Nếu công ty bảo hiểm nhân thọ phá sản thì các hợp đồng bảo hiểm nhân thọ sẽ ra sao?
Bảo hiểm nhân thọ là gì?
Theo khoản 13 Điều 4 Luật Kinh doanh bảo hiểm 2022 (Có hiệu lực từ 01/01/2023) có quy định:
Bảo hiểm nhân thọ là loại hình bảo hiểm cho trường hợp người được bảo hiểm sống hoặc chết.
Trước đây, khoản 12 Điều 3 Luật Kinh doanh bảo hiểm 2000 định nghĩa về bảo hiểm nhân thọ như sau: Bảo hiểm nhân thọ là loại nghiệp vụ bảo hiểm cho trường hợp người được bảo hiểm sống hoặc chết.
Các loại bảo hiểm nào nằm trong nhóm bảo hiểm nhân thọ?
Các loại bảo hiểm nằm trong nhóm bảo hiểm nhân thọ được quy định tại khoản 1 Điều 7 Luật Kinh doanh bảo hiểm 2000 (sửa đổi bởi Khoản 3 Điều 1 Luật Kinh doanh bảo hiểm sửa đổi 2010) bao gồm:
- Bảo hiểm trọn đời;
- Bảo hiểm sinh kỳ;
- Bảo hiểm tử kỳ;
- Bảo hiểm hỗn hợp;
- Bảo hiểm trả tiền định kỳ;
- Bảo hiểm liên kết đầu tư;
- Bảo hiểm hưu trí.
Nếu công ty bảo hiểm nhân thọ phá sản thì sao?
Nếu công ty bảo hiểm nhân thọ phá sản thì sao?
Theo Điều 74 Luật Kinh doanh bảo hiểm 2000 quy định về việc chuyển giao hợp đồng bảo hiểm như sau:
1. Việc chuyển giao toàn bộ hợp đồng bảo hiểm của một hoặc một số nghiệp vụ bảo hiểm giữa các doanh nghiệp bảo hiểm được thực hiện trong những trường hợp sau đây:
- Doanh nghiệp bảo hiểm có nguy cơ mất khả năng thanh toán;
- Doanh nghiệp bảo hiểm chia, tách, hợp nhất, sáp nhập, giải thể;
- Theo thoả thuận giữa các doanh nghiệp bảo hiểm.
2. Trong trường hợp doanh nghiệp bảo hiểm có nguy cơ mất khả năng thanh toán, giải thể mà không thoả thuận được việc chuyển giao hợp đồng bảo hiểm cho doanh nghiệp bảo hiểm khác thì Bộ Tài chính chỉ định doanh nghiệp bảo hiểm nhận chuyển giao.
Ngoài ra, trong Điều 75 Luật Kinh doanh bảo hiểm 2000 còn quy định thêm về các điều kiện cần thiết để chuyển giao hợp đồng bảo hiểm cho một doanh nghiệp bảo hiểm khác, cụ thể:
1. Doanh nghiệp bảo hiểm nhận chuyển giao đang kinh doanh nghiệp vụ bảo hiểm được chuyển giao;
2. Các quyền và nghĩa vụ theo hợp đồng bảo hiểm được chuyển giao không thay đổi cho đến khi hết thời hạn hợp đồng bảo hiểm;
3. Việc chuyển giao hợp đồng bảo hiểm phải kèm theo việc chuyển giao các quỹ và dự phòng nghiệp vụ liên quan đến toàn bộ hợp đồng bảo hiểm được chuyển giao.
Như vậy, trong trường hợp công ty bảo hiểm nhân thọ của bạn phá sản, hợp đồng bảo hiểm nhân thọ của bạn sẽ được chuyển giao cho một công ty bảo hiểm nhân thọ khác đảm nhận, Các quyền lợi và nghĩa vụ theo hợp đồng bảo hiểm ban đầu sẽ không thay đổi đến khi hết thời hạn hợp đồng.
