Ngạch Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân được quy định như thế nào? Vụ việc có nhiều Kiểm sát viên tham gia giải quyết thì quyền hạn của các Kiểm sát viên được quy định như thế nào?
Ngạch Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân được quy định như thế nào?
Ngạch Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân được quy định như thế nào? (hình từ Internet)
Theo quy định tại Điều 76 Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân 2014 quy định về ngạch Kiểm sát viên như sau:
Ngạch Kiểm sát viên
1. Ngạch Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân gồm có:
a) Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân tối cao;
b) Kiểm sát viên cao cấp;
c) Kiểm sát viên trung cấp;
d) Kiểm sát viên sơ cấp.
2. Ở Viện kiểm sát nhân dân tối cao có thể được bố trí bốn ngạch Kiểm sát viên; ở Viện kiểm sát quân sự trung ương có Viện trưởng là Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân tối cao và có thể được bố trí các ngạch Kiểm sát viên cao cấp, trung cấp, sơ cấp; các Viện kiểm sát khác có thể được bố trí các ngạch Kiểm sát viên cao cấp, trung cấp, sơ cấp.
Như vậy, ngạch Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân gồm 04 cấp và mỗi cấp đều có những yêu cầu, tiêu chuẩn riêng. Việc phân ngạch của Kiểm sát viên nhằm mục đích phân chia thẩm quyền thực hành quyền công tố và kiểm sát hoạt động tư pháp.
Theo đó, Viện kiểm sát cấp nào thì có Kiểm sát viên cấp đó và Kiểm sát viên sẽ có các quyền hạn tương ứng với mỗi cấp.
Viện kiểm sát nhân dân tối cao có thể được bố trí bốn ngạch Kiểm sát viên, bao gồm cả kiểm sát viên ở ngạch sơ cấp.
Tiêu chuẩn bổ nhiệm Kiểm sát viên sơ cấp được quy định như thế nào?
Theo quy định tại Điều 77 Luật Tổ chức Viện kiểm sát nhân dân 2014 quy định về tiêu chuẩn bổ nhiệm Kiểm sát viên sơ cấp bao gồm:
– Là công dân Việt Nam trung thành với Tổ quốc và Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, có phẩm chất đạo đức tốt, liêm khiết, trung thực, bản lĩnh chính trị vững vàng, có tinh thần kiên quyết bảo vệ pháp chế xã hội chủ nghĩa.
– Có trình độ cử nhân luật trở lên.
– Đã được đào tạo về nghiệp vụ kiểm sát.
– Có thời gian làm công tác thực tiễn theo quy định của Luật này.
– Có sức khỏe bảo đảm hoàn thành nhiệm vụ được giao.
– Có thời gian làm công tác pháp luật từ 04 năm trở lên;
– Có năng lực thực hành quyền công tố, kiểm sát hoạt động tư pháp;
– Đã trúng tuyển kỳ thi vào ngạch Kiểm sát viên sơ cấp.
– Nếu là sĩ quan quân đội tại ngũ thì có thể được bổ nhiệm làm Kiểm sát viên sơ cấp của Viện kiểm sát quân sự.
Vụ việc có nhiều Kiểm sát viên tham gia giải quyết thì quyền hạn của các Kiểm sát viên được quy định như thế nào?
Căn cứ khoản 3 Điều 5 Quyết định 111/QĐ-VKSTC năm 2020 quy định như sau:
Nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm của Viện trưởng, Phó Viện trưởng, Kiểm sát viên, Kiểm tra viên
...
3. Lãnh đạo đơn vị, lãnh đạo Viện có trách nhiệm quản lý, chỉ đạo hoạt động thực hành quyền công tố, kiểm sát việc khởi tố, điều tra và truy tố; xem xét, quyết định các vấn đề liên quan đến việc giải quyết vụ án, vụ việc theo quy định của pháp luật, Quy chế này và các quy định khác có liên quan.
