Ngân hàng Phát triển Việt Nam có được thế chấp, cầm cố tài sản thuộc quyền sử dụng, quyền sở hữu của mình không?
Ngân hàng Phát triển Việt Nam có được thế chấp, cầm cố tài sản thuộc quyền sử dụng, quyền sở hữu của mình không?
Việc thế chấp, cầm cố tài sản của Ngân hàng Phát triển Việt Nam được quy định tại khoản 1 Điều 13 Nghị định 46/2021/NĐ-CP như sau:
Thuê, cho thuê, thế chấp và cầm cố tài sản
1. Ngân hàng Phát triển được cho thuê, thế chấp, cầm cố các tài sản thuộc quyền sử dụng, quyền sở hữu của Ngân hàng Phát triển theo quy định của pháp luật đối với công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ.
2. Đối với những tài sản Ngân hàng Phát triển đi thuê hoặc nhận cầm cố, thế chấp, nhận bảo quản giữ hộ của khách hàng, Ngân hàng Phát triển có trách nhiệm quản lý, bảo quản hoặc sử dụng theo thỏa thuận với khách hàng phù hợp với quy định của pháp luật.
Theo đó, Ngân hàng Phát triển Việt Nam được quyền thế chấp, cầm cố các tài sản thuộc quyền sử dụng, quyền sở hữu của Ngân hàng theo quy định của pháp luật đối với công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ.
Ngân hàng Phát triển Việt Nam có được thế chấp, cầm cố tài sản thuộc quyền sử dụng, quyền sở hữu của mình không? (Hình từ Internet)
Ngân hàng Phát triển Việt Nam được thanh lý, nhượng bán tài sản nào?
Việc thanh lý, nhượng bán tài sản của Ngân hàng Phát triển được quy định tại khoản 3 Điều 10 Nghị định 46/2021/NĐ-CP như sau:
Kiểm kê, đánh giá lại, thanh lý, nhượng bán tài sản
...
2. Đánh giá lại tài sản:
a) Ngân hàng Phát triển thực hiện đánh giá lại tài sản theo quy định của pháp luật đối với công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ;
b) Kết quả đánh giá lại tài sản của Ngân hàng Phát triển được gửi cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định việc đánh giá và đồng gửi Bộ Tài chính.
3. Thanh lý, nhượng bán tài sản:
a) Ngân hàng Phát triển được thanh lý, nhượng bán những tài sản hư hỏng không có khả năng phục hồi, lạc hậu kỹ thuật, không có nhu cầu sử dụng hoặc không sử dụng được để thu hồi vốn trên nguyên tắc công khai, minh bạch;
b) Thẩm quyền, phương thức, trình tự, thủ tục thanh lý, nhượng bán tài sản của Ngân hàng Phát triển thực hiện theo quy định của pháp luật đối với công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ;
c) Các khoản thu hoặc chi phí phát sinh từ việc thanh lý, nhượng bán tài sản (bao gồm cả giá trị còn lại của tài sản thanh lý, nhượng bán) được hạch toán vào thu nhập hoặc chi phí của Ngân hàng Phát triển theo quy định.
Như vậy, theo quy định, Ngân hàng Phát triển Việt Nam được thanh lý, nhượng bán những tài sản sau đây để thu hồi vốn:
- Tài sản hư hỏng không có khả năng phục hồi,
- Tài sản lạc hậu kỹ thuật,
- Tài sản không có nhu cầu sử dụng hoặc không sử dụng được.
Các khoản thu hoặc chi phí phát sinh từ việc thanh lý, nhượng bán tài sản (bao gồm cả giá trị còn lại của tài sản thanh lý, nhượng bán) được hạch toán vào thu nhập hoặc chi phí của Ngân hàng Phát triển theo quy định.
Khi Ngân hàng Phát triển bị tổn thất về tài sản do nguyên nhân chủ quan thì ai có trách nhiệm bồi thường?
Trách nhiệm bồi thường khi Ngân hàng Phát triển bị tổn thất về tài sản được quy định tại khoản 1 Điều 14 Nghị định 46/2021/NĐ-CP như sau:
Xử lý tổn thất về tài sản
Khi bị tổn thất về tài sản, Ngân hàng Phát triển xác định mức độ, nguyên nhân, trách nhiệm và xử lý theo nguyên tắc sau:
1. Nếu do nguyên nhân chủ quan thì cá nhân, tập thể gây ra tổn thất phải bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật. Ngân hàng Phát triển quy định cụ thể việc bồi thường và quyết định mức bồi thường phù hợp với quy định của pháp luật; chịu trách nhiệm về quyết định của mình.
2. Nếu tài sản đã mua bảo hiểm thì xử lý theo hợp đồng bảo hiểm.
3. Sử dụng các khoản dự phòng được trích lập trong chi phí để bù đắp theo quy định của pháp luật.
4. Giá trị tổn thất sau khi đã bù đắp bằng tiền bồi thường của cá nhân, tập thể, của tổ chức bảo hiểm và sử dụng dự phòng được trích trong chi phí, nếu thiếu được bù đắp bằng Quỹ dự phòng tài chính. Trường hợp Quỹ dự phòng tài chính không đủ bù đắp, phần thiếu được hạch toán vào chi phí hoạt động khác trong kỳ.
Như vậy, trường hợp Ngân hàng Phát triển bị tổn thất về tài sản do nguyên nhân chủ quan thì cá nhân, tập thể gây ra tổn thất phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật.
Ngân hàng Phát triển quy định cụ thể việc bồi thường và quyết định mức bồi thường phù hợp với quy định của pháp luật; chịu trách nhiệm về quyết định của mình.
Giá trị tổn thất sau khi đã bù đắp bằng tiền bồi thường của cá nhân, tập thể nếu thiếu thì được bù đắp bằng Quỹ dự phòng tài chính.
Trường hợp Quỹ dự phòng tài chính không đủ bù đắp thì phần thiếu được hạch toán vào chi phí hoạt động khác trong kỳ.
Nguyễn Thị Hậu
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Ngân hàng Phát triển Việt Nam có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Kho bảo thuế được thành lập trong khu vực nào? Kho bảo thuế có phải là địa điểm kiểm tra thực tế hàng hóa không?
- Không sử dụng đất trồng cây lâu năm liên tục trong 18 tháng bị phạt bao nhiêu tiền? Bị thu hồi đất trong trường hợp nào?
- Danh mục, nội dung gói dịch vụ y tế cơ bản do trạm y tế xã thực hiện do Bộ Y tế ban hành mới nhất?
- Công chức giữ chức vụ lãnh đạo của Bộ Tư pháp có 02 năm liên tiếp được xếp loại không hoàn thành nhiệm vụ có bị cho thôi việc?
- Từ ngày 1/1/2025, quỹ bảo hiểm tai nạn lao động tự nguyện hoạt động theo nguyên tắc nào?