Trong trường hợp xấu nhất xảy ra khi không có công ty bảo hiểm nhân thọ nào đảm nhận hợp đồng của bạn thì Quỹ bảo vệ người được bảo hiểm sẽ đứng ra chi trả quyền lợi cho bạn, cụ thể tại Điều 107 Nghị định 73/2016/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành Luật kinh doanh bảo hiểm và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật kinh doanh bảo hiểm thì:
1. Đối với hợp đồng bảo hiểm nhân thọ, Quỹ chi trả tối đa 90% mức trách nhiệm của doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ, nhưng không quá 200 triệu đồng/người được bảo hiểm/hợp đồng. Mức trách nhiệm của doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ tương ứng với từng trường hợp được quy định như sau:
- Đối với các hợp đồng đã xảy ra sự kiện bảo hiểm nhưng chưa được chi trả quyền lợi bảo hiểm, mức trách nhiệm của doanh nghiệp bảo hiểm là quyền lợi bảo hiểm được hưởng theo thỏa thuận tại hợp đồng bảo hiểm;
- Đối với các hợp đồng mang tính tiết kiệm, có giá trị hoàn lại và đang còn hiệu lực, mức trách nhiệm của doanh nghiệp bảo hiểm tương ứng với giá trị hoàn lại của hợp đồng tại thời điểm cơ quan nhà nước có thẩm quyền công bố doanh nghiệp bảo hiểm mất khả năng thanh toán hoặc phá sản;
- Đối với các hợp đồng chỉ mang tính bảo vệ, không có giá trị hoàn lại và đang còn hiệu lực, mức trách nhiệm của doanh nghiệp bảo hiểm tương ứng phần phí bảo hiểm đã đóng cho thời gian còn lại của hợp đồng bảo hiểm;
- Đối với các hợp đồng bảo hiểm liên kết đầu tư đang còn hiệu lực, mức trách nhiệm của doanh nghiệp bảo hiểm tương ứng với giá trị tài khoản của khách hàng tại thời điểm cơ quan nhà nước có thẩm quyền công bố doanh nghiệp bảo hiểm mất khả năng thanh toán hoặc phá sản;
- Trong trường hợp hợp đồng bảo hiểm nhân thọ có nhiều người được bảo hiểm, hạn mức chi trả tối đa của Quỹ quy định tại điểm a, điểm b, điểm c và điểm d khoản 1 Điều này được áp dụng đối với từng người được bảo hiểm, trừ trường hợp giữa những người được bảo hiểm và doanh nghiệp bảo hiểm có thỏa thuận khác tại hợp đồng bảo hiểm.
2. Đối với hợp đồng bảo hiểm sức khỏe:
- Quỹ chi trả tối đa 90% mức trách nhiệm của doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài nhưng không quá 200 triệu đồng/người được bảo hiểm/hợp đồng;
- Trong trường hợp hợp đồng bảo hiểm sức khỏe có nhiều người được bảo hiểm, hạn mức chi trả tối đa của Quỹ quy định tại điểm a khoản 2 Điều này được áp dụng đối với từng người được bảo hiểm, trừ trường hợp giữa những người được bảo hiểm và doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài có thỏa thuận khác tại hợp đồng bảo hiểm.
3. Đối với hợp đồng bảo hiểm phi nhân thọ:
- Đối với hợp đồng bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới, Quỹ chi trả tối đa mức trách nhiệm của doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài thuộc phạm vi bảo hiểm theo quy định pháp luật hiện hành;
- Đối với hợp đồng bảo hiểm thuộc các nghiệp vụ bảo hiểm khác theo quy định pháp luật, Quỹ chi trả tối đa 80% mức trách nhiệm của doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài, nhưng không quá 100 triệu đồng/hợp đồng.
Cho nên, nếu như bạn được Quỹ bảo vệ người được bảo hiểm chi trả thì mức chi trả tối đa là 90% mức trách nhiệm của doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ, nhưng không quá 200 triệu đồng/người được bảo hiểm/hợp đồng.
Đặng Tấn Lộc
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Bảo hiểm nhân thọ có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tổ chức quản lý kinh doanh nhà là tài sản công không sử dụng để ở phải thực hiện đánh giá lại hiện trạng nhà hàng năm đúng không?
- Đảng viên được miễn công tác và sinh hoạt đảng có phải làm kiểm điểm cuối năm không? Có được dự đại hội đảng viên?
- Mẫu Báo cáo tổng kết công tác thi đua khen thưởng trường mầm non cuối năm? Tải về file word mẫu báo cáo?
- Mẫu báo cáo kiểm điểm tập thể ban thường vụ cấp ủy cơ sở mới nhất? Nơi không có ban thường vụ thì kiểm điểm ban chấp hành đúng không?
- Thời hạn thực hiện quyết toán hợp đồng xây dựng sử dụng vốn đầu tư công không được vượt quá bao lâu?