Ngôn ngữ sử dụng trong hợp đồng giao kết với người tiêu dùng có bắt buộc phải là tiếng Việt không?

Tôi có một câu hỏi như sau: Ngôn ngữ sử dụng trong hợp đồng giao kết với người tiêu dùng có bắt buộc phải là tiếng Việt không? Tôi rất mong mình sẽ nhận được câu trả lời trong thời gian sớm nhất có thể. Câu hỏi của chị Thùy Dương ở Lâm Đồng.

Ngôn ngữ sử dụng trong hợp đồng giao kết với người tiêu dùng có bắt buộc phải là tiếng Việt không?

Theo Điều 14 Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng 2010 quy định về hợp đồng giao kết với người tiêu dùng như sau:

Hợp đồng giao kết với người tiêu dùng
1. Hình thức hợp đồng giao kết với người tiêu dùng được thực hiện theo quy định của pháp luật về dân sự.
2. Trường hợp giao kết hợp đồng với người tiêu dùng bằng văn bản thì ngôn ngữ của hợp đồng phải được thể hiện rõ ràng, dễ hiểu.
Ngôn ngữ sử dụng trong hợp đồng giao kết với người tiêu dùng là tiếng Việt, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác.
3. Trường hợp giao kết hợp đồng bằng phương tiện điện tử thì tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ phải tạo điều kiện để người tiêu dùng xem xét toàn bộ hợp đồng trước khi giao kết.
4. Chính phủ quy định chi tiết các hình thức giao kết hợp đồng khác với người tiêu dùng.

Theo quy định trên, trường hợp giao kết hợp đồng với người tiêu dùng bằng văn bản thì ngôn ngữ của hợp đồng phải được thể hiện rõ ràng, dễ hiểu.

Và ngôn ngữ sử dụng trong hợp đồng giao kết với người tiêu dùng là tiếng Việt, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác.

Hợp đồng giao kết với người tiêu dùng

Ngôn ngữ sử dụng trong hợp đồng giao kết với người tiêu dùng có bắt buộc phải là tiếng Việt không? (Hình từ Internet)

Việc giải thích hợp đồng giao kết với người tiêu dùng được quy định thế nào?

Theo quy định tại Điều 15 Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng 2010 về giải thích hợp đồng giao kết với người tiêu dùng như sau:

Giải thích hợp đồng giao kết với người tiêu dùng
Trong trường hợp hiểu khác nhau về nội dung hợp đồng thì tổ chức, cá nhân có thẩm quyền giải quyết tranh chấp giải thích theo hướng có lợi cho người tiêu dùng.

Theo đó, khi có những cách hiểu khác nhau về nội dung hợp đồng giao kết với người tiêu dùng thì về nguyên tắc tổ chức, cá nhân có thẩm quyền giải quyết tranh chấp sẽ giải thích hợp đồng theo hướng có lợi cho người tiêu dùng.

Điều khoản của hợp đồng giao kết với người tiêu dùng không có hiệu lực trong trường hợp nào?

Căn cứ Điều 16 Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng 2010 quy định về điều khoản của hợp đồng giao kết với người tiêu dùng, điều kiện giao dịch chung không có hiệu lực như sau:

Điều khoản của hợp đồng giao kết với người tiêu dùng, điều kiện giao dịch chung không có hiệu lực
1. Điều khoản của hợp đồng giao kết với người tiêu dùng, điều kiện giao dịch chung không có hiệu lực trong các trường hợp sau đây:
a) Loại trừ trách nhiệm của tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ đối với người tiêu dùng theo quy định của pháp luật;
b) Hạn chế, loại trừ quyền khiếu nại, khởi kiện của người tiêu dùng;
c) Cho phép tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ đơn phương thay đổi điều kiện của hợp đồng đã thỏa thuận trước với người tiêu dùng hoặc quy tắc, quy định bán hàng, cung ứng dịch vụ áp dụng đối với người tiêu dùng khi mua, sử dụng hàng hóa, dịch vụ không được thể hiện cụ thể trong hợp đồng;
d) Cho phép tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ đơn phương xác định người tiêu dùng không thực hiện một hoặc một số nghĩa vụ;
đ) Cho phép tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ quy định hoặc thay đổi giá tại thời điểm giao hàng hóa, cung ứng dịch vụ;
e) Cho phép tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ giải thích hợp đồng trong trường hợp điều khoản của hợp đồng được hiểu khác nhau;
g) Loại trừ trách nhiệm của tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ trong trường hợp tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ thông qua bên thứ ba;
h) Bắt buộc người tiêu dùng phải tuân thủ các nghĩa vụ ngay cả khi tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ không hoàn thành nghĩa vụ của mình;
i) Cho phép tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chuyển giao quyền, nghĩa vụ cho bên thứ ba mà không được người tiêu dùng đồng ý.
2. Việc tuyên bố và xử lý điều khoản của hợp đồng giao kết với người tiêu dùng, điều kiện giao dịch chung không có hiệu lực được thực hiện theo quy định của pháp luật về dân sự.

Như vậy, điều khoản của hợp đồng giao kết với người tiêu dùng không có hiệu lực trong những trường hợp được quy định tại khoản 1 Điều 16 nêu trên.

Trong đó có trường hợp bắt buộc người tiêu dùng phải tuân thủ các nghĩa vụ ngay cả khi tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ không hoàn thành nghĩa vụ của mình.

Việc tuyên bố và xử lý điều khoản của hợp đồng giao kết với người tiêu dùng không có hiệu lực được thực hiện theo quy định của pháp luật về dân sự.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Hợp đồng giao kết với người tiêu dùng

Trần Thị Tuyết Vân

Hợp đồng giao kết với người tiêu dùng
Căn cứ pháp lý
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Hợp đồng giao kết với người tiêu dùng có thể đặt câu hỏi tại đây.

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào