Người bị bạo lực gia đình được đề nghị cơ quan có thẩm quyền ban hành quyết định cấm tiếp xúc trong trường hợp nào?
- Người bị bạo lực gia đình được đề nghị cơ quan có thẩm quyền ban hành quyết định cấm tiếp xúc trong trường hợp nào?
- Người bị bạo lực gia đình đề nghị Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã ban hành quyết định cấm tiếp xúc theo hình thức nào?
- Người đang thực hiện quyết định cấm tiếp xúc được tiếp xúc với người bị bạo lực gia đình khi nào?
Người bị bạo lực gia đình được đề nghị cơ quan có thẩm quyền ban hành quyết định cấm tiếp xúc trong trường hợp nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 15 Nghị định 76/2023/NĐ-CP có quy định về các trường hợp đề nghị cấm tiếp xúc như sau:
Các trường hợp đề nghị cấm tiếp xúc
1. Người bị bạo lực gia đình, người giám hộ hoặc người đại diện theo pháp luật của người bị bạo lực gia đình đề nghị Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã nơi xảy ra hành vi bạo lực gia đình ban hành quyết định cấm tiếp xúc khi thấy hành vi bạo lực gia đình gây tổn hại hoặc đe dọa gây tổn hại đến sức khỏe hoặc đe dọa tính mạng của người bị bạo lực gia đình.
2. Cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền đề nghị Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã nơi xảy ra hành vi bạo lực gia đình ban hành quyết định cấm tiếp xúc khi thấy hành vi bạo lực gia đình gây tổn hại hoặc đe dọa gây tổn hại đến sức khỏe hoặc đe dọa tính mạng của người bị bạo lực gia đình. Việc đề nghị phải được sự đồng ý của người bị bạo lực gia đình, người giám hộ hoặc người đại diện theo pháp luật của người bị bạo lực gia đình.
3. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã tự mình ban hành quyết định cấm tiếp xúc theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 25 của Luật Phòng, chống bạo lực gia đình.
Quy định trên có nêu, người bị bạo lực gia đình, người giám hộ hoặc người đại diện theo pháp luật của người bị bạo lực gia đình đề nghị Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã nơi xảy ra hành vi bạo lực gia đình ban hành quyết định cấm tiếp xúc khi thấy hành vi bạo lực gia đình gây tổn hại hoặc đe dọa gây tổn hại đến sức khỏe hoặc đe dọa tính mạng của người bị bạo lực gia đình.
Như vậy, người bị bạo lực gia đình được đề nghị Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã nơi xảy ra hành vi bạo lực gia đình ban hành quyết định cấm tiếp xúc khi thấy hành vi bạo lực gia đình gây tổn hại hoặc đe dọa gây tổn hại đến sức khỏe hoặc đe dọa tính mạng của mình.
Người bị bạo lực gia đình được đề nghị cơ quan có thẩm quyền ban hành quyết định cấm tiếp xúc trong trường hợp nào? (Hình từ Internet)
Người bị bạo lực gia đình đề nghị Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã ban hành quyết định cấm tiếp xúc theo hình thức nào?
Căn cứ Điều 16 Nghị định 76/2023/NĐ-CP quy định về hình thức và đơn đề nghị cấm tiếp xúc như sau:
Hình thức và đơn đề nghị cấm tiếp xúc
1. Việc đề nghị cấm tiếp xúc được thực hiện thông qua hình thức trực tiếp hoặc bưu chính hoặc điện tử.
2. Đối với khoản 2 Điều 15 Nghị định này áp dụng đơn đề nghị theo Mẫu số 06 của Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này. Đơn đề nghị không áp dụng đối với trường hợp quy định tại khoản 1 và khoản 3 Điều 15 Nghị định này.
Theo đó, việc đề nghị cấm tiếp xúc được thực hiện thông qua hình thức trực tiếp hoặc bưu chính hoặc điện tử.
Như vậy, người bị bạo lực gia đình có thể đề nghị Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã ban hành quyết định cấm tiếp xúc theo hình thức trực tiếp hoặc bưu chính hoặc điện tử.
Người đang thực hiện quyết định cấm tiếp xúc được tiếp xúc với người bị bạo lực gia đình khi nào?
Căn cứ tại Điều 18 Nghị định 76/2023/NĐ-CP quy định về việc tiếp xúc trong thời gian thực hiện quyết định cấm tiếp xúc như sau:
Tiếp xúc trong thời gian thực hiện quyết định cấm tiếp xúc
1. Người đang thực hiện quyết định cấm tiếp xúc khi cần tiếp xúc với người bị bạo lực gia đình thì được tiếp xúc trong trường hợp sau đây:
a) Gia đình có việc cưới, việc tang;
b) Gia đình có người bị tai nạn, bị bệnh nặng cần chăm sóc;
c) Tham gia khắc phục hậu quả thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh.
2. Người đang thực hiện quyết định cấm tiếp xúc khi có nhu cầu tiếp xúc với người bị bạo lực gia đình theo quy định tại khoản 1 Điều này phải gửi thông báo bằng văn bản theo Mẫu số 09 của Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này cho người được phân công giám sát thực hiện quyết định cấm tiếp xúc. Việc tiếp xúc chỉ được thực hiện sau khi đã gửi thông báo và người được phân công giám sát ký xác nhận vào giấy thông báo tiếp xúc với người bị bạo lực gia đình. Thời gian tiếp xúc không quá 04 giờ.
3. Người được phân công giám sát thực hiện quyết định cấm tiếp xúc phải báo ngay cho Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã đã ban hành quyết định cấm tiếp xúc để có biện pháp bảo vệ người bị bạo lực gia đình.
Như vậy, theo quy định nêu trên, người đang thực hiện quyết định cấm tiếp xúc được tiếp xúc với người bị bạo lực gia đình khi:
- Gia đình có việc cưới, việc tang;
- Gia đình có người bị tai nạn, bị bệnh nặng cần chăm sóc;
- Tham gia khắc phục hậu quả thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh.
Phan Thị Như Ý
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Bạo lực gia đình có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Đua xe trái phép gây chết người có thể bị phạt tù đối với những tội nào? Con cái đua xe gây chết người thì cha mẹ giao xe có bị truy cứu hình sự?
- Trình độ chuẩn với giảng viên giáo dục quốc phòng và an ninh trường đại học? Chế độ bồi dưỡng giờ giảng đối với giảng viên?
- Luật ngân sách nhà nước mới nhất? Có những văn bản nào hướng dẫn thi hành Luật ngân sách nhà nước mới nhất?
- Mua trả chậm là gì? Nghĩa vụ trả tiền trong hợp đồng mua trả chậm được quy định thế nào theo pháp luật hiện nay?
- Bài tuyên truyền Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân 18 11? Bài tuyên truyền kỷ niệm 94 năm Ngày Đại đoàn kết toàn dân tộc 2024?