Sau khi nghe Kiểm sát viên báo cáo, đề xuất giải quyết vụ án, vụ việc, lãnh đạo đơn vị, lãnh đạo Viện phải ghi rõ ý kiến chỉ đạo vào văn bản đề xuất của Kiểm sát viên; nếu thấy cần thiết thì trực tiếp nghiên cứu hồ sơ, kiểm tra chứng cứ trong hồ sơ hoặc trực tiếp tiến hành một số hoạt động giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố, hoạt động điều tra trước khi cho ý kiến chỉ đạo. Văn bản đề xuất phải ghi rõ ngày, tháng, năm, ký tên lãnh đạo đơn vị, lãnh đạo Viện, Kiểm sát viên và lưu hồ sơ kiểm sát.
Trong quá trình giải quyết vụ án, vụ việc, nếu có ý kiến khác nhau giữa các Kiểm sát viên hoặc giữa Kiểm sát viên với Phó Viện trưởng, Viện trưởng thì thực hiện theo quy định tại Điều 83 Luật Tổ chức Viện kiểm sát nhân dân. Trường hợp có ý kiến khác nhau giữa Kiểm sát viên thụ lý chính với lãnh đạo đơn vị thì phải thực hiện ý kiến của lãnh đạo đơn vị, nhưng có quyền báo cáo với Phó Viện trưởng phụ trách; nếu có ý kiến khác nhau giữa lãnh đạo đơn vị với Phó Viện trưởng thì phải thực hiện ý kiến của Phó Viện trưởng, nhưng có quyền báo cáo với Viện trưởng. Kết luận của Viện trưởng, Phó Viện trưởng được ghi vào báo cáo của đơn vị và lưu hồ sơ kiểm sát.
Trường hợp vụ án, vụ việc phức tạp, có khó khăn, vướng mắc trong quá trình giải quyết, Viện trưởng có thể đưa ra tập thể lãnh đạo Viện hoặc Ủy ban kiểm sát thảo luận trước khi kết luận. Đối với vụ án, vụ việc Viện kiểm sát cấp dưới thỉnh thị Viện kiểm sát cấp trên thì việc thỉnh thị và trả lời thỉnh thị thực hiện theo quy định của Ngành.
Chiếu theo quy định này, trong quá trình giải quyết vụ án, vụ việc, nếu có ý kiến khác nhau giữa các Kiểm sát viên thì sẽ giải quyết theo quy định tại Điều 83 Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân 2014.
Theo đó, căn cứ khoản 3 Điều 83 Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân 2014 quy định về nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của Kiểm sát viên như sau:
Nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của Kiểm sát viên
....
3. Trong vụ việc có nhiều Kiểm sát viên tham gia giải quyết thì Kiểm sát viên ở ngạch thấp hơn phải tuân theo sự phân công, chỉ đạo của Kiểm sát viên ở ngạch cao hơn.
Chiếu theo quy định này, nếu vụ việc có nhiều Kiểm sát viên tham gia giải quyết thì Kiểm sát viên ở ngạch thấp hơn phải tuân theo sự phân công, chỉ đạo của Kiểm sát viên ở ngạch cao hơn.
Phạm Thị Xuân Hương
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Kiểm sát viên có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu danh sách thanh niên xung phong được hưởng chế độ trợ cấp một lần là mẫu nào? Tải về file word ở đâu?
- Thời hạn phê duyệt kế hoạch cải tạo nhà chung cư? Tiêu chí đánh giá chất lượng nhà chung cư để đưa vào kế hoạch được xác định theo quy trình nào?
- Quy trình đánh giá Đảng viên cuối năm 2024? Quy trình đánh giá xếp loại Đảng viên cuối năm 2024 thế nào?
- Khối lượng của loại vàng miếng SJC do cơ quan nào quyết định? Quy trình gia công vàng miếng SJC từ vàng của Ngân hàng Nhà nước?
- Mẫu phiếu lấy ý kiến đồng nghiệp trong tổ chuyên môn đối với giáo viên mầm non mới nhất? Tải về tại đâu?