp suất được điều chỉnh phải được hiệu chuẩn ít nhất hàng năm.
(17) Bình chữa cháy lại dùng khí nén trực tiếp nạp lại được nạp chỉ phải tạo tới áp suất nạp nghi trên tấm nhãn của bình. Adapter tạo áp của người sản xuất phải nối với bộ van trước khi tạo áp cho bình. Nguồn áp suất được điều chỉnh, được đặt không cao hơn 0,2 MPa trên áp suất vận hành, được sử dụng để tạo áp cho bình chữa cháy.
Cảnh báo: Nguồn áp suất không điều chỉnh được như chai nitơ không có bộ điều áp, không bao giờ được sử dụng vì bình chữa cháy có thể bị quá áp và có khả năng bị phá huỷ.
Không bao giờ để bình chữa cháy nối với bộ điều áp của nguồn áp suất cao trong chu kỳ định sẵn. Bộ điều áp bị lỗi có thể làm phá huỷ bình do quá áp.
(18) Chỉ có nitơ công nghiệp tiêu chuẩn hoặc các khí trơ khác có điểm sương -550C hoặc thấp hơn được sử dụng để tạo áp bình chữa cháy halon và bình chữa cháy bằng bột sử dụng áp suất khí nén trực tiếp. Không khí nén qua bộ tách ẩm (nồi ngưng) không được sử dụng để tạo áp, ngay cả khi được ghi trong hướng dẫn trên bình chữa cháy cũ.
Lưu ý 1: Có thể sử dụng không khí nén từ hệ thống nén chuyên dụng có khả năng cung cấp không khí có điểm sương -550C hoặc thấp hơn. Hệ thống nén chuyên dụng phải được trang bị với hệ thống theo dõi và cảnh báo tự động để đảm bảo luôn giữ điểm sương ở -55oC hoặc thấp hơn.
Lưu ý 2: Có thể sử dụng Các bon dioxit khi được qui định trên nhãn. Khi sử dụng các bon dioxit, chất này phải đáp ứng yêu cầu của TCVN 6100.
Tải về các quy định hiện hành liên quan đến phòng cháy chữa cháy Tải
Nguyễn Nhật Vy
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Bình chữa cháy có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Người điều khiển ô tô có được dừng xe song song với xe khác không? Nếu không được thì có bị phạt không? Phạt bao nhiêu?
- Kết chuyển lãi lỗ đầu năm là gì? Tài khoản 421 – Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối Thông tư 200 phản ánh nội dung gì?
- Doanh nghiệp môi giới bảo hiểm phải công khai thông tin gì cho khách hàng? Có cần xin chấp thuận trước khi sáp nhập hay không?
- Phải nộp hồ sơ đề nghị gia hạn trước khi hết thời hạn sử dụng đất mấy tháng? Thời hạn sử dụng đất đối với đất sử dụng có thời hạn là bao lâu?
- Cập nhật các văn bản pháp luật về xuất nhập khẩu mới nhất? Tải Luật thuế xuất nhập khẩu PDF hiện nay?