Ngày 14/6 là Ngày Quốc tế Người Hiến Máu đúng không? Có phải người hiến máu sẽ được tuyên dương nhân Ngày Quốc tế Người Hiến Máu?
- Ngày 14/6 là Ngày Quốc tế Người Hiến Máu đúng không? Có phải người hiến máu sẽ được tuyên dương nhân Ngày Quốc tế Người Hiến Máu?
- Cá nhân hiến máu tình nguyên lần thứ bao nhiêu mới được tuyên dương nhân Ngày Quốc tế Người Hiến Máu?
- Khi thực hiện hoạt động truyền máu thì cần phải tuân thủ những nguyên tắc gì?
Ngày 14/6 là Ngày Quốc tế Người Hiến Máu đúng không? Có phải người hiến máu sẽ được tuyên dương nhân Ngày Quốc tế Người Hiến Máu?
Năm 2004, Tổ chức Y tế Thế giới đã lấy ngày 14/6 là hàng năm làm "Ngày Quốc tế người hiến máu" (hoặc Ngày Hiến Máu Thế giới, viết tắt là WBDD).
Căn cứ khoản 2 Điều 18 Quy chế Tôn vinh, khen thưởng cá nhân, gia đình và tập thể có thành tích hiến máu tình nguyện và vận động hiến máu tình nguyện do Trưởng Ban Chỉ đạo Quốc gia Vận động hiến máu tình nguyện ban hành kèm theo Quyết định 122/QĐ-BCĐQG năm 2017 có nêu cụ thể như sau:
Địa điểm tổ chức tôn vinh, khen thưởng
1. Để kịp thời động viên cá nhân, gia đình, tập thể có thành tích xuất sắc trong hiến máu tình nguyện hoặc vận động hiến máu tình nguyện, lễ trao tặng có thể được tổ chức tại những nơi có quy mô nhỏ, trung bình hoặc ở những Hội nghị có quy mô lớn.
2. Tùy thuộc vào đơn vị tổ chức, hình thức sinh hoạt và đối tượng tham gia, buổi lễ tôn vinh khen thưởng có quy mô khác nhau được tổ chức tại những địa điểm khác nhau.
....
d. Hoạt động có quy mô lớn nhất:
- “Ngày Toàn dân hiến máu tình nguyện” - 7/4 (Ngày sức khỏe Thế giới 7/4).
- “Ngày Quốc tế Người hiến máu” - 14/6.
Bên cạnh đó, tại khoản 13 Điều 7 Quy chế Tôn vinh, khen thưởng cá nhân, gia đình và tập thể có thành tích hiến máu tình nguyện và vận động hiến máu tình nguyện do Trưởng Ban Chỉ đạo Quốc gia Vận động hiến máu tình nguyện ban hành kèm theo Quyết định 122/QĐ-BCĐQG năm 2017 có quy định như sau:
Tiêu chuẩn, hình thức tôn vinh, khen thưởng cá nhân
...
13. Nhân dịp “Ngày Quốc tế Người hiến máu - 14/6” hàng năm, Ban Chỉ đạo quốc gia tổ chức “Lễ tôn vinh những người hiến máu tình nguyện tiêu biểu Việt Nam” đồng thời đề nghị Lãnh đạo Đảng và Nhà nước gặp mặt, tuyên dương những người tiêu biểu này.
Theo đó, có thể thấy Ngày Quốc tế Người Hiến Máu 14/6 là một trong những ngày kỷ niệm của thế giới được hưởng ứng tại Việt Nam.
Hàng năm, Ban Chỉ đạo Quốc gia sẽ tổ chức “Lễ tôn vinh những người hiến máu tình nguyện tiêu biểu Việt Nam” đồng thời đề nghị Lãnh đạo Đảng và Nhà nước gặp mặt, tuyên dương những người tiêu biểu này.
Lưu ý: Để kịp thời động viên cá nhân, gia đình, tập thể có thành tích xuất sắc trong hiến máu tình nguyện hoặc vận động hiến máu tình nguyện, lễ trao tặng có thể được tổ chức tại những nơi có quy mô nhỏ, trung bình hoặc ở những Hội nghị có quy mô lớn.
Ngày 14 tháng 6 là Ngày Quốc tế Người Hiến Máu đúng không? Có phải người hiến máu sẽ được tuyên dương nhân Ngày Quốc tế Người Hiến Máu? (Hình từ Internet)
Cá nhân hiến máu tình nguyên lần thứ bao nhiêu mới được tuyên dương nhân Ngày Quốc tế Người Hiến Máu?
Tại Điều 7 Quy chế Tôn vinh, khen thưởng cá nhân, gia đình và tập thể có thành tích hiến máu tình nguyện và vận động hiến máu tình nguyện do Trưởng Ban Chỉ đạo Quốc gia Vận động hiến máu tình nguyện ban hành kèm theo Quyết định 122/QĐ-BCĐQG năm 2017 có quy định như sau:
Tiêu chuẩn, hình thức tôn vinh, khen thưởng cá nhân
...
10. Cá nhân hiến máu lần thứ bảy mươi:
Ban Chỉ đạo quốc gia xét tặng Khánh màu bạc, Phù hiệu cá nhân 70 lần hiến máu và cấp nào quản lý về tổ chức, cán bộ, công chức, viên chức, người lao động và quỹ lương thì cấp đó trình Thủ tướng Chính phủ xét tặng Bằng khen.
Đối với người có nhóm máu hiếm Rh(-) đã hiến máu 70 lần, Ban Chỉ đạo quốc gia xét tặng Khánh màu vàng và Phù hiệu cá nhân 70 lần hiến máu và đề nghị Lãnh đạo Đảng, Nhà nước gặp mặt, tuyên dương tại Lễ tôn vinh những người hiến máu tiêu biểu Việt Nam nhân dịp “Ngày Quốc tế Người hiến máu” - 14/6.
11. Cá nhân hiến máu lần thứ một trăm:
Ban Chỉ đạo quốc gia xét tặng Khánh màu vàng, Phù hiệu cá nhân 100 lần hiến máu và đề nghị Lãnh đạo Đảng, Nhà nước gặp mặt, tuyên dương tại Lễ tôn vinh những người hiến máu tiêu biểu Việt Nam nhân dịp “Ngày Quốc tế người hiến máu” - 14/6.
12. Ngoài các tiêu chuẩn, hình thức tôn vinh khen thưởng nêu trên, mỗi lần hiến máu tình nguyện, cá nhân được nhận “Giấy chứng nhận hiến máu tình nguyện” từ Cơ sở tiếp nhận máu.
...
Từ những quy định trên thì người hiến máu tình nguyên được tuyên dương nhân Ngày Quốc tế Người Hiến Máu gồm những đối tượng sau:
(1) Cá nhân hiến máu lần thứ bảy mươi:
- Ban Chỉ đạo quốc gia xét tặng Khánh màu bạc, Phù hiệu cá nhân 70 lần hiến máu và cấp nào quản lý về tổ chức, cán bộ, công chức, viên chức, người lao động và quỹ lương thì cấp đó trình Thủ tướng Chính phủ xét tặng Bằng khen.
- Đối với người có nhóm máu hiếm Rh(-) đã hiến máu 70 lần, Ban Chỉ đạo quốc gia xét tặng Khánh màu vàng và Phù hiệu cá nhân 70 lần hiến máu và đề nghị Lãnh đạo Đảng, Nhà nước gặp mặt, tuyên dương tại Lễ tôn vinh những người hiến máu tiêu biểu Việt Nam nhân dịp Ngày Quốc tế Người hiến máu 14/6.
(2) Cá nhân hiến máu lần thứ một trăm: Ban Chỉ đạo quốc gia xét tặng Khánh màu vàng, Phù hiệu cá nhân 100 lần hiến máu và đề nghị Lãnh đạo Đảng, Nhà nước gặp mặt, tuyên dương tại Lễ tôn vinh những người hiến máu tiêu biểu Việt Nam nhân dịp Ngày Quốc tế người hiến máu 14/6.
Khi thực hiện hoạt động truyền máu thì cần phải tuân thủ những nguyên tắc gì?
Căn cứ Điều 3 Thông tư 26/2013/TT- BYT thì khi thực hiện hoạt động truyền máu thì cần phải tuân thủ những nguyên tắc sau:
- Vì mục đích nhân đạo, không vì mục đích lợi nhuận.
- Bảo đảm tự nguyện đối với người hiến máu; không ép buộc người khác hiến máu, thành phần máu.
- Chỉ sử dụng máu và các chế phẩm máu phục vụ chữa bệnh, đào tạo, nghiên cứu khoa học.
- Giữ bí mật các thông tin có liên quan đến người hiến máu, người nhận máu và chế phẩm máu.
- Bảo đảm an toàn cho người hiến máu, người bệnh được truyền máu, chế phẩm máu và nhân viên y tế có liên quan.
- Thực hiện truyền máu hợp lý đối với người bệnh.
Trần Thành Nhân
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Ngày Quốc tế Người Hiến Máu có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Người nộp thuế được xóa nợ tiền thuế trong trường hợp nào? Ai thực hiện việc lập hồ sơ xóa nợ tiền thuế?
- Khi nào thời hiệu xử lý kỷ luật lao động là 12 tháng? Áp dụng hình thức xử lý kỷ luật lao động khiển trách và kéo dài thời hạn nâng lương cùng lúc được không?
- Công trình xử lý chất thải là gì? Đất công trình xử lý chất thải là gì? Đất công trình xử lý chất thải thuộc nhóm đất nào?
- Sau khi nộp tiền thuế, người nộp thuế có được nhận chứng từ thu tiền thuế? Trách nhiệm nộp tiền thuế của người nộp thuế?
- Bảo hiểm nhân thọ là gì? Nguyên tắc thế quyền có được áp dụng đối với hợp đồng bảo hiểm nhân thọ không?