Ngân hàng hợp tác xã có thể thành lập mới tối đa bao nhiêu phòng giao dịch trong thời gian 01 năm?
- Ngân hàng hợp tác xã có thể thành lập mới tối đa bao nhiêu phòng giao dịch trong thời gian 01 năm?
- Điều kiện thành lập phòng giao dịch ngân hàng hợp tác xã cụ thể là gì?
- Hồ sơ đề nghị chấp thuận thành lập phòng giao dịch ngân hàng hợp tác xã gồm những thành phần gì?
- Phòng giao dịch đã thành lập rồi nhưng muốn đổi tên thì có thể thực hiện được không?
Ngân hàng hợp tác xã có thể thành lập mới tối đa bao nhiêu phòng giao dịch trong thời gian 01 năm?
Theo quy định tại Điều 7 Thông tư 09/2018/TT-NHNN, số lượng chi nhánh, phòng giao dịch tối đa được thành lập cụ thể như sau:
"Điều 7. Số lượng chi nhánh, phòng giao dịch
1. Đối với ngân hàng hợp tác xã:
a) Trên địa bàn 01 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, ngân hàng hợp tác xã được thành lập 01 chi nhánh;
b) Ngân hàng hợp tác xã được thành lập mới không quá 05 chi nhánh 01 năm;
c) Một chi nhánh không quản lý quá 03 phòng giao dịch.
2. Đối với quỹ tín dụng nhân dân:
Quỹ tín dụng nhân dân được thành lập 01 phòng giao dịch trên địa bàn một xã, phường, thị trấn."
Căn cứ quy định trên, ngân hàng hợp tác xã được thành lập mới tối đa 05 chi nhánh trong vòng 01 năm, mà một chi nhánh không quản lý quá 03 phòng giao dịch, đồng nghĩa với việc trong vòng 01 năm, ngân hàng hợp tác xã tối đa có 15 phòng giao dịch.
Ngân hàng hợp tác xã có thể thành lập mới tối đa bao nhiêu phòng giao dịch trong thời gian 01 năm?
Điều kiện thành lập phòng giao dịch ngân hàng hợp tác xã cụ thể là gì?
Căn cứ Điều 12 Thông tư 09/2018/TT-NHNN, điều kiện thành lập phòng giao dịch được quy định cụ thể như sau:
"Điều 12. Điều kiện thành lập phòng giao dịch
1. Điều kiện đối với ngân hàng hợp tác xã:
a) Có nhu cầu thành lập phòng giao dịch để đáp ứng nhu cầu Điều hòa vốn và hỗ trợ cho các hoạt động của các quỹ tín dụng nhân dân thành viên trên địa bàn;
b) Đáp ứng các Điều kiện quy định tại Khoản 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9 Điều 10 Thông tư này.
2. Điều kiện đối với chi nhánh dự kiến quản lý phòng giao dịch:
a) Có thời gian hoạt động tối thiểu 12 tháng tính từ ngày khai trương hoạt động đến thời điểm đề nghị;
b) Có tỷ lệ nợ xấu so với tổng dư nợ tại thời điểm 31 tháng 12 năm trước năm đề nghị và tại thời điểm đề nghị không vượt quá 3% hoặc một tỷ lệ khác theo quyết định của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước trong từng thời kỳ;
c) Không bị xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiền tệ và ngân hàng bằng hình thức phạt tiền trong thời hạn 12 tháng trước thời điểm đề nghị;
d) Phòng giao dịch được đề nghị thành lập phải nằm trên địa bàn hoạt động của chi nhánh;
đ) Đảm bảo số lượng phòng giao dịch theo quy định tại điểm c Khoản 1 Điều 7."
Có thể thấy, điều kiện thành lập phòng giao dịch được chia làm những điều kiện cụ thể đối với ngân hàng hợp tác xã và đối với chi nhánh dự kiến quản lý phòng giao dịch.
Hồ sơ đề nghị chấp thuận thành lập phòng giao dịch ngân hàng hợp tác xã gồm những thành phần gì?
