Nghệ thuật sắp đặt là gì? Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép triển lãm nghệ thuật sắp đặt gồm các giấy tờ nào?
Nghệ thuật sắp đặt là gì?
Nghệ thuật sắp đặt được giải thích tại khoản 5 Điều 3 Nghị định 113/2013/NĐ-CP thì nghệ thuật sắp đặt là loại hình nghệ thuật sắp xếp các vật thể, hình thể, hình ảnh tĩnh hoặc động có nội dung và tính thẩm mỹ.
Nghệ thuật sắp đặt là gì? Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép triển lãm nghệ thuật sắp đặt gồm các giấy tờ nào? (Hình từ Internet)
Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép triển lãm nghệ thuật sắp đặt gồm các giấy tờ nào?
Hồ sơ đề nghị cấp phép triển lãm nghệ thuật sắp đặt gồm các giấy tờ được quy định tại khoản 2 Điều 15 Nghị định 113/2013/NĐ-CP như sau:
Hồ sơ, thủ tục cấp giấy phép triển lãm
1. Tổ chức, cá nhân đề nghị cấp phép triển lãm gửi trực tiếp hoặc qua đường bưu điện 01 bộ hồ sơ đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định tại Điều 14 Nghị định này.
2. Hồ sơ gồm:
a) Đơn đề nghị cấp giấy phép (mẫu số 1);
b) Danh sách tác giả, tác phẩm, chất liệu, kích thước tác phẩm, năm sáng tác;
c) Mỗi tác phẩm một ảnh màu kích thước 10x15 cm. Riêng đối với triển lãm nghệ thuật sắp đặt phải có ảnh chính diện, bên phải và bên trái tác phẩm, kèm theo văn bản trình bày ý tưởng nội dung tác phẩm. Trường hợp tác phẩm có chữ nước ngoài thì phải có bản dịch ra tiếng Việt. Tổ chức, cá nhân phải chịu trách nhiệm về nội dung bản dịch;
d) Đối với triển lãm ngoài trời được tổ chức tại Việt Nam phải có văn bản của chủ địa điểm triển lãm cam kết đảm bảo các điều kiện về trật tự, an toàn xã hội, văn minh công cộng, vệ sinh, môi trường và phòng chống cháy nổ;
đ) Đối với trường hợp đưa tác phẩm mỹ thuật ra nước ngoài triển lãm, ngoài đơn đề nghị cấp giấy phép (mẫu số 2) và hồ sơ quy định tại các Điểm b và c Khoản này phải kèm theo giấy mời hoặc văn bản thỏa thuận của đối tác nước ngoài và bản dịch tiếng Việt (có xác nhận của cơ quan có thẩm quyền).
3. Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ đầy đủ, hợp lệ, cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định tại Điều 14 Nghị định này xem xét cấp giấy phép; trường hợp không cấp giấy phép phải trả lời bằng văn bản, nêu rõ lý do.
4. Sau khi được cấp giấy phép triển lãm mỹ thuật (mẫu số 3) nếu có thay đổi về nội dung, thời gian, địa điểm, thiết kế trưng bày triển lãm thì tổ chức, cá nhân tổ chức triển lãm phải làm lại thủ tục xin cấp giấy phép.
5. Giấy phép cấp cho triển lãm mỹ thuật đưa ra trưng bày ở nước ngoài (mẫu số 4) là căn cứ để làm thủ tục hải quan.
Như vậy, theo quy định trên thì hồ sơ đề nghị cấp phép triển lãm nghệ thuật sắp đặt gồm các giấy tờ sau:
- Đơn đề nghị cấp giấy phép;
- Danh sách tác giả, tác phẩm, chất liệu, kích thước tác phẩm, năm sáng tác;
- Triển lãm nghệ thuật sắp đặt phải có ảnh chính diện, bên phải và bên trái tác phẩm, kèm theo văn bản trình bày ý tưởng nội dung tác phẩm. Trường hợp tác phẩm có chữ nước ngoài thì phải có bản dịch ra tiếng Việt. Tổ chức, cá nhân phải chịu trách nhiệm về nội dung bản dịch;
- Đối với triển lãm ngoài trời được tổ chức tại Việt Nam phải có văn bản của chủ địa điểm triển lãm cam kết đảm bảo các điều kiện về trật tự, an toàn xã hội, văn minh công cộng, vệ sinh, môi trường và phòng chống cháy nổ;
- Đối với trường hợp đưa tác phẩm mỹ thuật ra nước ngoài triển lãm, ngoài đơn đề nghị cấp giấy phép và hồ sơ quy định tại các Điểm b và c Khoản này phải kèm theo giấy mời hoặc văn bản thỏa thuận của đối tác nước ngoài và bản dịch tiếng Việt (có xác nhận của cơ quan có thẩm quyền).
Ai có thẩm quyền cấp phép triển lãm nghệ thuật sắp đặt do tổ chức quốc tế tổ chức?
Ai có thẩm quyền cấp phép triển lãm nghệ thuật sắp đặt do tổ chức quốc tế tổ chức, thì theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 14 Nghị định 113/2013/NĐ-CP như sau:
Thẩm quyền cấp giấy phép triển lãm
1. Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch cấp giấy phép đối với:
a) Triển lãm mỹ thuật có quy mô toàn quốc, khu vực do các cơ quan Trung ương tổ chức;
b) Triển lãm mỹ thuật Việt Nam do tổ chức quốc tế, tổ chức nước ngoài tổ chức;
c) Triển lãm mỹ thuật nước ngoài tại Việt Nam do tổ chức Việt Nam hoặc tổ chức nước ngoài tại Việt Nam tổ chức;
d) Đưa tác phẩm mỹ thuật Việt Nam ra nước ngoài triển lãm mang danh nghĩa đại diện cho quốc gia Việt Nam.
2. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh cấp giấy phép đối với:
a) Triển lãm mỹ thuật tại địa phương do cơ quan, tổ chức thuộc địa phương, cá nhân, nhóm cá nhân người Việt Nam hoặc người nước ngoài tổ chức;
b) Đưa tác phẩm mỹ thuật Việt Nam ra nước ngoài triển lãm không mang danh nghĩa đại diện cho quốc gia Việt Nam.
3. Cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp giấy phép triển lãm quy định tại các Khoản 1, 2 Điều này chịu trách nhiệm về nội dung triển lãm và kiểm tra, giám sát triển lãm.
Như vậy, theo quy định trên thì Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch có thẩm quyền cấp phép triển lãm nghệ thuật sắp đặt do tổ chức quốc tế tổ chức.
Bùi Thị Thanh Sương
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Tác phẩm mỹ thuật có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Trường hợp nào thì tàu bay chưa khởi hành bị đình chỉ thực hiện chuyến bay? Đình chỉ thực hiện chuyến bay như thế nào?
- Mẫu tờ trình đề nghị giải thể cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông, trường chuyên biệt, giáo dục thường xuyên mới nhất?
- Công chức quản lý thuế có bao gồm công chức hải quan? Nghiêm cấm công chức hải quan bao che, thông đồng để gian lận thuế?
- Khai quyết toán thuế là gì? Thời gian gia hạn nộp hồ sơ khai thuế đối với việc nộp hồ sơ khai quyết toán thuế là bao lâu?
- Kế hoạch quản lý khai thác nhà đất là tài sản công không sử dụng để ở gồm những gì? Thời hạn lập Kế hoạch quản lý khai thác nhà đất?