Ngày 18 tháng 11 là ngày gì? Ngày 18 tháng 11 là thứ mấy? Ngày 18 tháng 11 có phải ngày nghỉ lễ, tết của người lao động không?
Ngày 18 tháng 11 là ngày gì? Ngày 18 tháng 11 là thứ mấy?
Căn cứ theo quy định tại Điều 11 Luật Mặt trận tổ quốc Việt Nam 2015 quy định về Ngày truyền thống và Ngày hội đại đoàn kết toàn dân tộc như sau:
Ngày truyền thống và Ngày hội đại đoàn kết toàn dân tộc
Ngày 18 tháng 11 hằng năm là Ngày truyền thống của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và là Ngày hội đại đoàn kết toàn dân tộc.
Theo đó, ngày 18 tháng 11 hằng năm là Ngày truyền thống của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và cũng là Ngày hội đại đoàn kết toàn dân tộc. Ngày 18 tháng 11 năm 2024 rơi vào Thứ 2 nhằm ngày 18 tháng 10 âm lịch.
Ngày 18 tháng 11 được chọn để kỷ niệm sự kiện thành lập Mặt trận Dân tộc Thống nhất Việt Nam (tiền thân của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam ngày nay) vào ngày 18/11/1930. Đây là ngày lễ quan trọng nhằm:
- Tôn vinh truyền thống đoàn kết dân tộc
- Phát huy sức mạnh khối đại đoàn kết toàn dân
- Thể hiện vai trò của Mặt trận Tổ quốc trong việc tập hợp, xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc.
Ngày 18 tháng 11 là ngày gì? Ngày 18 tháng 11 là thứ mấy? Ngày 18 tháng 11 có phải ngày nghỉ lễ, tết của người lao động không? (Hình từ Internet)
Ngày 18 tháng 11 có phải ngày nghỉ lễ, tết của người lao động không?
Căn cứ quy định tại Điều 112 Bộ luật Lao động 2019 về nghỉ lễ, tết như sau:
Nghỉ lễ, tết
1. Người lao động được nghỉ làm việc, hưởng nguyên lương trong những ngày lễ, tết sau đây:
a) Tết Dương lịch: 01 ngày (ngày 01 tháng 01 dương lịch);
b) Tết Âm lịch: 05 ngày;
c) Ngày Chiến thắng: 01 ngày (ngày 30 tháng 4 dương lịch);
d) Ngày Quốc tế lao động: 01 ngày (ngày 01 tháng 5 dương lịch);
đ) Quốc khánh: 02 ngày (ngày 02 tháng 9 dương lịch và 01 ngày liền kề trước hoặc sau);
e) Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương: 01 ngày (ngày 10 tháng 3 âm lịch).
2. Lao động là người nước ngoài làm việc tại Việt Nam ngoài các ngày nghỉ theo quy định tại khoản 1 Điều này còn được nghỉ thêm 01 ngày Tết cổ truyền dân tộc và 01 ngày Quốc khánh của nước họ.
3. Hằng năm, căn cứ vào điều kiện thực tế, Thủ tướng Chính phủ quyết định cụ thể ngày nghỉ quy định tại điểm b và điểm đ khoản 1 Điều này.
Theo đó, những trường hợp người lao động sẽ được nghỉ làm việc và hưởng nguyên lương gồm các nghĩ lễ trong năm bao gồm:
- Tết Dương lịch.
- Tết Âm lịch.
- Ngày Chiến thắng.
- Ngày Quốc tế lao động.
- Quốc khánh.
- Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương.
Ngoài ra, lao động là người nước ngoài làm việc tại Việt Nam ngoài các ngày nghỉ theo quy định tại khoản 1 Điều 112 Bộ luật Lao động 2019 còn được nghỉ thêm 01 ngày Tết cổ truyền dân tộc và 01 ngày Quốc khánh của nước họ.
Như vậy, ngày 18 tháng 11 không phải là ngày lễ, tết được nghỉ dành cho người lao động.
Việc phối hợp xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc được quy định như thế nào?
Theo quy định tại Điều 14 Luật Mặt trận tổ quốc Việt Nam 2015 có quy định phối hợp xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc như sau:
(1) Mặt trận Tổ quốc Việt Nam phối hợp với cơ quan nhà nước xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc thông qua các hoạt động sau đây:
- Đề xuất, tham gia xây dựng và thực hiện chính sách, pháp luật liên quan đến việc tập hợp, xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc;
- Chủ trì, phối hợp, tham gia tổ chức các hoạt động liên quan đến quyền và trách nhiệm của tổ chức mình;
- Tham gia đối thoại, hòa giải, xây dựng cộng đồng tự quản tại địa bàn khu dân cư;
- Tham gia xây dựng và thực hiện chính sách an sinh xã hội của Nhà nước; đề xuất, tham gia thực hiện các chương trình, phong trào, cuộc vận động góp phần chăm lo đời sống vật chất, tinh thần của Nhân dân.
(2) Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam phối hợp và thống nhất hành động giữa các thành viên của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc thông qua các hoạt động sau đây:
- Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tổ chức hoặc phối hợp với cơ quan nhà nước tổ chức các cuộc vận động, phong trào thi đua yêu nước mang tính toàn dân, toàn diện, toàn quốc;
- Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam ở địa phương tổ chức hoặc phối hợp với cơ quan nhà nước tổ chức các cuộc vận động, phong trào thi đua yêu nước của địa phương;
- Các tổ chức thành viên của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tổ chức hoặc phối hợp với cơ quan nhà nước tổ chức các cuộc vận động, phong trào thi đua yêu nước liên quan đến quyền và trách nhiệm của tổ chức mình; tập hợp, động viên hội viên, đoàn viên và Nhân dân tham gia thực hiện các cuộc vận động, các phong trào thi đua yêu nước của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
- Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tổ chức các hình thức thích hợp nhằm huy động và phát huy vai trò nòng cốt của thành viên là cá nhân tiêu biểu trong hoạt động của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.
Phạm Thị Thục Quyên
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Lịch vạn niên có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hội Cựu chiến binh Việt Nam có phải là tổ chức chính trị - xã hội? Ai được tham gia Hội Cựu chiến binh Việt Nam?
- Cách viết Bản kiểm điểm tập thể chi bộ cuối năm 2024 mới nhất? Mẫu Bản kiểm điểm tập thể chi bộ cuối năm 2024 ra sao?
- Tổng hợp mẫu phiếu bầu trong đại hội Đoàn các cấp chuẩn Hướng dẫn 66? Thực hiện chương trình Đại hội đoàn như nào?
- Cách viết Báo cáo kiểm điểm tập thể Ban Thường vụ Đảng ủy cấp huyện, tỉnh mới nhất? Tải về báo cáo kiểm điểm tập thể cuối năm?
- Giải quyết chính sách cán bộ dôi dư khi sắp xếp lại đơn vị hành chính? Xử lý như nào khi cán bộ đang trong thời hạn bổ nhiệm?