Nếu bản án hình sự có hiệu lực pháp luật cần xem xét lại theo thủ tục tái thẩm thì ai là người có quyền yêu cầu chuyển hồ sơ vụ án? Thời hạn chuyển là bao lâu?
- Nếu bản án hình sự có hiệu lực pháp luật cần xem xét lại theo thủ tục tái thẩm thì ai là người có quyền yêu cầu chuyển hồ sơ vụ án?
- Thời hạn chuyển hồ sơ vụ án hình sự để xem xét lại theo thủ tục tái thẩm đối với bản án hình sự đã có hiệu lực pháp luật là bao nhiêu ngày?
- Hồ sơ vụ án không được chuyển trong thời hạn quy định để xem xét lại theo thủ tục tái thẩm đối với bản án hình sự thì Viện kiểm sát cần làm gì?
Nếu bản án hình sự có hiệu lực pháp luật cần xem xét lại theo thủ tục tái thẩm thì ai là người có quyền yêu cầu chuyển hồ sơ vụ án?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 53 Quy chế Công tác thực hành quyền công tố, kiểm sát xét xử vụ án hình sự (sau đâu gọi chung là Quy chế) ban hành kèm theo Quyết định 505/QĐ-VKSTC năm 2017 quy định như sau:
Yêu cầu chuyển hồ sơ vụ án
1. Khi phát hiện bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật cần xem xét lại theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm thì những người sau đây có quyền yêu cầu Tòa án đang quản lý hồ sơ vụ án chuyển hồ sơ cho Viện kiểm sát để xem xét việc kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm trong thời hạn quy định tại khoản 1 Điều 376 Bộ luật Tố tụng hình sự:
a) Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Thủ trưởng đơn vị nghiệp vụ thuộc Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân tối cao;
b) Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp cao, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp cao, Kiểm sát viên cao cấp thuộc Viện kiểm sát nhân dân cấp cao.
...
Theo đó, nếu bản án hình sự có hiệu lực pháp luật cần xem xét lại theo thủ tục tái thẩm thì những người có quyền yêu cầu chuyển hồ sơ cho Viện kiểm sát để xem xét việc kháng nghị theo thủ tục tái thẩm gồm:
- Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Thủ trưởng đơn vị nghiệp vụ thuộc Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân tối cao;
- Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp cao, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp cao, Kiểm sát viên cao cấp thuộc Viện kiểm sát nhân dân cấp cao.
Chuyển hồ sơ vụ án hình sự để xem xét lại theo thủ tục tái thẩm (Hình từ Internet)
Thời hạn chuyển hồ sơ vụ án hình sự để xem xét lại theo thủ tục tái thẩm đối với bản án hình sự đã có hiệu lực pháp luật là bao nhiêu ngày?
Căn cứ theo Điều 403 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 quy định như sau:
Các thủ tục khác về tái thẩm
Các thủ tục khác về tái thẩm được thực hiện theo các quy định về thủ tục giám đốc thẩm quy định tại Bộ luật này.
Và căn cứ theo khoản 1 Điều 376 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 quy định như sau:
Chuyển hồ sơ vụ án để xem xét kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm
1. Trường hợp cần thiết phải nghiên cứu hồ sơ vụ án để xem xét kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm thì Tòa án, Viện kiểm sát có thẩm quyền yêu cầu bằng văn bản để Tòa án đang quản lý hồ sơ chuyển hồ sơ vụ án.
Trong thời hạn 07 ngày kể từ ngày nhận được văn bản yêu cầu, Tòa án đang quản lý hồ sơ vụ án phải chuyển hồ sơ vụ án cho Tòa án, Viện kiểm sát đã yêu cầu.
2. Trường hợp Tòa án và Viện kiểm sát cùng có văn bản yêu cầu thì Tòa án đang quản lý hồ sơ vụ án chuyển hồ sơ cho cơ quan yêu cầu trước và thông báo cho cơ quan yêu cầu sau biết.
Như vậy, thời hạn chuyển hồ sơ vụ án hình sự để xem xét lại theo thủ tục tái thẩm đối với bản án hình sự đã có hiệu lực pháp luật là 07 ngày kể từ ngày nhận được văn bản yêu cầu, Tòa án đang quản lý hồ sơ vụ án phải chuyển hồ sơ vụ án cho Tòa án, Viện kiểm sát đã yêu cầu.
Hồ sơ vụ án không được chuyển trong thời hạn quy định để xem xét lại theo thủ tục tái thẩm đối với bản án hình sự thì Viện kiểm sát cần làm gì?
Căn cứ theo khoản 3 Điều 53 Quy chế ban hành kèm theo Quyết định 505/QĐ-VKSTC năm 2017 quy định như sau:
Yêu cầu chuyển hồ sơ vụ án
...
3. Trường hợp Tòa án đang quản lý hồ sơ vụ án không chuyển hồ sơ cho Viện kiểm sát trong thời hạn quy định tại khoản 1 Điều 376 Bộ luật Tố tụng hình sự thì Viện kiểm sát phải đôn đốc, ra văn bản kiến nghị với lãnh đạo Tòa án để giải quyết, khắc phục kịp thời.
Trường hợp cần thiết, Viện kiểm sát đã yêu cầu chuyển hồ sơ phối hợp với Viện kiểm sát cùng cấp với Tòa án đang quản lý hồ sơ vụ án để đôn đốc việc chuyển hồ sơ vụ án.
Trường hợp Tòa án đang quản lý hồ sơ vụ án thông báo đã chuyển hồ sơ cho Tòa án có thẩm quyền kháng nghị giám đốc thẩm thì Viện kiểm sát đã yêu cầu chuyển hồ sơ phải theo dõi kết quả giải quyết của Tòa án. Trường hợp Tòa án không kháng nghị, nếu thấy có căn cứ kháng nghị thì Viện kiểm sát tiếp tục có văn bản yêu cầu Tòa án chuyển hồ sơ vụ án để xem xét việc kháng nghị.
Theo đó, hồ sơ vụ án không được chuyển trong thời hạn quy định để xem xét lại theo thủ tục tái thẩm đối với bản án hình sự thì Viện kiểm sát phải đôn đốc, ra văn bản kiến nghị với lãnh đạo Tòa án để giải quyết, khắc phục kịp thời.
Nguyễn Nhật Vy
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Bản án hình sự có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu đề án sáp nhập, chia, tách cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông, trường chuyên biệt, giáo dục thường xuyên mới nhất?
- Dự án đầu tư xây dựng mới cảng hàng không thuộc thẩm quyền chấp thuận chủ trương đầu tư của cơ quan nào?
- Lịch tháng 1 năm 2025 Âm và Dương chi tiết như thế nào? Tết Âm lịch 2025 rơi vào ngày bao nhiêu tháng 1/2025?
- Thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư là điều kiện bắt buộc để nhà đầu tư nước ngoài thực hiện dự án đầu tư tại Việt Nam đúng không?
- Kỷ luật trong Đảng là gì? Đảng viên bị bệnh gì được hoãn xử lý kỷ luật? 12 Nguyên tắc thi hành kỷ luật trong Đảng?