Ngân hàng Nhà nước chi nhánh thành phố Hà Nội thực hiện quản lý cấp phép đối với tổ chức nào theo quy định?
- Ngân hàng Nhà nước chi nhánh thành phố Hà Nội thực hiện quản lý cấp phép đối với tổ chức nào?
- Đơn vị nào trực thuộc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh thành phố Hà Nội thực hiện quản lý cấp phép đối với quỹ tín dụng nhân dân và tổ chức tài chính vi mô?
- Giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh thành phố Hà Nội có nhiệm vụ và quyền hạn gì?
Ngân hàng Nhà nước chi nhánh thành phố Hà Nội thực hiện quản lý cấp phép đối với tổ chức nào?
Theo khoản 7 Điều 2 Quyết định 1806/QĐ-NHNN năm 2017 quy định Ngân hàng Nhà nước chi nhánh thành phố Hà Nội thực hiện nhiệm vụ và quyền hạn như sau:
Nhiệm vụ, quyền hạn
Chi nhánh thực hiện nhiệm vụ và quyền hạn quản lý trên địa bàn theo quy định của Ngân hàng Nhà nước và của pháp luật với các nội dung sau:
...
3. Cung ứng dịch vụ thanh toán, ngân quỹ và các dịch vụ ngân hàng trung ương khác cho các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài và Kho bạc Nhà nước.
4. Quản lý nhà nước về ngoại hối, hoạt động ngoại hối và hoạt động kinh doanh vàng (trừ công tác thanh tra đối với các lĩnh vực này).
5. Thực hiện nghiệp vụ tái cấp vốn và cho vay thanh toán đối với các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài khi được Thống đốc ủy quyền.
6. Quản lý nhà nước về tiền tệ, kho quỹ, bảo đảm an toàn về tài sản, tiền giấy, tiền kim loại và các giấy tờ có giá bảo quản tại Chi nhánh và khi giao nhận theo quy định.
7. Thực hiện quản lý cấp phép đối với quỹ tín dụng nhân dân và tổ chức tài chính vi mô theo ủy quyền của Thống đốc.
...
Theo đó, Ngân hàng Nhà nước chi nhánh thành phố Hà Nội thực hiện quản lý cấp phép đối với quỹ tín dụng nhân dân và tổ chức tài chính vi mô theo ủy quyền của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước.
Đơn vị nào trực thuộc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh thành phố Hà Nội thực hiện quản lý cấp phép đối với quỹ tín dụng nhân dân và tổ chức tài chính vi mô?
Theo Mục 4 Phụ lục nhiệm vụ của các phòng thuộc cơ cấu tổ chức của Ngân hàng Nhà nước chi nhánh thành phố Hà Nội ban hành kèm theo Quyết định 1806/QĐ-NHNN năm 2017 quy định như sau:
4. Phòng Quản lý các tổ chức tín dụng và hoạt động ngân hàng: Tham mưu, giúp Giám đốc:
- Thực hiện quản lý cấp phép đối với quỹ tín dụng nhân dân và tổ chức tài chính vi mô theo ủy quyền của Thống đốc.
...
Như vậy, Phòng Quản lý các tổ chức tín dụng và hoạt động ngân hàng (trực thuộc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh thành phố Hà Nội) thực hiện quản lý cấp phép đối với quỹ tín dụng nhân dân và tổ chức tài chính vi mô theo ủy quyền của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước.
Ngân hàng Nhà nước chi nhánh thành phố Hà Nội thực hiện quản lý cấp phép đối với tổ chức nào? (Hình từ Internet)
Giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh thành phố Hà Nội có nhiệm vụ và quyền hạn gì?
Theo khoản 2 Điều 4 Quyết định 1806/QĐ-NHNN năm 2017 quy định về Giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh thành phố Hà Nội có nhiệm vụ và quyền hạn như sau:
Lãnh đạo, điều hành
...
2. Nhiệm vụ và quyền hạn của Giám đốc:
a) Tổ chức thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Chi nhánh theo quy định tại Điều 1, Điều 2 Quyết định này; chịu trách nhiệm trước Thống đốc và pháp luật về hoạt động của Chi nhánh;
b) Phân công nhiệm vụ và kiểm tra, giám sát việc thực hiện nhiệm vụ của các Phó giám đốc, các phòng trong Chi nhánh;
c) Quản lý biên chế, thực hiện các chế độ chính sách đối với công chức và người lao động theo phân cấp ủy quyền của Thống đốc và quy định của pháp luật;
d) Trực tiếp chỉ đạo, tổ chức thực hiện công tác tổ chức cán bộ; công tác kiểm soát nội bộ và công tác quản lý các tổ chức tín dụng và hoạt động ngân hàng;
đ) Có ý kiến bằng văn bản với Thành ủy và với Chủ tịch Hội đồng thành viên, Chủ tịch Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc Ngân hàng thương mại Nhà nước, Ngân hàng thương mại cổ phần do Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ, Ngân hàng Hợp tác xã, Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam về việc đồng ý hoặc không đồng ý trước khi các đơn vị này thực hiện việc bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, kéo dài thời hạn giữ chức vụ, thôi giữ chức vụ, miễn nhiệm, từ chức, điều động, luân chuyển, kỷ luật, thôi việc đối với Giám đốc và chức danh tương đương của đơn vị trực thuộc trên địa bàn;
e) Đại diện pháp nhân Ngân hàng Nhà nước trước cơ quan pháp luật tại địa phương theo ủy quyền của Thống đốc;
g) Trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn được giao, Giám đốc Chi nhánh có trách nhiệm phối hợp với Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng, Cục Thanh tra, giám sát ngân hàng thành phố Hà Nội trong công tác thanh tra, giám sát, giải quyết khiếu nại, tố cáo, phòng, chống tham nhũng và phòng, chống rửa tiền, phòng, chống tài trợ khủng bố;
h) Là đầu mối của Ngân hàng Nhà nước trên địa bàn trong việc thực hiện nhiệm vụ xử lý kiến nghị về tiền tệ và ngân hàng;
i) Thực hiện các nhiệm vụ khác do Thống đốc giao.
...
Huỳnh Lê Bình Nhi
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Ngân hàng Nhà nước có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Danh mục, nội dung gói dịch vụ y tế cơ bản do trạm y tế xã thực hiện do Bộ Y tế ban hành mới nhất?
- Công chức giữ chức vụ lãnh đạo của Bộ Tư pháp có 02 năm liên tiếp được xếp loại không hoàn thành nhiệm vụ có bị cho thôi việc?
- Từ ngày 1/1/2025, quỹ bảo hiểm tai nạn lao động tự nguyện hoạt động theo nguyên tắc nào?
- Người làm chứng trong tố tụng dân sự là ai? Người làm chứng được từ chối khai báo lời khai không?
- Văn bản chấp thuận chủ trương đầu tư dự án cải tạo nhà chung cư phải được công bố công khai ở đâu?