Nghị định 79/2023/NĐ-CP hướng dẫn Luật Sở hữu trí tuệ về quyền đối với giống cây trồng ra sao?
Đã có Nghị định 79/2023/NĐ-CP hướng dẫn Luật Sở hữu trí tuệ về quyền đối với giống cây trồng?
Ngày 15/11/2023, Chính phủ ban hành Nghị định 79/2023/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Sở hữu trí tuệ về quyền đối với giống cây trồng.
Theo đó, Nghị định này quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Sở hữu trí tuệ về quyền đối với giống cây trồng, bao gồm:
- Trình tự, thủ tục xác lập quyền đối với giống cây trồng;
- Quyền đối với giống cây trồng là kết quả của nhiệm vụ khoa học và công nghệ sử dụng ngân sách nhà nước;
- Quyền và nghĩa vụ của chủ sở hữu Bằng bảo hộ và tác giả giống cây trồng;
- Chuyển nhượng, chuyển giao quyền đối với giống cây trồng được bảo hộ;
- Đại diện quyền đối với giống cây trồng.
Đối tượng áp dụng Nghị định 79/2023/NĐ-CP bao gồm:
- Tổ chức, cả nhân Việt Nam.
- Tổ chức, cá nhân nước ngoài là công dân quốc gia thành viên Hiệp hội quốc tế về bảo hộ giống cây trồng mới hoặc nước có thỏa thuận quốc tế với nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam về bảo hộ giống cây trồng; cá nhân nước ngoài thường trú tại Việt Nam hoặc có cơ sở sản xuất, kinh doanh giống cây trồng tại Việt Nam; tổ chức nước ngoài có cơ sở sản xuất, kinh doanh giống cây trồng tại Việt Nam; tổ chức, cá nhân thưởng trú hoặc có cơ sở sản xuất, kinh doanh giống cây trồng trên lãnh thổ của quốc gia thành viên UPOV,
- Các tổ chức, cá nhân có hoạt động liên quan đến bảo hộ giống cây trồng.
Nghị định 79/2023/NĐ-CP hướng dẫn Luật Sở hữu trí tuệ về quyền đối với giống cây trồng ra sao? (Hình từ Internet)
Trường hợp nào bắt buộc chuyển giao quyền sử dụng giống cây trồng được bảo hộ?
Căn cứ quy định tại Điều 21 Nghị định 79/2023/NĐ-CP, các trường hợp bắt buộc chuyển giao quyền sử dụng giống cây trồng được bảo hộ bao gồm:
- Việc sử dụng giống cây trồng nhằm mục đích công cộng, phi thương mại, phục vụ nhu cầu quốc phòng, an ninh, an ninh lương thực và dinh dưỡng cho nhân dân hoặc đáp ứng các nhu cầu cấp thiết của xã hội như thiên tai, dịch bệnh, chiến tranh, ô nhiễm môi trường trên diện rộng.
Trường hợp sử dụng giống cây trồng, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thông báo công khai nhu cầu về giống gồm: tên giống cây trồng, mục đích, lượng giống cần sử dụng, phạm vi, thời gian đáp ứng mục đích chuyển giao và thời hạn nộp hồ sơ đăng ký để tổ chức, cá nhân có nhu cầu sử dụng giống cây trồng đăng ký.
- Người có nhu cầu và năng lực sử dụng giống cây trồng không đạt được thỏa thuận với người nắm độc quyền sử dụng giống cây trồng về việc ký kết hợp đồng sử dụng giống cây trồng mặc dù trong 12 tháng (trừ trường hợp bất khả kháng) đã cố gắng thương lượng với mức giá và các điều kiện thương mại thỏa đáng.
- Người nắm độc quyền sử dụng giống cây trồng bị coi là thực hiện hành vi hạn chế cạnh tranh bị cấm theo quy định của pháp luật về cạnh tranh.
Nghị định 79/2023/NĐ-CP có hiệu lực từ khi nào?
Căn cứ quy định tại Điều 36 Nghị định 79/2023/NĐ-CP như sau:
Hiệu lực thi hành
1. Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày 15 tháng 11 năm 2023.
2. Các văn bản sau thi hành:
a) Nghị định số 88/2010/NĐ-CP ngày 16 tháng 8 năm 2010 của Chính phủ quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ về quyền đối với giống cây trồng;
b) Thông tư số 16/2013/TT-BNNPTNT ngày 28 tháng 02 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn về bảo hộ quyền đối với giống cây trồng:
c) Thông tư số 03/2021/TT-BNNPTNT ngày 22 tháng 6 năm 2021 sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 16/2013/TT-BNNPTNT ngày 28 tháng 02 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về bảo hộ quyền đối với giống cây trồng.
Như vậy, Nghị định 79/2023/NĐ-CP có hiệu lực kể từ ngày 15/11/2023.
Kể từ 15/11/2023, các văn bản hết hiệu lực bao gồm:
- Thông tư 16/2013/TT-BNNPTNT;
- Thông tư 03/2021/TT-BNNPTNT.
Theo đó, đơn đăng ký giống cây trồng đã được nộp cho cơ quan có thẩm quyền trước 15/11/2023 tiếp tục thực hiện theo quy định của văn bản pháp luật có hiệu lực tại thời điểm nộp đơn, trừ quy định về sửa đổi, bổ sung đơn đăng ký bảo hộ, khảo nghiệm DUS thì áp dụng quy định của Nghị định 79/2023/NĐ-CP nếu có thủ tục phát sinh sau thời điểm ngày 15/11/2023.
Mọi quyền và nghĩa vụ theo Bằng bảo hộ được cấp theo quy định của pháp luật có hiệu lực trước ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành và các thủ tục duy trì, sửa đổi, chuyển giao quyền sử dụng, chuyển nhượng quyền sở hữu liên quan đến Bằng bảo hộ đó được áp dụng theo quy định của Nghị định này, trừ quy định về căn cứ huỷ bỏ hiệu lực Bằng bảo hộ thì áp dụng quy định của văn bản pháp luật có hiệu lực tại thời điểm cấp Bằng bảo hộ.
Đặng Phan Thị Hương Trà
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Quyền đối với giống cây trồng có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Danh mục, nội dung gói dịch vụ y tế cơ bản do trạm y tế xã thực hiện do Bộ Y tế ban hành mới nhất?
- Công chức giữ chức vụ lãnh đạo của Bộ Tư pháp có 02 năm liên tiếp được xếp loại không hoàn thành nhiệm vụ có bị cho thôi việc?
- Từ ngày 1/1/2025, quỹ bảo hiểm tai nạn lao động tự nguyện hoạt động theo nguyên tắc nào?
- Người làm chứng trong tố tụng dân sự là ai? Người làm chứng được từ chối khai báo lời khai không?
- Văn bản chấp thuận chủ trương đầu tư dự án cải tạo nhà chung cư phải được công bố công khai ở đâu?