Nghĩa vụ nhà báo được pháp luật quy định như thế nào? Nhà báo đưa tin sai sự thật có thể bị xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực báo chí không?

01 phóng viên báo chí đã đăng Chủ tịch xã làm giả con dấu, ký giấy khai sinh thu lời bất chính, sai sự thật. Hỏi: Theo quy định của pháp luật thì Phóng viên vi phạm quy định nào của pháp luật. (Quy định tại văn bản nào) (Nội dung phản ánh sai là: Không phải làm giả con dấu, không thu lời bất chính, không phải làm giả giấy tờ) Mong được giải đáp thắc mắc sớm nhất, xin cảm ơn!

Quyền và nghĩa vụ của một người nhà báo như thế nào trong hoạt động nghề nghiệp của mình?

Căn cứ Điều 25 Luật Báo chí 2016 quy định về quyền và nghĩa vụ của nhà báo như sau:

- Nhà báo là người hoạt động báo chí được cấp thẻ nhà báo.

- Nhà báo có các quyền sau đây:

+ Hoạt động báo chí trên lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, hoạt động báo chí ở nước ngoài theo quy định của pháp luật và được pháp luật bảo hộ trong hoạt động nghề nghiệp;

+ Được khai thác, cung cấp và sử dụng thông tin trong hoạt động báo chí theo quy định của pháp luật;

+ Được đến các cơ quan, tổ chức để hoạt động nghiệp vụ báo chí. Khi đến làm việc, nhà báo chỉ cần xuất trình thẻ nhà báo. Các cơ quan, tổ chức có trách nhiệm cung cấp cho nhà báo những tư liệu, tài liệu không thuộc phạm vi bí mật nhà nước, bí mật đời tư của cá nhân và bí mật khác theo quy định của pháp luật;

+ Được hoạt động nghiệp vụ báo chí tại các phiên tòa xét xử công khai; được bố trí khu vực riêng để tác nghiệp; được liên lạc trực tiếp với người tiến hành tố tụng, người tham gia tố tụng để lấy tin, phỏng vấn theo quy định của pháp luật;

+ Được đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chính trị, nghiệp vụ báo chí;

+ Khước từ việc tham gia biên soạn hoặc thể hiện tác phẩm báo chí trái với quy định của pháp luật.

- Nhà báo có các nghĩa vụ sau đây:

+ Thông tin trung thực về tình hình đất nước và thế giới phù hợp với lợi ích của đất nước và của Nhân dân; phản ánh ý kiến, nguyện vọng chính đáng của Nhân dân;

+ Bảo vệ quan Điểm, đường lối, chủ trương của Đảng; chính sách, pháp luật của Nhà nước; phát hiện, tuyên truyền và bảo vệ nhân tố tích cực; đấu tranh phòng, chống các tư tưởng, hành vi sai phạm;

+ Không được lạm dụng danh nghĩa nhà báo để sách nhiễu và làm việc vi phạm pháp luật;

+ Phải cải chính, xin lỗi trong trường hợp thông tin sai sự thật, xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của cơ quan, tổ chức, danh dự, nhân phẩm của cá nhân;

+ Chịu trách nhiệm trước pháp luật và trước người đứng đầu cơ quan báo chí về nội dung tác phẩm báo chí của mình và về những hành vi vi phạm pháp luật;

+ Tuân thủ quy định về đạo đức nghề nghiệp của người làm báo.

Trước tiên trong trường hợp này, Ban hỗ trợ đang hiểu là nhà báo đăng tin về nội dung "làm giả con dấu, ký giấy khai sinh thu lời bất chính" khi không có cơ sở về nguồn tin (Ví dụ: Trên thực tế không hề có đơn tố cáo về hành vi làm giả con dấu này, vụ việc cũng không đang trong giai đoạn điều tra xác minh...)

Như vậy, theo quy định trên đã nêu rõ rằng nghĩa vụ của người nhà báo là phải cải chính, xin lỗi trong trường hợp thông tin sai sự thật, xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của cơ quan, tổ chức, danh dự, nhân phẩm của cá nhân; Chịu trách nhiệm trước pháp luật và trước người đứng đầu cơ quan báo chí về nội dung tác phẩm báo chí của mình và về những hành vi vi phạm pháp luật. Cho nên việc bạn đăng sai tin thì bạn phải cải chính lại và xin lỗi.

Nhà báo đưa tin

Nhà báo đưa tin

Nhà báo đưa tin sai sự thật có thể bị xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực báo chí ra sao?

Căn cứ Điều 8 Nghị định 119/2020/NĐ-CP, được sửa đổi bởi điểm d, điểm e khoản 10 Điều 2 Nghị định 14/2022/NĐ-CP quy định:

Vi phạm quy định về đăng, phát nội dung thông tin trên báo chí, bản tin, đặc san
...
2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Đăng, phát thông tin sai sự thật gây ảnh hưởng ít nghiêm trọng;
...
5. Phạt tiền từ 60.000.000 đồng đến 80.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Đăng, phát thông tin sai sự thật gây ảnh hưởng nghiêm trọng;
...
6. Phạt tiền từ 80.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Đăng, phát thông tin sai sự thật gây ảnh hưởng rất nghiêm trọng;
...

Theo đó, Nhà báo đưa tin sai sự thật tùy mức độ như quy định trên mà có thể bị phạt tiền từ 5 triệu đến 100 triệu đồng.

Cải chính trên báo chí là như thế nào?

Căn cứ 42 Luật Báo chí 2016 quy định về việc cải chính trên báo chí như sau:

- Cơ quan báo chí thông tin sai sự thật, xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của cơ quan, tổ chức, danh dự, nhân phẩm của cá nhân thì phải đăng, phát lời cải chính, xin lỗi trên báo chí và thông báo cho cơ quan, tổ chức, cá nhân đó.

Đối với báo chí điện tử, ngoài việc đăng, phát lời cải chính, xin lỗi còn phải gỡ bỏ ngay thông tin sai sự thật đã đăng, phát nhưng phải lưu giữ nội dung thông tin trên máy chủ để phục vụ công tác thanh tra, kiểm tra theo quy định tại Điểm d Khoản 1 Điều 52 của Luật này.

- Khi có văn bản kết luận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về vụ việc mà báo chí đã đăng, phát là sai sự thật, xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của cơ quan, tổ chức, danh dự, nhân phẩm của cá nhân thì cơ quan báo chí phải đăng, phát phần nội dung kết luận đó và nội dung cải chính, xin lỗi của cơ quan báo chí, của tác giả tác phẩm báo chí.

Lời xin lỗi của cơ quan báo chí, tác giả tác phẩm báo chí được đăng, phát liền sau nội dung thông tin cải chính.

- Việc đăng, phát thông tin cải chính, xin lỗi của cơ quan báo chí, của tác giả tác phẩm phải thực hiện theo quy định sau đây:

+ Đăng, phát tại trang hai đối với báo in, trang cuối đối với tạp chí in, chuyên Mục riêng tại trang chủ đối với báo điện tử với cùng một kiểu chữ, cỡ chữ mà báo chí đã đăng, phát thông tin;

+ Đăng, phát đúng chuyên Mục, giờ phát sóng, số lần phát sóng đối với báo nói, báo hình mà báo chí đã đăng, phát thông tin.

- Khi đăng, phát thông tin cải chính, xin lỗi, cơ quan báo chí phải thể hiện đầy đủ các nội dung sau đây:

+ Tiêu đề: “Thông tin cải chính, xin lỗi”;

+ Tên tác phẩm báo chí, tên chuyên Mục, số báo, ngày, tháng, năm đã đăng, phát phải cải chính;

+ Những thông tin sai sự thật, xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của cơ quan, tổ chức, danh dự, nhân phẩm của cá nhân đã đăng, phát trong tác phẩm báo chí và nội dung thông tin được cải chính.

- Thời Điểm đăng, phát cải chính, xin lỗi được quy định như sau:

+ Việc đăng, phát cải chính, xin lỗi của báo điện tử được thực hiện ngay khi nhận được văn bản kết luận hoặc tự phát hiện vi phạm; thông tin cải chính, xin lỗi phải được lưu giữ trên báo ít nhất là 07 ngày kể từ ngày đăng, phát cải chính, xin lỗi;

+ Việc đăng, phát cải chính, xin lỗi trên báo in, báo nói, báo hình phải được thực hiện trong thời hạn 02 ngày đối với báo ngày, báo nói, báo hình; trong số ra gần nhất đối với báo tuần, tạp chí, tính từ ngày cơ quan báo chí nhận được văn bản kết luận hoặc tự phát hiện vi phạm. Đối với tạp chí xuất bản trên 30 ngày một kỳ thì phải có văn bản trả lời ngay cho cơ quan, tổ chức, cá nhân và phải đăng trong số ra gần nhất;

+ Cơ quan báo chí, trang thông tin điện tử tổng hợp đã đăng, phát thông tin của cơ quan báo chí khác có nội dung phải cải chính, xin lỗi cũng phải thực hiện đăng lại nội dung cải chính, xin lỗi của cơ quan báo chí vi phạm.

Cơ quan báo chí đã đăng, phát nội dung thông tin vi phạm, sau khi thực hiện cải chính, xin lỗi phải có trách nhiệm thông báo cho các cơ quan báo chí và trang thông tin điện tử tổng hợp có thỏa thuận về việc sử dụng tin, bài của báo mình để thực hiện việc đăng lại lời cải chính, xin lỗi.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Nhà báo

Lê Đình Khôi

Nhà báo
Căn cứ pháp lý
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Nhà báo có thể đặt câu hỏi tại đây.

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Nhà báo
MỚI NHẤT
Pháp luật
Nhà báo có những quyền hạn gì? Bộ trưởng đang làm nhiệm vụ có quyền từ chối trả lời phỏng vấn báo chí hay không?
Pháp luật
Nhà báo là gì? Nhà báo có quyền và nghĩa vụ gì? Trách nhiệm cung cấp thông tin cho báo chí trong những trường hợp nào?
Pháp luật
Nhà báo đăng nội dung kích động chiến tranh nhằm chống lại chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ Việt Nam thì có bị truy cứu trách nhiệm hình sự không?
Pháp luật
Nhà báo tham dự phiên tòa có được ghi âm và ghi hình diễn biến tại phiên tòa để đưa tin về diễn biến phiên tòa không?
Pháp luật
Đối tượng nào được xét cấp thẻ nhà báo? Người dân tộc thiểu số có được cấp xét thẻ nhà báo không? Quyền và nghĩa vụ của nhà báo là gì?
Pháp luật
Nhà báo đã yêu cầu đưa tiền để không viết bài đăng báo khi biết người chưa thực hiện đúng các quy định về quản lý, sử dụng đất thì đi tù bao nhiêu năm?
Pháp luật
Ủy ban nhân dân có quyền yêu cầu nhà báo xuất trình giấy giới thiệu của đơn vị công tác để làm việc hay không?
Pháp luật
Nghĩa vụ nhà báo được pháp luật quy định như thế nào? Nhà báo đưa tin sai sự thật có thể bị xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực báo chí không?
Pháp luật
Chặn nhà báo không cho tác nghiệp có vi phạm pháp luật không? Nếu có thì mức phạt được quy định thế nào?
Pháp luật
Người mạo danh nhà báo sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính thế nào? Thời hiệu xử phạt người này là bao lâu?
Xem thêm...
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào