Nghỉ Lễ 2 9 đến 5 9 có được không? Nghỉ Lễ Quốc Khánh 2 9 đến 5 9 thế nào để không bị trừ lương?
Nghỉ Lễ 2 9 đến 5 9 có được không?
Nghỉ Lễ 2 9 đến 5 9 có được không thì căn cứ theo quy định tại Thông báo 5015/TB-LĐTBXH năm 2023 về nghỉ tết Âm lịch và nghỉ lễ Quốc khánh năm 2024 đối với cán bộ, công chức, viên chức và người lao động cụ thể như sau:
(1) Công chức, viên chức nghỉ lễ Quốc khánh năm 2024 từ thứ Bảy ngày 31/8/2024 đến hết thứ Ba ngày 03/9/2024 Dương lịch. Đợt nghỉ này bao gồm 02 ngày nghỉ lễ Quốc khánh, 02 ngày nghỉ hằng tuần.
(2) Đối với người lao động không phải là công chức, viên chức thì người sử dụng lao động quyết định lựa chọn phương án nghỉ lễ Quốc khánh năm 2024 như sau:
- Đối với dịp nghỉ lễ Quốc khánh: thứ Hai ngày 02/9/2024 Dương lịch và lựa chọn 01 trong 02 ngày: Chủ Nhật ngày 01/9/2024 hoặc thứ Ba ngày 03/9/2024 Dương lịch.
- Nếu ngày nghỉ hằng tuần trùng với ngày nghỉ lễ, tết quy định tại khoản 1 Điều 112 Bộ luật Lao động thì người lao động được nghỉ bù ngày nghỉ hằng tuần vào ngày làm việc kế tiếp theo quy định tại khoản 3 Điều 111 Bộ luật Lao động.
Đồng thời, tại khoản 3 Điều 111 Bộ luật Lao động 2019 cũng có quy định:
Nghỉ hằng tuần
...
3. Nếu ngày nghỉ hằng tuần trùng với ngày nghỉ lễ, tết quy định tại khoản 1 Điều 112 của Bộ luật này thì người lao động được nghỉ bù ngày nghỉ hằng tuần vào ngày làm việc kế tiếp.
Như vậy, người lao động sẽ được nghỉ Lễ 2 9 đến 5 9 nếu người lao động có ngày nghỉ hằng tuần trùng với ngày nghỉ lễ Quốc Khánh 2 9 và ngày 3 9 (trường hợp người sử dụng lao động chọn ngày 3 9 là ngày nghỉ liền kề).
Nghỉ Lễ 2 9 đến 5 9 có được không? Nghỉ Lễ Quốc Khánh 2 9 đến 5 9 thế nào để không bị trừ lương? (Hình từ Internet)
Nghỉ Lễ 2 9 đến 5 9 thế nào để không bị trừ lương?
Nghỉ Lễ 2 9 đến 5 9 thế nào để không bị trừ lương thì ngoài việc được nghỉ nếu bị trùng lịch nghỉ hằng tuần với ngày nghỉ lễ như đã phân tích ở trên, đối chiếu theo Điều 113 Bộ luật Lao động 2019, trong trường hợp người lao động muốn nghỉ lễ Quốc Khánh đến ngày 5 9 mà không bị trừ lương thì người lao động có thể làm đơn xin nghỉ phép trừ vào ngày phép năm, cụ thể như sau:
Nghỉ hằng năm
1. Người lao động làm việc đủ 12 tháng cho một người sử dụng lao động thì được nghỉ hằng năm, hưởng nguyên lương theo hợp đồng lao động như sau:
a) 12 ngày làm việc đối với người làm công việc trong điều kiện bình thường;
b) 14 ngày làm việc đối với người lao động chưa thành niên, lao động là người khuyết tật, người làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm;
c) 16 ngày làm việc đối với người làm nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm.
2. Người lao động làm việc chưa đủ 12 tháng cho một người sử dụng lao động thì số ngày nghỉ hằng năm theo tỷ lệ tương ứng với số tháng làm việc.
3. Trường hợp do thôi việc, bị mất việc làm mà chưa nghỉ hằng năm hoặc chưa nghỉ hết số ngày nghỉ hằng năm thì được người sử dụng lao động thanh toán tiền lương cho những ngày chưa nghỉ.
4. Người sử dụng lao động có trách nhiệm quy định lịch nghỉ hằng năm sau khi tham khảo ý kiến của người lao động và phải thông báo trước cho người lao động biết. Người lao động có thể thỏa thuận với người sử dụng lao động để nghỉ hằng năm thành nhiều lần hoặc nghỉ gộp tối đa 03 năm một lần.
5. Khi nghỉ hằng năm mà chưa đến kỳ trả lương, người lao động được tạm ứng tiền lương theo quy định tại khoản 3 Điều 101 của Bộ luật này.
6. Khi nghỉ hằng năm, nếu người lao động đi bằng các phương tiện đường bộ, đường sắt, đường thủy mà số ngày đi đường cả đi và về trên 02 ngày thì từ ngày thứ 03 trở đi được tính thêm thời gian đi đường ngoài ngày nghỉ hằng năm và chỉ được tính cho 01 lần nghỉ trong năm.
7. Chính phủ quy định chi tiết điều này.
Ngoài ra, nếu thuộc trường hợp được nghỉ việc riêng mà vẫn hưởng lương theo quy định tại khoản 1 Điều 115 Bộ luật Lao động 2019 và thông báo trước với người sử dụng lao động thì người lao động có thể được nghỉ đến ngày 5 9 mà không bị trừ lương, cụ thể như sau:
Nghỉ việc riêng, nghỉ không hưởng lương
1. Người lao động được nghỉ việc riêng mà vẫn hưởng nguyên lương và phải thông báo với người sử dụng lao động trong trường hợp sau đây:
a) Kết hôn: nghỉ 03 ngày;
b) Con đẻ, con nuôi kết hôn: nghỉ 01 ngày;
c) Cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi; cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi của vợ hoặc chồng; vợ hoặc chồng; con đẻ, con nuôi chết: nghỉ 03 ngày.
...
Lễ Quốc khánh 2 9 có phải là ngày lễ lớn không?
Lễ Quốc khánh 2 9 có phải là ngày lễ lớn không thì theo quy định tại Điều 4 Nghị định 145/2013/NĐ-CP về các ngày lễ lớn trong năm như sau:
Các ngày lễ lớn
Các ngày lễ lớn trong nước bao gồm:
1. Ngày Tết Nguyên đán (01 tháng Giêng Âm lịch).
2. Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (03-02-1930).
3. Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương (10-3 Âm lịch).
4. Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30-4-1975).
5. Ngày Chiến thắng Điện Biên Phủ (07-5-1954).
6. Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19-5-1890).
7. Ngày Cách mạng Tháng Tám (19-8-1945) và Ngày Quốc khánh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (02-9-1945).
Theo đó, lễ Quốc khánh 2 9 là ngày Quốc khánh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, một ngày lễ lớn của nước ta.
Phan Thị Như Ý
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Lễ Quốc khánh có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Viên chức Bộ Tư pháp được xếp loại không hoàn thành nhiệm vụ trong bao nhiêu năm thì bị đơn phương chấm dứt hợp đồng làm việc?
- Mẫu phiếu đánh giá việc giải quyết thủ tục hành chính của các đơn vị tại Trụ sở chính Ngân hàng Nhà nước? Cách chấm điểm tiêu chí đánh giá?
- Đối tượng được hỗ trợ bằng tiền không quá 05 lần giá đất nông nghiệp khi bị thu hồi đất theo Luật Đất đai mới?
- Mẫu bảng tổng hợp kết quả đánh giá của đồng nghiệp trong tổ chuyên môn sử dụng trong đánh giá theo chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non?
- Mẫu danh sách thanh niên xung phong được hưởng chế độ trợ cấp một lần là mẫu nào? Tải về file word ở đâu?