Ngân hàng mô được tiếp nhận mô từ những nguồn nào? Việc tiếp nhận mô của ngân hàng mô được thực hiện thế nào?
Ngân hàng mô được tiếp nhận mô từ những nguồn nào?
Căn cứ Điều 5 Nghị định 56/2008/NĐ-CP quy định về nguồn lấy mô như sau:
Nguồn lấy mô
Ngân hàng mô được tiếp nhận mô từ các nguồn sau:
1. Từ cơ sở y tế có chức năng lấy mô, bộ phận cơ thể người chuyển tới.
2. Từ ngân hàng mô khác.
3. Từ hợp tác hoặc viện trợ quốc tế.
Theo quy định trên, ngân hàng mô được tiếp nhận mô từ cơ sở y tế có chức năng lấy mô, bộ phận cơ thể người chuyển tới; từ ngân hàng mô khác và từ hợp tác hoặc viện trợ quốc tế.
Đối tượng lấy mô gồm những đối tượng nào?
Theo Điều 6 Nghị định 56/2008/NĐ-CP quy định về địa điểm, đối tượng lấy mô và điều kiện cần thiết khác như sau:
Địa điểm, đối tượng lấy mô và điều kiện cần thiết khác:
1. Lấy mô ở người hiến chết:
a) Việc lấy mô được thực hiện trong phòng mổ, nhà xác hoặc nơi có thi thể của người hiến mô;
b) Trước khi lấy mô, các thiết bị, dụng cụ phục vụ việc lấy mô phải được tiệt trùng theo quy trình vệ sinh chuyên môn của cơ sở y tế; mô được lấy phải bảo đảm vô trùng.
2. Lấy mô ở người hiến sống:
a) Việc lấy mô ở người hiến sống được thực hiện tại phòng mổ của cơ sở y tế có đủ điều kiện, chức năng lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể người;
b) Trước khi lấy mô phải tiến hành tư vấn, kiểm tra các thông số sinh học của cho người hiến theo quy định tại khoản 4 Điều 14 Luật Hiến, lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể người và hiến, lấy xác;
c) Các thiết bị, dụng cụ phục vụ việc lấy mô phải được tiệt trùng; mô được lấy phải bảo đảm vô trùng.
Theo đó, đối tượng lấy mô gồm lấy mô ở người hiến chết và lấy mô ở người hiến sống.
Ngân hàng mô được tiếp nhận mô từ những nguồn nào? Việc tiếp nhận mô của ngân hàng mô được thực hiện thế nào? (Hình từ Internet)
Việc vận chuyển mô sau khi lấy đến ngân hàng mô được quy định như thế nào?
Căn cứ Điều 7 Nghị định 56/2008/NĐ-CP quy định về đóng gói, bảo quản và vận chuyển mô sau khi lấy đến ngân hàng mô như sau:
Đóng gói, bảo quản và vận chuyển mô sau khi lấy đến ngân hàng mô
1. Mô phải được đóng góp ngay sau khi được lấy; được để trong hộp đựng mô vô trùng, được bảo quản bằng hóa chất hoặc dung dịch; được lưu giữ ở nhiệt độ thích hợp và không được phép mở cho đến khi được giao cho ngân hàng mô.
2. Hộp đựng mô phải được dán nhãn có tên loại mô; mã số tên của người cho; tên, địa chỉ của cơ sở lấy mô và ngân hàng mô.
Theo quy định trên, mô phải được đóng góp ngay sau khi được lấy; được để trong hộp đựng mô vô trùng, được bảo quản bằng hóa chất hoặc dung dịch.
Đồng thời được lưu giữ ở nhiệt độ thích hợp và không được phép mở cho đến khi được giao cho ngân hàng mô.
Lưu ý rằng hộp đựng mô phải được dán nhãn có tên loại mô; mã số tên của người cho; tên, địa chỉ của cơ sở lấy mô và ngân hàng mô.
Việc tiếp nhận mô của ngân hàng mô được thực hiện thế nào?
Theo quy định tại Điều 8 Nghị định 56/2008/NĐ-CP về tiếp nhận mô như sau:
Tiếp nhận mô
1. Ngân hàng mô được tiếp nhận mô từ các cơ sở y tế chuyển đến sau khi đã kiểm tra các nội dung sau:
a) Hồ sơ do cơ sở y tế đã lấy mô chuyển đến bao gồm các thông tin về tên người cho; ngày, giờ và nơi thực hiện lấy mô; tên của người trực tiếp lấy mô; loại mô và các thông tin y tế liên quan đến người hiến và mô đã lấy;
b) Sự nguyên vẹn của hộp đựng mô, so sánh nội dung ghi trên nhãn hộp đựng mô với hồ sơ quy định tại điểm a khoản này.
2. Mô từ các ngân hàng mô khác hoặc thông qua hoạt động hợp tác quốc tế hoặc có được từ nguồn viện trợ quốc tế chỉ được tiếp nhận sau khi đã kiểm tra các nội dung quy định tại khoản 1 Điều này.
Như vậy, ngân hàng mô được tiếp nhận mô từ các cơ sở y tế chuyển đến sau khi đã kiểm tra các nội dung được quy định tại khoản 1 Điều 8 nêu trên.
Và mô từ các ngân hàng mô khác hoặc thông qua hoạt động hợp tác quốc tế hoặc có được từ nguồn viện trợ quốc tế chỉ được tiếp nhận sau khi đã kiểm tra các nội dung quy định nêu trên.
Trần Thị Tuyết Vân
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Ngân hàng mô có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Có được phép chuyển đổi công năng nhà ở từ nhà ở phục vụ tái định cư sang nhà ở xã hội hay không?
- Việc bán lâm sản khai thác tận dụng đối với rừng trồng có giá trị lâm sản có phải hình thức thanh lý rừng trồng không?
- Sơ cấp lý luận chính trị là gì? Tốt nghiệp trung học cơ sở có được học sơ cấp lý luận chính trị không?
- Đảng bộ, chi bộ cơ sở cơ quan là hạt nhân chính trị ở cơ sở đúng không? Nhiệm vụ lãnh đạo công tác chính trị tư tưởng?
- Trung cấp lý luận chính trị là gì? Đối tượng nào được đào tạo Trung cấp lý luận chính trị theo quy định?