Ngân sách hoạt động ứng phó sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn được phải được bảo đảm từ các nguồn nào?
Ủy ban Quốc gia ứng phó sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn có trách nhiệm như thế nào?
Căn cứ Điều 28 Nghị định 30/2017/NĐ-CP quy định như sau:
Trách nhiệm của Ủy ban Quốc gia ứng phó sự cố, thiên tai và Tìm kiếm Cứu nạn
1. Xây dựng trình Thủ tướng Chính phủ ban hành Quy chế làm việc của Ủy ban Quốc gia Ứng phó sự cố, thiên tai và Tìm kiếm Cứu nạn; Quy định cơ chế phối hợp điều hành, chế độ thông tin, báo cáo, mối quan hệ giữa Ủy ban Quốc gia ứng phó sự cố, thiên tai và Tìm kiếm Cứu nạn với Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm Cứu nạn các bộ, ngành, địa phương để bảo đảm sự phối hợp chặt chẽ và sự chỉ đạo thống nhất từ trung ương đến địa phương.
2. Phối hợp với Bộ Quốc phòng, Bộ Nội vụ và các bộ, ngành liên quan xây dựng Đề án hệ thống cơ cấu tổ chức ứng phó sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn đến năm 2030 và những năm tiếp theo.
3. Phối hợp với Bộ Quốc phòng, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, các bộ, ngành liên quan xây dựng chương trình, nội dung tuyên truyền giáo dục, huấn luyện, diễn tập ứng phó sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn cho lực lượng chuyên trách, kiêm nhiệm, cán bộ, công chức, học sinh, sinh viên, học viên và toàn dân.
4. Chỉ đạo cơ quan thường trực ứng phó sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn các bộ, ngành, địa phương tham mưu cho Thủ trưởng các bộ, ngành, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cùng cấp thực hiện công tác ứng phó sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn; chỉ đạo, chỉ huy các lực lượng làm nhiệm vụ ứng phó sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn theo kế hoạch được phê duyệt.
5. Phối hợp với các bộ, ngành, địa phương chỉ đạo xây dựng các công trình ứng phó sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn theo Đề án quy hoạch ứng phó sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
6. Xây dựng và trình Thủ tướng Chính phủ ban hành Quy chế hoạt động, tiếp nhận và khai thác, sử dụng đầu số 112 của hệ thống thông tin liên lạc khẩn cấp phục vụ công tác ứng phó sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn.
7. Cập nhật, cung cấp thông tin thực tế về diễn biến tình huống sự cố, thiên tai cho cơ quan dự báo, cảnh báo để tăng cường dự báo, cảnh báo khí tượng thủy văn phục vụ công tác ứng phó, tìm kiếm cứu nạn.
8. Giúp Thủ tướng Chính phủ tổ chức kiểm tra, sơ kết, tổng kết, khen thưởng công tác ứng phó sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn.
Theo đó, Ủy ban Quốc gia ứng phó sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn có trách nhiệm như trên.
Ứng phó sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn (Hình từ Internet)
Ngân sách hoạt động ứng phó sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn được phải được bảo đảm từ các nguồn nào?
Theo Điều 22 Nghị định 30/2017/NĐ-CP quy định cụ thể:
Nguồn ngân sách bảo đảm hoạt động
1. Nguồn ngân sách nhà nước theo phân cấp ngân sách nhà nước hiện hành.
2. Các khoản hỗ trợ, viện trợ của Chính phủ các nước, các tổ chức, cá nhân ở nước ngoài và đóng góp tự nguyện của các tổ chức, cá nhân trong nước cho hoạt động ứng phó sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn.
3. Các khoản thu thông qua các hợp đồng dịch vụ, đóng góp, đền bù của các tổ chức, cá nhân theo quy định của pháp luật.
4. Quỹ Phòng, chống thiên tai tỉnh, do Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh thành lập.
Theo đó, ngân sách hoạt động ứng phó sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn được phải được bảo đảm từ các nguồn sau:
- Nguồn ngân sách nhà nước theo phân cấp ngân sách nhà nước hiện hành.
- Các khoản hỗ trợ, viện trợ của Chính phủ các nước, các tổ chức, cá nhân ở nước ngoài và đóng góp tự nguyện của các tổ chức, cá nhân trong nước cho hoạt động ứng phó sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn.
- Các khoản thu thông qua các hợp đồng dịch vụ, đóng góp, đền bù của các tổ chức, cá nhân theo quy định của pháp luật.
