Ngân hàng Nhà nước được thành lập Cục Quản lý dự trữ ngoại hối nhà nước theo cơ cấu tổ chức mới?

Ngân hàng Nhà nước được thành lập Cục Quản lý dự trữ ngoại hối nhà nước theo cơ cấu tổ chức mới? - Câu hỏi của anh Lâm (Hà Nam)

Vừa qua, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Phạm Bình Minh vừa ký Nghị định 102/2022/NĐ-CP ngày 12/12/2022 quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

Ngân hàng Nhà nước thực hiện chức năng gì?

Theo quy định tại Điều 1 Nghị định 102/2022/NĐ-CP về vị trí cũng như chức năng của Ngân hàng Nhà nước như sau:

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (sau đây gọi tắt là Ngân hàng Nhà nước) là cơ quan ngang bộ của Chính phủ, Ngân hàng Trung ương của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam;

+ Thực hiện chức năng quản lý nhà nước về tiền tệ, hoạt động ngân hàng và ngoại hối (sau đây gọi là tiền tệ và ngân hàng);

+ Thực hiện chức năng của Ngân hàng Trung ương về phát hành tiền, ngân hàng của các tổ chức tín dụng và cung ứng dịch vụ tiền tệ cho Chính phủ;

+ Quản lý nhà nước các dịch vụ công thuộc phạm vi quản lý của Ngân hàng Nhà nước.

Ngân hàng Nhà nước được thành lập Cục Quản lý dự trữ ngoại hối nhà nước theo cơ cấu tổ chức mới?

Ngân hàng Nhà nước được thành lập Cục Quản lý dự trữ ngoại hối nhà nước theo cơ cấu tổ chức mới?

Nhiệm vụ và quyền hạn của Ngân hàng Nhà nước được quy định như thế nào?

Theo quy định tại Điều 2 Nghị định 102/2022/NĐ-CP ghi nhận 36 nhiệm vụ của Ngân hàng Nhà nước. Trong đó, nổi bật một số nhiệm vụ sau:

- Ban hành thông tư và các văn bản khác thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Ngân hàng Nhà nước. Chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra và chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật; các chương trình, dự án, kế hoạch phát triển đã được ban hành hoặc phê duyệt thuộc phạm vi quản lý của Ngân hàng Nhà nước.

- Xây dựng chỉ tiêu lạm phát hàng năm để trình Chính phủ; sử dụng các công cụ thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia, bao gồm: Tái cấp vốn, lãi suất, tỷ giá hối đoái, dự trữ bắt buộc, nghiệp vụ thị trường mở, phát hành tín phiếu Ngân hàng Nhà nước và các công cụ, biện pháp khác để thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia.

- Cấp, sửa đổi, bổ sung, thu hồi giấy phép thành lập và hoạt động của các tổ chức tín dụng, giấy phép thành lập chi nhánh ngân hàng nước ngoài, giấy phép thành lập văn phòng đại diện của tổ chức tín dụng nước ngoài, tổ chức nước ngoài khác có hoạt động ngân hàng;

- Cấp, sửa đổi, bổ sung và thu hồi giấy phép hoạt động cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán cho tổ chức không phải là ngân hàng;

- Cấp, cấp lại, thay đổi nội dung và thu hồi giấy phép hoạt động cung ứng dịch vụ thông tin tín dụng (giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động cung ứng dịch vụ thông tin tín dụng) cho các tổ chức;

- Cấp, thu hồi giấy chứng nhận đăng ký đối với chương trình, dự án tài chính vi mô; chấp thuận việc mua, bán, chia, tách, hợp nhất, sáp nhập và giải thể tổ chức tín dụng theo quy định của pháp luật.

- Quyết định áp dụng biện pháp xử lý đặc biệt đối với tổ chức tín dụng vi phạm nghiêm trọng các quy định của pháp luật về tiền tệ và ngân hàng, gặp khó khăn về tài chính, có nguy cơ gây mất an toàn cho hệ thống ngân hàng, gồm:

+ Mua cổ phần của tổ chức tín dụng;

+ Đình chỉ, tạm đình chỉ, miễn nhiệm chức vụ người quản lý, người điều hành của tổ chức tín dụng;

+ Quyết định sáp nhập, hợp nhất, giải thể tổ chức tín dụng;

+ Đặt tổ chức tín dụng vào tình trạng kiểm soát đặc biệt;

+ Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình theo quy định của pháp luật về phá sản đối với tổ chức tín dụng.

- Kiểm tra, thanh tra, giám sát ngân hàng; kiểm tra, thanh tra đối với hoạt động ngoại hối, hoạt động kinh doanh vàng, hoạt động phòng, chống rửa tiền; kiểm soát tín dụng; xử lý các hành vi vi phạm pháp luật trong lĩnh vực tiền tệ, hoạt động ngân hàng, ngoại hối và phòng, chống rửa tiền theo quy định của pháp luật.

