Nghị quyết là gì? Cơ quan có thẩm quyền ban hành Nghị quyết để quy định, hướng dẫn những nội dung gì?
Nghị quyết là gì?
Căn cứ theo Điều 4 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015 (được sửa đổi, bổ sung bởi khoản 1 Điều 1 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật sửa đổi 2020) quy định Nghị quyết là một loại văn bản quy phạm pháp luật.
Nghị quyết là hình thức văn bản của Quốc hội, Ủy ban thường vụ quốc hội, Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao và Hội đồng nhân dân các cấp.
Nghị quyết được hiểu là hình thức văn bản quyết định về những vấn đề cơ bản sau khi được hội nghị bàn bạc, thông qua bằng biểu quyết theo đa số, biểu thị ý kiến hay ý định của một cơ quan, tổ chức về một vấn đề nhất định.
Nguyên tắc xây dựng, ban hành Nghị quyết được quy định như thế nào?
Nguyên tắc xây dựng, ban hành Nghị quyết được quy định tại Điều 5 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015 như sau:
- Bảo đảm tính hợp hiến, tính hợp pháp và tính thống nhất của văn bản quy phạm pháp luật trong hệ thống pháp luật.
- Tuân thủ đúng thẩm quyền, hình thức, trình tự, thủ tục xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật.
- Bảo đảm tính minh bạch trong quy định của văn bản quy phạm pháp luật.
- Bảo đảm tính khả thi, tiết kiệm, hiệu quả, kịp thời, dễ tiếp cận, dễ thực hiện của văn bản quy phạm pháp luật; bảo đảm lồng ghép vấn đề bình đẳng giới trong văn bản quy phạm pháp luật; bảo đảm yêu cầu cải cách thủ tục hành chính.
- Bảo đảm yêu cầu về quốc phòng, an ninh, bảo vệ môi trường, không làm cản trở việc thực hiện các điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
- Bảo đảm công khai, dân chủ trong việc tiếp nhận, phản hồi ý kiến, kiến nghị của cá nhân, cơ quan, tổ chức trong quá trình xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật.
Nghị quyết là gì? Cơ quan có thẩm quyền ban hành Nghị quyết để quy định, hướng dẫn những nội dung gì? (Hình từ Internet)
Cơ quan có thẩm quyền ban hành Nghị quyết để quy định, hướng dẫn những nội dung gì?
Căn cứ theo Chương II Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015, cơ quan có thẩm quyền ban hành Nghị quyết để quy định, hướng dẫn những nội dung sau đây:
(1) Tại khoản 2 Điều 15 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015, Quốc hội ban hành Nghị quyết để quy định:
- Tỷ lệ phân chia các khoản thu và nhiệm vụ chi giữa ngân sách trung ương và ngân sách địa phương;
- Thực hiện thí điểm một số chính sách mới thuộc thẩm quyền quyết định của Quốc hội nhưng chưa có luật điều chỉnh hoặc khác với quy định của luật hiện hành;
- Tạm ngưng hoặc kéo dài thời hạn áp dụng toàn bộ hoặc một phần luật, nghị quyết của Quốc hội đáp ứng các yêu cầu cấp bách về phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quyền con người, quyền công dân;
- Quy định về tình trạng khẩn cấp, các biện pháp đặc biệt khác bảo đảm quốc phòng, an ninh quốc gia;
- Đại xá;
- Vấn đề khác thuộc thẩm quyền của Quốc hội.
(2) Tại khoản 2 Điều 16 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015, Ủy ban thường vụ Quốc hội ban hành nghị quyết để quy định:
- Giải thích Hiến pháp, luật, pháp lệnh;
- Tạm ngưng hoặc kéo dài thời hạn áp dụng toàn bộ hoặc một phần pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội đáp ứng các yêu cầu cấp bách về phát triển kinh tế - xã hội;
- Bãi bỏ pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội; trường hợp bãi bỏ pháp lệnh thì Ủy ban thường vụ Quốc hội có trách nhiệm báo cáo Quốc hội tại kỳ họp gần nhất;
- Tổng động viên hoặc động viên cục bộ; ban bố, bãi bỏ tình trạng khẩn cấp trong cả nước hoặc ở từng địa phương;
- Hướng dẫn hoạt động của Hội đồng nhân dân;
- Vấn đề khác thuộc thẩm quyền của Ủy ban thường vụ Quốc hội.
(3) Tại Điều 21 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015, Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao ban hành nghị quyết để hướng dẫn việc áp dụng thống nhất pháp luật trong xét xử thông qua tổng kết việc áp dụng pháp luật, giám đốc việc xét xử.
(4) Tại Điều 27 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015, Hội đồng nhân dân cấp tỉnh ban hành Nghị quyết để quy định:
- Chi tiết điều, khoản, điểm được giao trong văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan nhà nước cấp trên.
- Chính sách, biện pháp nhằm bảo đảm thi hành Hiến pháp, luật, văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan nhà nước cấp trên.
- Biện pháp nhằm phát triển kinh tế - xã hội, ngân sách, quốc phòng, an ninh ở địa phương.
- Biện pháp có tính chất đặc thù phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
(5) Tại Điều 30 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015 (được sửa đổi bởi khoản 7 Điều 1 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật sửa đổi 2020) quy định như sau:
- Hội đồng nhân dân cấp huyện ban hành Nghị quyết để quy định những vấn đề được luật, nghị quyết của Quốc hội giao hoặc để thực hiện việc phân cấp cho chính quyền địa phương, cơ quan nhà nước cấp dưới theo quy định của Luật tổ chức chính quyền địa phương.
- Hội đồng nhân dân cấp xã ban hành Nghị quyết để quy định những vấn đề được luật, nghị quyết của Quốc hội giao.
Huỳnh Lê Bình Nhi
- Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật sửa đổi 2020
- Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015
- Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015
- Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015
- Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015
- Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015
- Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015
- Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015
- Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật sửa đổi 2020
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Văn bản quy phạm pháp luật có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Quy trình đánh giá Đảng viên cuối năm 2024? Quy trình đánh giá xếp loại Đảng viên cuối năm 2024 thế nào?
- Khối lượng của loại vàng miếng SJC do cơ quan nào quyết định? Quy trình gia công vàng miếng SJC từ vàng của Ngân hàng Nhà nước?
- Mẫu phiếu lấy ý kiến đồng nghiệp trong tổ chuyên môn đối với giáo viên mầm non mới nhất? Tải về tại đâu?
- Mẫu biên bản thỏa thuận về việc góp vốn kinh doanh mua bất động sản, đất đai mới nhất? Tải về ở đâu?
- Hướng dẫn cách viết mẫu phiếu đánh giá xếp loại chất lượng công chức? Công chức được xếp loại chất lượng ở mức hoàn thành xuất sắc khi nào?