Tại Điều 13 Thông tư 09/2018/TT-NHNN có quy định cụ thể về thành phần hồ sơ đề nghị chấp thuận thành lập phòng giao dịch bao gồm:
- Văn bản của ngân hàng hợp tác xã đề nghị Ngân hàng Nhà nước chấp thuận thành lập phòng giao dịch mẫu Phụ lục 01 ban hành kèm theo Thông tư này.
- Nghị quyết của Đại hội thành viên hoặc Nghị quyết của Hội đồng quản trị theo quy định tại Điều lệ của ngân hàng hợp tác xã về việc thành lập phòng giao dịch.
- Đề án thành lập có tối thiểu các nội dung sau:
(i) Tên đầy đủ bằng tiếng Việt; tên viết tắt bằng tiếng Việt; địa chỉ;
(ii) Lý do, nhu cầu thành lập và lý do lựa chọn địa bàn thành lập;
(iii) Cơ cấu tổ chức: Sơ đồ tổ chức của phòng giao dịch;
(iv) Dự kiến nhân sự chủ chốt (Giám đốc, Phó Giám đốc, Trưởng phòng giao dịch, Trưởng các bộ phận chuyên môn hoặc chức danh tương đương);
(v) Tên, địa điểm của chi nhánh dự kiến quản lý phòng giao dịch; việc đáp ứng các Điều kiện của chi nhánh dự kiến quản lý phòng giao dịch theo quy định tại Khoản 2 Điều 12 Thông tư này (trường hợp thành lập phòng giao dịch);
(vi) Nghiên cứu khả thi: Phân tích môi trường kinh doanh, thị trường Mục tiêu, các cơ hội kinh doanh và kế hoạch chiếm lĩnh thị trường, nhu cầu phục vụ quỹ tín dụng nhân dân trên địa bàn;
(vii) Phương án kinh doanh dự kiến trong 03 năm đầu, trong đó tối thiểu bao gồm: nội dung hoạt động, đối tượng khách hàng chính, dự kiến bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả kinh doanh, căn cứ xây dựng phương án và thuyết minh khả năng thực hiện phương án trong từng năm."
Phòng giao dịch đã thành lập rồi nhưng muốn đổi tên thì có thể thực hiện được không?
Việc thay đổi tên phòng giao dịch được quy định cụ thể tại Điều 19 Thông tư 09/2018/TT-NHNN như sau:
"Điều 19. Thay đổi tên phòng giao dịch
Ngân hàng hợp tác xã quyết định việc thay đổi tên phòng giao dịch và có văn bản thông báo Ngân hàng Nhà nước (qua Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng), Cục Thanh tra, giám sát ngân hàng hoặc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh (nơi không có Cục Thanh tra, giám sát ngân hàng) nơi đặt trụ sở phòng giao dịch việc thay đổi này trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày có quyết định thay đổi."
Như vậy, trong trường hợp có nhu cầu đổi tên, ngân hàng hợp tác xã có văn bản thông báo Ngân hàng Nhà nước, Cục Thanh tra, giám sát ngân hàng hoặc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh nơi đặt trụ sở phòng giao dịch. Việc thay đổi này trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày có quyết định thay đổi.
Trần Hồng Oanh
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Ngân hàng hợp tác xã có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu Báo cáo kiểm điểm Ban chấp hành đoàn mới nhất? Quy trình bầu Ban Chấp hành đoàn khoá mới thế nào?
- Download mẫu giấy ủy quyền giải quyết tranh chấp đất đai? Thời hạn đại diện giải quyết tranh chấp đất đai theo giấy ủy quyền?
- Mẫu nhận xét đánh giá đảng viên của chi bộ? Hướng dẫn chi bộ nhận xét đánh giá đảng viên thế nào?
- Mẫu Quyết định công nhận chi bộ trong sạch vững mạnh? Đơn vị có bao nhiêu đảng viên thì được lập chi bộ thuộc đảng ủy cơ sở?
- Mẫu báo cáo kiểm điểm tập thể đảng đoàn, ban cán sự đảng mới nhất? Nội dung báo cáo kiểm điểm tập thể đảng đoàn, ban cán sự đảng?