Nếu người lao động bị tai nạn lao động trên đường đi làm về do đi nhậu thì người sử dụng lao động có phải trả lương trong thời gian điều trị không?
- Người lao động bị tai nạn trên đường đi làm về do đi nhậu có được coi là tai nạn lao động không?
- Nếu người lao động bị tai nạn lao động trên đường đi làm về do đi nhậu thì người sử dụng lao động có phải trả lương trong thời gian điều trị không?
- Người lao động bị tai nạn do say rượu thì có được hưởng chế độ ốm đau không?
Người lao động bị tai nạn trên đường đi làm về do đi nhậu có được coi là tai nạn lao động không?
Căn cứ Điều 3 Luật An toàn, vệ sinh lao động 2015 quy định về tai nạn lao động như sau:
“Điều 3. Giải thích từ ngữ
Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
…
8. Tai nạn lao động là tai nạn gây tổn thương cho bất kỳ bộ phận, chức năng nào của cơ thể hoặc gây tử vong cho người lao động, xảy ra trong quá trình lao động, gắn liền với việc thực hiện công việc, nhiệm vụ lao động."
Theo đó, tai nạn phải xảy ra trong quá trình lao động, gắn liền với việc thực hiện công việc, nhiệm vụ lao động thì mới được coi là tai nạn lao động.
Trong trường hợp này, nếu có căn cứ chứng minh buổi nhậu dẫn đến tai nạn của nhân viên này là nhằm thực hiện công việc, nhiệm vụ lao động thì có thể sẽ được coi là tai nạn lao động, nếu không có thì đây là tai nạn giao thông thông thường.
Tai nạn lao động
Nếu người lao động bị tai nạn lao động trên đường đi làm về do đi nhậu thì người sử dụng lao động có phải trả lương trong thời gian điều trị không?
Căn cứ Điều 38 Luật An toàn, vệ sinh lao động 2015 quy định về trách nhiệm của người sử dụng lao động đối với người lao động bị tai nạn lao động:
"Điều 38. Trách nhiệm của người sử dụng lao động đối với người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp
…
5. Trợ cấp cho người lao động bị tai nạn lao động mà do lỗi của chính họ gây ra một khoản tiền ít nhất bằng 40% mức quy định tại khoản 4 Điều này với mức suy giảm khả năng lao động tương ứng;"
Căn cứ khoản 2 Điều 39 Luật An toàn, vệ sinh lao động 2015 quy định về trách nhiệm bồi thường, trợ cấp trong những trường hợp đặc thù khi người lao động bị tai nạn lao động:
"Điều 39. Trách nhiệm của người sử dụng lao động về bồi thường, trợ cấp trong những trường hợp đặc thù khi người lao động bị tai nạn lao động
…
2. Trường hợp người lao động bị tai nạn khi đi từ nơi ở đến nơi làm việc hoặc từ nơi làm việc về nơi ở theo tuyến đường và thời gian hợp lý, nếu do lỗi của người khác gây ra hoặc không xác định được người gây ra tai nạn thì người sử dụng lao động trợ cấp cho người lao động theo quy định tại khoản 5 Điều 38 của Luật này.”
Theo đó, trong trường hợp người lao động bị tai nạn trên đường đi làm về nơi ở theo tuyến đường và thời gian hợp lý sẽ được xem là tai nạn lao động và được người sử dụng lao động trả trợ cấp ít nhất bằng 40% mức quy định tại khoản 4 Điều 38 quy định nêu trên, không bao gồm tiền lương trong thời gian điều trị tại bệnh viện.
Việc bị tai nạn do lái xe tham gia giao thông sau khi sử dụng rượu bia hoàn toàn là do lỗi của người nhân viên này cho nên công ty bạn chỉ cần trả trợ cấp ít nhất bằng 40% mức quy định. Chứ không trả lương trong thời gian điều trị.
Người lao động bị tai nạn do say rượu thì có được hưởng chế độ ốm đau không?
Căn cứ điểm a khoản 2 Điều 3 Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH quy định về điều kiện hưởng chế độ ốm đau:
"Điều 3. Điều kiện hưởng chế độ ốm đau
2. Không giải quyết chế độ ốm đau đối với các trường hợp sau đây:
a) Người lao động bị ốm đau, tai nạn phải nghỉ việc do tự hủy hoại sức khỏe, do say rượu hoặc sử dụng chất ma túy, tiền chất ma túy theo Danh mục ban hành kèm theo Nghị định số 82/2013/NĐ-CP ngày 19 tháng 7 năm 2013 của Chính phủ ban hành các danh mục chất ma túy và tiền chất và Nghị định số 126/2015/NĐ-CP ngày 09 tháng 12 năm 2015 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung Danh mục các chất ma túy và tiền chất ban hành kèm theo Nghị định số 82/2013/NĐ-CP ngày 19 tháng 7 năm 2013 của Chính phủ ban hành các danh mục chất ma túy và tiền chất.
b) Người lao động nghỉ việc điều trị lần đầu do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.
c) Người lao động bị ốm đau, tai nạn mà không phải là tai nạn lao động trong thời gian đang nghỉ phép hằng năm, nghỉ việc riêng, nghỉ không hưởng lương theo quy định của pháp luật lao động; nghỉ việc hưởng chế độ thai sản theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội."
Theo đó, người lao động bị ốm đau, tai nạn phải nghỉ việc do tự hủy hoại sức khỏe, do say rượu hoặc sử dụng chất ma túy, tiền chất ma túy thì không được giải quyết chế độ ốm đau.
Trong trường hợp nhân viên kia đi nhậu, say rượu và bị tai nạn cho nên người này sẽ không được giải quyết chế độ ốm đau.
Lê Xuân Cương
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Tai nạn lao động có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Quy trình chuyển đổi vàng miếng khác thành vàng miếng SJC của doanh nghiệp mua bán vàng miếng như thế nào?
- Lựa chọn chủ đầu tư dự án cải tạo nhà chung cư thông qua tổ chức đấu thầu được thực hiện trong trường hợp nào?
- Đất công trình thủy lợi thuộc nhóm đất nào? Được sử dụng để làm gì? Ai có trách nhiệm quản lý công trình thủy lợi?
- Lưu ý khi điền xếp loại kết quả đánh giá trong mẫu phiếu tự đánh giá của giáo viên mầm non mới nhất?
- Phụ lục đặc điểm kinh tế - kỹ thuật của thiết bị y tế thực hiện kê khai giá mới nhất? Tải về ở đâu?