- Quỹ Phòng, chống thiên tai tỉnh, do Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh thành lập.
Tổ chức hoạt động ứng phó sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn phải bảo đảm các nguyên tắc nào?
Theo Điều 4 Nghị định 30/2017/NĐ-CP quy định như sau:
Nguyên tắc tổ chức hoạt động ứng phó sự cố, thiên tai và tìm kiếm, cứu nạn
1. Thông tin về sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn phải được thông báo nhanh chóng, kịp thời cho chính quyền địa phương nơi xảy ra sự cố, thiên tai, tìm kiếm cứu nạn và cơ quan chủ trì.
2. Chủ động, sẵn sàng nhân lực, phương tiện, thiết bị cho hoạt động ứng phó theo từng khu vực và tính chất vụ việc; phát huy sức mạnh tổng hợp của toàn dân và các lực lượng tham gia công tác ứng phó sự cố, thiên tai và tìm kiếm, cứu nạn. Từng bước nâng cao năng lực dân sự trong hoạt động ứng phó sự cố, thiên tai, tìm kiếm cứu nạn; trong đó lực lượng vũ trang làm nòng cốt.
3. Thực hiện phương châm 4 tại chỗ để sẵn sàng ứng phó kịp thời, hiệu quả. Ưu tiên hoạt động cứu người trước, cứu tài sản sau và bảo vệ môi trường khi có tình huống xảy ra.
4. Chỉ huy thống nhất, phối hợp chặt chẽ các lực lượng được huy động tham gia ứng phó, tìm kiếm cứu nạn trong suốt quá trình tổ chức thực hiện công tác ứng phó, tìm kiếm cứu nạn.
5. Bảo đảm an toàn cho người, phương tiện tham gia ứng phó sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn; các công trình, phương tiện hoạt động trên phạm vi khu vực được ứng phó, tìm kiếm cứu nạn và bảo vệ môi trường; hạn chế mức thấp nhất sự cố, tai nạn do chính hoạt động ứng phó, tìm kiếm cứu nạn gây ra.
Theo đó, tổ chức hoạt động ứng phó sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn phải bảo đảm các nguyên tắc sau:
- Thông tin về sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn phải được thông báo nhanh chóng, kịp thời cho chính quyền địa phương nơi xảy ra sự cố, thiên tai, tìm kiếm cứu nạn và cơ quan chủ trì.
- Chủ động, sẵn sàng nhân lực, phương tiện, thiết bị cho hoạt động ứng phó theo từng khu vực và tính chất vụ việc; phát huy sức mạnh tổng hợp của toàn dân và các lực lượng tham gia công tác ứng phó sự cố, thiên tai và tìm kiếm, cứu nạn.
Từng bước nâng cao năng lực dân sự trong hoạt động ứng phó sự cố, thiên tai, tìm kiếm cứu nạn; trong đó lực lượng vũ trang làm nòng cốt.
- Thực hiện phương châm 4 tại chỗ để sẵn sàng ứng phó kịp thời, hiệu quả. Ưu tiên hoạt động cứu người trước, cứu tài sản sau và bảo vệ môi trường khi có tình huống xảy ra.
- Chỉ huy thống nhất, phối hợp chặt chẽ các lực lượng được huy động tham gia ứng phó, tìm kiếm cứu nạn trong suốt quá trình tổ chức thực hiện công tác ứng phó, tìm kiếm cứu nạn.
- Bảo đảm an toàn cho người, phương tiện tham gia ứng phó sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn; các công trình, phương tiện hoạt động trên phạm vi khu vực được ứng phó, tìm kiếm cứu nạn và bảo vệ môi trường; hạn chế mức thấp nhất sự cố, tai nạn do chính hoạt động ứng phó, tìm kiếm cứu nạn gây ra.
Nguyễn Anh Hương Thảo
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Phòng chống thiên tai có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Phân loại hàng hóa trong hải quan được giải thích thế nào? Quy định về việc phân loại hàng hóa?
- Từ chối chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa trong trường hợp nào? Từ chối chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa trong Hiệp định CPTPP ra sao?
- Trọng tài quy chế là gì? Nguyên đơn làm đơn khởi kiện có được áp dụng giải quyết tranh chấp bằng trọng tài quy chế không?
- Kiểm tra chứng từ đối với chứng từ tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa nhập khẩu được thực hiện thế nào?
- Có được tự chế bình xịt hơi cay mini tự vệ vào ban đêm không? Trang bị bình xịt hơi cay bên người có bị phạt không?