Nghị quyết đề nghị kết nạp đảng viên Mẫu 8 KNĐ của đảng ủy cơ sở? Đảng ủy cơ sở có quyền quyết định kết nạp đảng viên?
Nghị quyết đề nghị kết nạp đảng viên Mẫu 8 KNĐ của đảng ủy cơ sở?
Nghị quyết đề nghị kết nạp đảng viên của đảng ủy cơ sở là Mẫu 8-KNĐ Phụ lục 2 ban hành kèm Hướng dẫn 12-HD/BTCTW năm 2022:
TẢI VỀ Mẫu Nghị quyết đề nghị kết nạp đảng viên Mẫu 8 KNĐ của đảng ủy cơ sở
Nghị quyết đề nghị kết nạp đảng viên Mẫu 8 KNĐ của đảng ủy cơ sở? (Hình từ Internet)
Đảng ủy cơ sở có quyền quyết định kết nạp đảng viên hay không?
Căn cứ Điều 23 Điều lệ Đảng Cộng sản Việt Nam 2011 có quy định như sau:
Tổ chức cơ sở đảng có nhiệm vụ:
1. Chấp hành đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước; đề ra chủ trương, nhiệm vụ chính trị của đảng bộ, chi bộ và lãnh đạo thực hiện có hiệu quả.
2. Xây dựng đảng bộ, chi bộ trong sạch, vững mạnh về chính trị, tư tưởng và tổ chức; thực hiện đúng nguyên tắc tập trung dân chủ; nâng cao chất lượng sinh hoạt đảng, thực hiện tự phê bình và phê bình, giữ gìn kỷ luật và tăng cường đoàn kết thống nhất trong Đảng; thường xuyên giáo dục, rèn luyện và quản lý cán bộ, đảng viên, nâng cao phẩm chất đạo đức cách mạng, tính chiến đấu, trình độ kiến thức, năng lực công tác; làm công tác phát triển đảng viên.
3. Lãnh đạo xây dựng chính quyền, các tổ chức kinh tế, hành chính, sự nghiệp, quốc phòng, an ninh và các đoàn thể chính trị - xã hội trong sạch, vững mạnh; chấp hành đúng pháp luật và phát huy quyền làm chủ của nhân dân.
4. Liên hệ mật thiết với nhân dân, chăm lo đời sống vật chất, tinh thần và bảo vệ lợi ích chính đáng của nhân dân; lãnh đạo nhân dân tham gia xây dựng và thực hiện đường lối, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước.
5. Kiểm tra, giám sát việc thực hiện, bảo đảm các nghị quyết, chỉ thị của Đảng và pháp luật của Nhà nước được chấp hành nghiêm chỉnh; kiểm tra, giám sát tổ chức đảng và đảng viên chấp hành Điều lệ Đảng.
Đảng ủy cơ sở nếu được cấp ủy cấp trên trực tiếp ủy quyền thì được quyết định kết nạp và khai trừ đảng viên.
Theo quy định trên có nêu, đảng ủy cơ sở nếu được cấp ủy cấp trên trực tiếp ủy quyền thì được quyết định kết nạp và khai trừ đảng viên.
Như vậy, trường hợp được cấp ủy cấp trên trực tiếp ủy quyền thì đảng ủy cơ sở có quyền quyết định kết nạp đảng viên.
Thời điểm công nhận đảng viên chính thức được quy định thế nào?
Thời điểm công nhận đảng viên chính thức được quy định tại Mục 4 Quy định 24-QĐ/TW năm 2021 về thi hành Điều lệ Đảng do Ban Chấp hành Trung ương ban hành, cụ thể:
4. Điều 5: Về thời hạn tổ chức lễ kết nạp đảng viên, xét công nhận đảng viên chính thức, tính tuổi đảng của đảng viên
4.1. (Khoản 1): Thời hạn tổ chức lễ kết nạp.
Trong thời hạn 30 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được quyết định kết nạp đảng viên của cấp uỷ có thẩm quyền, chi bộ phải tổ chức lễ kết nạp cho đảng viên. Nếu để quá thời hạn nêu trên phải báo cáo và được cấp uỷ cấp trên trực tiếp đồng ý.
4.2. (Khoản 2): Thời điểm công nhận đảng viên chính thức.
4.2.1. Trong thời hạn 30 ngày làm việc, kể từ ngày đảng viên hết 12 tháng dự bị, chi bộ phải xét và đề nghị công nhận chính thức cho đảng viên; nếu không đủ điều kiện công nhận là đảng viên chính thức thì đề nghị lên cấp uỷ có thẩm quyền quyết định xoá tên.
4.2.2. Đảng viên dự bị đủ điều kiện được công nhận là đảng viên chính thức, dù chi bộ họp chậm, cấp uỷ có thẩm quyền chuẩn y chậm, vẫn được công nhận đảng viên chính thức đúng thời điểm hết 12 tháng dự bị.
4.2.3. Trường hợp tổ chức đảng cấp dưới đã qua 3 lần biểu quyết nhưng không đủ hai phần ba số đảng viên chính thức hoặc cấp uỷ viên tán thành công nhận một đảng viên dự bị là đảng viên chính thức hoặc đề nghị xoá tên trong danh sách đảng viên thì báo cáo cấp uỷ cấp trên trực tiếp và cấp uỷ có thẩm quyền xem xét, quyết định.
4.3. (Khoản 3): Thời hạn, thẩm quyền quyết định kết nạp đảng viên, xét công nhận đảng viên chính thức.
4.3.1. Trong thời hạn 60 ngày làm việc kể từ ngày chi bộ có nghị quyết đề nghị kết nạp; trong thời hạn 30 ngày làm việc kể từ ngày chi bộ có nghị quyết đề nghị công nhận chính thức, thì cấp uỷ có thẩm quyền phải xem xét, quyết định; trường hợp đặc biệt có thể gia hạn tối đa 30 ngày làm việc. Việc đồng ý hoặc không đồng ý, phải thông báo kết quả cho chi bộ nơi đề nghị kết nạp đảng viên hoặc công nhận đảng viên chính thức biết. Nếu để quá thời hạn trên mà không có lý do chính đáng thì phải kiểm điểm trách nhiệm trước cấp uỷ cấp trên.
...
Theo đó, thời điểm công nhận đảng viên chính thức được hướng dẫn cụ thể như sau:
- Trong thời hạn 30 ngày làm việc, kể từ ngày đảng viên hết 12 tháng dự bị, chi bộ phải xét và đề nghị công nhận chính thức cho đảng viên; nếu không đủ điều kiện công nhận là đảng viên chính thức thì đề nghị lên cấp uỷ có thẩm quyền quyết định xoá tên.
- Đảng viên dự bị đủ điều kiện được công nhận là đảng viên chính thức, dù chi bộ họp chậm, cấp uỷ có thẩm quyền chuẩn y chậm, vẫn được công nhận đảng viên chính thức đúng thời điểm hết 12 tháng dự bị.
- Trường hợp tổ chức đảng cấp dưới đã qua 3 lần biểu quyết nhưng không đủ hai phần ba số đảng viên chính thức hoặc cấp uỷ viên tán thành công nhận một đảng viên dự bị là đảng viên chính thức hoặc đề nghị xoá tên trong danh sách đảng viên thì báo cáo cấp uỷ cấp trên trực tiếp và cấp uỷ có thẩm quyền xem xét, quyết định.
Nguyễn Thị Hậu
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Kết nạp Đảng có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Người điều khiển ô tô có được dừng xe song song với xe khác không? Nếu không được thì có bị phạt không? Phạt bao nhiêu?
- Kết chuyển lãi lỗ đầu năm là gì? Tài khoản 421 – Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối Thông tư 200 phản ánh nội dung gì?
- Doanh nghiệp môi giới bảo hiểm phải công khai thông tin gì cho khách hàng? Có cần xin chấp thuận trước khi sáp nhập hay không?
- Phải nộp hồ sơ đề nghị gia hạn trước khi hết thời hạn sử dụng đất mấy tháng? Thời hạn sử dụng đất đối với đất sử dụng có thời hạn là bao lâu?
- Cập nhật các văn bản pháp luật về xuất nhập khẩu mới nhất? Tải Luật thuế xuất nhập khẩu PDF hiện nay?