Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị đơn dân sự tham gia tố tụng từ thời điểm nào? Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị đơn dân sự có quyền yêu cầu giám định hay không?
- Người nào có thể làm người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị đơn dân sự?
- Quyền và nghĩa vụ của người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị đơn dân sự?
- Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị đơn dân sự tham gia tố tụng từ thời điểm nào?
- Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị đơn dân sự có quyền yêu cầu giám định hay không?
Người nào có thể làm người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị đơn dân sự?
Theo khoản 2 Điều 84 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015, quy định về người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị hại, đương sự như sau:
“2. Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị hại, đương sự có thể là:
a) Luật sư;
b) Người đại diện;
c) Bào chữa viên nhân dân;
d) Trợ giúp viên pháp lý.”
Như vậy, những người sau đây là người có thể làm người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị đơn dân sự:
- Luật sư;
- Người đại diện;
- Bào chữa viên nhân dân;
- Trợ giúp viên pháp lý.
Thời điểm tham gia tố tụng của người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho bị đơn dân sự?
Quyền và nghĩa vụ của người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị đơn dân sự?
Căn cứ theo khoản 3, khoản 4 Điều 84 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015, quy định về người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị hại, đương sự cụ thể như sau:
“3. Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị hại, đương sự có quyền:
a) Đưa ra chứng cứ, tài liệu, đồ vật, yêu cầu;
b) Kiểm tra, đánh giá và trình bày ý kiến về chứng cứ, tài liệu, đồ vật liên quan và yêu cầu người có thẩm quyền tiến hành tố tụng kiểm tra, đánh giá;
c) Yêu cầu giám định, định giá tài sản;
d) Có mặt khi cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng lấy lời khai, đối chất, nhận dạng, nhận biết giọng nói của người mà mình bảo vệ; đọc, ghi chép, sao chụp những tài liệu trong hồ sơ vụ án liên quan đến việc bảo vệ quyền lợi của bị hại và đương sự sau khi kết thúc điều tra;
đ) Tham gia hỏi, tranh luận tại phiên tòa; xem biên bản phiên tòa;
e) Khiếu nại quyết định, hành vi tố tụng của cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng;
g) Đề nghị thay đổi người có thẩm quyền tiến hành tố tụng, người giám định, người định giá tài sản, người phiên dịch, người dịch thuật;
h) Kháng cáo phần bản án, quyết định của Tòa án có liên quan đến quyền lợi, nghĩa vụ của người mà mình bảo vệ là người dưới 18 tuổi, người có nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất.
4. Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị hại, đương sự có nghĩa vụ:
a) Sử dụng các biện pháp do pháp luật quy định để góp phần làm rõ sự thật khách quan của vụ án;
b) Giúp bị hại, đương sự về pháp lý nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của họ.”
Theo quy định nêu trên, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị đơn dân sự sẽ có quyền và nghĩa vụ như sau:
(1) Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị đơn dân sự có quyền:
- Đưa ra chứng cứ, tài liệu, đồ vật, yêu cầu;
- Kiểm tra, đánh giá và trình bày ý kiến về chứng cứ, tài liệu, đồ vật liên quan và yêu cầu người có thẩm quyền tiến hành tố tụng kiểm tra, đánh giá;
- Yêu cầu giám định, định giá tài sản;
- Có mặt khi cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng lấy lời khai, đối chất, nhận dạng, nhận biết giọng nói của người mà mình bảo vệ; đọc, ghi chép, sao chụp những tài liệu trong hồ sơ vụ án liên quan đến việc bảo vệ quyền lợi của bị hại và đương sự sau khi kết thúc điều tra;
- Tham gia hỏi, tranh luận tại phiên tòa; xem biên bản phiên tòa;
- Khiếu nại quyết định, hành vi tố tụng của cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng;
- Đề nghị thay đổi người có thẩm quyền tiến hành tố tụng, người giám định, người định giá tài sản, người phiên dịch, người dịch thuật;
- Kháng cáo phần bản án, quyết định của Tòa án có liên quan đến quyền lợi, nghĩa vụ của người mà mình bảo vệ là người dưới 18 tuổi, người có nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất.
(2) Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị đơn dân sự có nghĩa vụ:
- Sử dụng các biện pháp do pháp luật quy định để góp phần làm rõ sự thật khách quan của vụ án;
- Giúp bị hại, đương sự về pháp lý nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của họ.
Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị đơn dân sự tham gia tố tụng từ thời điểm nào?
Theo khoản 2 Điều 7 Thông tư 46/2019/TT-BCA quy định về vấn đề này như sau:
“2. Thời điểm người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án hình sự kể từ khi có quyết định khởi tố vụ án hình sự và có căn cứ xác định tư cách tham gia tố tụng của nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án hình sự.”
Như vậy, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị đơn dân sự được tham gia tố tụng kể từ khi có quyết định khởi tố vụ án hình sự và có căn cứ xác định tư cách tham gia tố tụng của bị đơn dân sự.
Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị đơn dân sự có quyền yêu cầu giám định hay không?
Căn cứ theo điểm c khoản 3 Điều 84 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015, quy định về người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị hại, đương sự, theo đó người bảo vệ quyền và lợi hợp pháp của bị đơn dân sự có quyền yêu cầu giám định.
Trên đây là những quy định pháp luật mới nhất liên quan đến người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị đơn dân sự có được quyền yêu cầu giám định hay không, thời điểm tham gia tố tụng của người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị đơn dân sự.
Đinh Thị Ngọc Huyền
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Người bị bạo lực gia đình có được quyền lựa chọn chỗ ở khi áp dụng quyết định cấm tiếp xúc không?
- Quy hoạch chi tiết dự án cải tạo nhà chung cư phải có chỉ tiêu nào? Có thể lập quy hoạch đồng thời với đánh giá chất lượng nhà chung cư không?
- Viên chức Bộ Tư pháp được xếp loại không hoàn thành nhiệm vụ trong bao nhiêu năm thì bị đơn phương chấm dứt hợp đồng làm việc?
- Mẫu phiếu đánh giá việc giải quyết thủ tục hành chính của các đơn vị tại Trụ sở chính Ngân hàng Nhà nước? Cách chấm điểm tiêu chí đánh giá?
- Đối tượng được hỗ trợ bằng tiền không quá 05 lần giá đất nông nghiệp khi bị thu hồi đất theo Luật Đất đai mới?