Ngày 14 tháng 10 là ngày gì? Ngày 14 tháng 10 có sự kiện gì ở Việt Nam? Ngày 14 10 2024 là thứ mấy trong tuần?
Ngày 14 tháng 10 là ngày gì? Ngày 14 tháng 10 có sự kiện gì ở Việt Nam? Ngày 14 10 2024 là thứ mấy trong tuần?
Ngày 27/9/1979, Ban Bí thư Trung ương Đảng ra Chỉ thị 78-CT/TƯ về việc tổ chức Hội Liên hiệp nông dân tập thể Việt Nam. Đến ngày 01/3/1988, Ban Bí thư Trung ương Đảng đã ra Quyết định 42-QĐ/TW về việc đổi tên Hội Liên hiệp Nông dân tập thể Việt Nam thành Hội Nông dân Việt Nam.
Như vậy, tại phiên họp ngày 17/01/1991, Bộ Chính trị đã đồng ý lấy ngày 14 tháng 10 năm 1930 làm Ngày thành lập Hội Nông dân Việt Nam.
Ngoài ra, ngày 14/10/1930, Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng lần thứ nhất đã quyết định thành lập Bộ Tổ chức kiêm Giao thông, tiền thân của Ban Tổ chức Trung ương ngày nay.
Như vậy, ngày 14 tháng 10 hằng năm được lấy làm ngày truyền thống của Ngành Tổ chức xây dựng Đảng.
Theo đó, ngày 14 tháng 10 có 02 sự kiện ở Việt Nam như sau:
(1) Ngày thành lập Hội Nông dân Việt Nam (14/10/1930 - 14/10/2024)
(2) Ngày truyền thống Ngành Tổ chức xây dựng Đảng (14/10/1930 - 14/10/2024)
Dưới đây là lịch dương tháng 10 2024:
Tháng 10 năm 2024 theo lịch dương bắt đầu vào thứ Ba và kết thúc vào thứ Năm, bao gồm 31 ngày.
Theo đó, ngày 14 tháng 10 năm 2024 rơi vào Thứ 2 trong tuần.
Ngày 14 tháng 10 là ngày gì? Ngày 14 tháng 10 có sự kiện gì ở Việt Nam? Ngày 14 10 2024 là thứ mấy trong tuần? (Hình ảnh Internet)
Thông tin về công tác Tổ chức xây dựng đảng là bí mật nhà nước bao gồm những nội dung gì?
Thông tin về công tác Tổ chức xây dựng đảng được nêu tại Điều 2 Quyết định 1722/QĐ-TTg năm 2020 quy định về văn bản mật của đảng về độ tối mật như sau:
Bí mật nhà nước độ Tối mật gồm:
...
3. Thông tin về công tác tổ chức xây dựng đảng:
a) Quyết định, kết luận, báo cáo, tờ trình, thông báo, công văn của Bộ Chính trị, Ban Bí thư, các cơ quan đảng trung ương, cấp ủy cấp tỉnh về quá trình chuẩn bị, đề án, phương án, quy hoạch nhân sự Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Ủy ban Kiểm tra Trung ương và cán bộ diện Bộ Chính trị, Ban Bí thư, cấp ủy cấp tỉnh quản lý chuẩn bị cho nhiệm kỳ khóa mới chưa công khai.
b) Chỉ thị, nghị quyết, quyết định, kết luận, đề án, phương án, kế hoạch, thông báo, công văn và văn bản, ý kiến chỉ đạo của Trung ương Đảng, cấp ủy cấp tỉnh về quá trình xem xét bầu cử, ứng cử, điều động, bổ nhiệm, phân công, từ chức, miễn nhiệm, đình chỉ chức vụ, kỷ luật cán bộ thuộc diện Bộ Chính trị quản lý.
c) Báo cáo, bản kiểm điểm, gợi ý kiểm điểm của Bộ Chính trị, Ban Bí thư và các đồng chí Ủy viên Bộ Chính trị, Ban Bí thư có nội dung kiểm điểm, đánh giá việc thực hiện nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc, an ninh quốc gia.
d) Quyết định, kết luận, báo cáo, thông báo, công văn của Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Tiểu ban Bảo vệ Chính trị nội bộ Trung ương, các cơ quan đảng Trung ương đối với cán bộ, đảng viên có vấn đề về lịch sử chính trị, chính trị hiện nay thuộc diện Trung ương quản lý chưa công khai (trừ nội dung quy định tai điểm a khoản 2 Điều 1).
...
Như vậy, thông tin về công tác Tổ chức xây dựng đảng là bí mật nhà nước bao gồm những nội dung nêu trên.
Nhiệm vụ của Chủ tịch Hội Nông dân Việt Nam cấp xã như thế nào?
Căn cứ theo quy định tại khoản 10 Điều 9 Nghị định 33/2023/NĐ-CP có nêu rõ nhiệm vụ của chủ tịch Hội Nông dân Việt Nam cấp xã như sau:
Chủ tịch Hội Nông dân Việt Nam cấp xã chỉ đạo và cùng với các ủy viên Ban Chấp hành, Ban Thường vụ Hội Nông dân Việt Nam cấp xã thực hiện các nhiệm vụ sau:
- Chỉ đạo xây dựng quy chế hoạt động của Ban Chấp hành, Ban Thường vụ tổ chức mình; chương trình, kế hoạch công tác, hướng dẫn hoạt động đối với các chi hội ở thôn, tổ dân phố;
- Phối hợp với chính quyền địa phương cấp xã, các tổ chức chính trị - xã hội cùng cấp vận động, hướng dẫn hội viên tổ chức mình tham gia thực hiện các chương trình kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh và các phong trào thi đua của tổ chức mình theo chương trình, nghị quyết của tổ chức chính trị - xã hội cấp trên đề ra;
- Góp ý, kiến nghị với cấp ủy Đảng, chính quyền cùng cấp trong việc thực hiện chính sách, pháp luật tại địa phương; thực hiện các quy định của pháp luật về dân chủ ở cơ sở, đấu tranh chống quan liêu, tham nhũng, lãng phí, tệ nạn xã hội; giám sát hoạt động của cơ quan nhà nước, của cán bộ, công chức theo quy định của pháp luật;
- Tổ chức thực hiện các nghị quyết, kết luận của Đảng, quy định của pháp luật; các nghị quyết đối với hội viên của tổ chức mình;
- Triệu tập và chủ trì các Hội nghị, cuộc họp của Ban Chấp hành, Ban Thường vụ;
- Chỉ đạo việc lập kế hoạch kinh phí, chấp hành, quyết toán kinh phí hoạt động và quyết định việc phân bổ kinh phí hoạt động do Nhà nước cấp đối với tổ chức mình;
- Bám sát hoạt động các phong trào, định kỳ tổ chức kiểm tra, đánh giá và báo cáo với cấp ủy Đảng cùng cấp và Hội Nông dân Việt Nam cấp trên về hoạt động của tổ chức mình;
- Chỉ đạo hoạt động của Ban Chấp hành, Ban Thường vụ theo đúng quy chế hoạt động đã được ban hành;
- Các nhiệm vụ khác theo quy định của Đảng, của pháp luật có liên quan, quy định của tổ chức chính trị - xã hội ở trung ương và cơ quan có thẩm quyền quản lý cán bộ.
Nguyễn Đỗ Bảo Trung
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Ngày truyền thống có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Kỳ kế toán đầu tiên sau khi sáp nhập, sổ kế toán được doanh nghiệp mới ghi phải phản ánh những gì?
- Mẫu tổng hợp các ngành nghề, công việc hưởng chế độ bồi dưỡng bằng hiện vật hiện nay là mẫu nào?
- Hội Cựu chiến binh Việt Nam có phải là tổ chức chính trị - xã hội? Ai được tham gia Hội Cựu chiến binh Việt Nam?
- Cách viết Bản kiểm điểm tập thể chi bộ cuối năm 2024 mới nhất? Mẫu Bản kiểm điểm tập thể chi bộ cuối năm 2024 ra sao?
- Tổng hợp mẫu phiếu bầu trong đại hội Đoàn các cấp chuẩn Hướng dẫn 66? Thực hiện chương trình Đại hội đoàn như nào?