- Quản lý nhà nước về ngoại hối, hoạt động ngoại hối và hoạt động kinh doanh vàng.

- Đại diện cho nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Chính phủ Việt Nam tại Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), Nhóm Ngân hàng Thế giới (WB), Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB), Ngân hàng Đầu tư Quốc tế (IIB), Ngân hàng Hợp tác Kinh tế Quốc tế (IBEC), Ngân hàng Đầu tư cơ sở hạ tầng Châu Á (AIIB) và các tổ chức tiền tệ, ngân hàng quốc tế khác.

- Thực hiện cho vay đặc biệt đối với tổ chức tín dụng theo quy định của pháp luật.

- Tham gia với Bộ Tài chính về việc phát hành trái phiếu Chính phủ, trái phiếu do Chính phủ bảo lãnh.

- Thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn khác do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ giao và theo quy định của pháp luật.

Ngân hàng Nhà nước được thành lập Cục Quản lý dự trữ ngoại hối nhà nước theo cơ cấu tổ chức mới?

Căn cứ tại Điều 3 Nghị định 102/2022/NĐ-CP về cơ cấu tổ chức thì Ngân hàng Nhà nước có 25 đầu mối, giảm 1 đầu mối so với quy định hiện hành (không tổ chức Vụ Thi đua - Khen thưởng và Trường bồi dưỡng ngân hàng).

Đồng thời, đáng chú ý, theo quy định mới, Ngân hàng Nhà nước sẽ có thêm một đơn vị mới là Cục Quản lý dự trữ ngoại hối nhà nước.

Cụ thể, cơ cấu tổ chức của Ngân hàng Nhà nước gồm các đơn vị sau: Vụ Chính sách tiền tệ; Vụ Quản lý ngoại hối; Vụ Thanh toán; Vụ Tín dụng các ngành kinh tế; Vụ Dự báo, thống kê; Vụ Hợp tác quốc tế; Vụ Ổn định tiền tệ - tài chính; Vụ Kiểm toán nội bộ; Vụ Pháp chế; Vụ Tài chính - Kế toán; Vụ Tổ chức cán bộ; Vụ Truyền thông; Văn phòng…

Cục Công nghệ thông tin; Cục Phát hành và kho quỹ; Cục Quản lý dự trữ ngoại hối nhà nước (mới); Cục Quản trị; Sở Giao dịch; Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng; Các chi nhánh tại tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; Viện Chiến lược ngân hàng; Trung tâm Thông tin tín dụng Quốc gia Việt Nam; Thời báo Ngân hàng; Tạp chí Ngân hàng; Học viện Ngân hàng.

Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2023, thay thế Nghị định số 16/2017/NĐ-CP ngày 17/2/2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Ngân hàng Nhà nước

Nguyễn Trần Hoàng Quyên

Ngân hàng Nhà nước
Cục Quản lý dự trữ ngoại hối
Căn cứ pháp lý
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Ngân hàng Nhà nước có thể đặt câu hỏi tại đây.

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Ngân hàng Nhà nước Cục Quản lý dự trữ ngoại hối
MỚI NHẤT
Pháp luật
Mẫu phiếu đánh giá việc giải quyết thủ tục hành chính của các đơn vị tại Trụ sở chính Ngân hàng Nhà nước? Cách chấm điểm tiêu chí đánh giá?
Pháp luật
Ngân hàng Nhà nước chi nhánh chỉ giải ngân cho vay đặc biệt đối với tổ chức tín dụng không được kiểm soát đặc biệt trong trường hợp nào?
Pháp luật
Ngân hàng Nhà nước có quyền yêu cầu tổ chức vận hành hệ thống thanh toán quan trọng cung cấp thông tin không?
Pháp luật
Trong việc quản lý thuế thì Ngân hàng Nhà nước Việt Nam có trách nhiệm gì theo quy định của pháp luật?
Pháp luật
Rút tiền hàng loạt là gì? Ngân hàng bị rút tiền hàng loạt thì Ngân hàng Nhà nước có thực hiện can thiệp sớm hay không?
Pháp luật
Ngày đến hạn trả nợ theo Thông tư 02/2023/TT-NHNN là lịch trả nợ ban đầu khi cấp tín dụng hay tại thời điểm xem xét cơ cấu nợ?
Pháp luật
NHNN giải đáp, hướng dẫn về cơ cấu lại thời hạn trả nợ và giữ nguyên nhóm nợ theo Thông tư 02/2023/TT-NHNN?
Pháp luật
Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh biên giới có quyền thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký đại lý đổi tiền của nước có chung biên giới không?
Pháp luật
Hội đồng giám định của Ngân hàng Nhà nước thực hiện giám định tư pháp trong trường hợp nào? Ai có trách nhiệm thành lập Hội đồng giám định?
Pháp luật
Tải mẫu Phiếu đăng ký dự tuyển công chức Ngân hàng Nhà nước mới nhất hiện nay ở đâu? Hướng dẫn cách ghi?
Xem thêm...
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào