Người bị đề nghị áp dụng biện pháp xử lý hành chính là người đồng bào dân tộc thiểu số có được dùng tiếng dân tộc mình trong phiên tòa không?
- Trong việc xem xét, quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính thì cá nhân, cơ quan, tổ chức cần có những trách nhiệm gì?
- Người bị đề nghị áp dụng biện pháp xử lý hành chính là người đồng bào dân tộc thiểu số có được dùng tiếng dân tộc mình trong phiên tòa không?
- Việc xem xét, quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính đối với người bị đề nghị áp dụng biện pháp xử lý hành chính phải được thực hiện trong thời hạn bao lâu?
Trong việc xem xét, quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính thì cá nhân, cơ quan, tổ chức cần có những trách nhiệm gì?
Căn cứ theo Điều 5 Pháp lệnh Trình tự, thủ tục xem xét, quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính tại Tòa án nhân dân 2022 (Có hiệu lực từ ngày 01/02/2023) như sau:
Trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong việc xem xét, quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính
- Cơ quan, tổ chức, cá nhân không được can thiệp trái pháp luật vào việc Tòa án xem xét, quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính.
- Trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, cơ quan, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm phối hợp với Tòa án trong việc xem xét, quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính khi có yêu cầu của Tòa án.
- Quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật phải được thi hành và được cơ quan, tổ chức, cá nhân tôn trọng. Cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan phải chấp hành quyết định của Tòa án và phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc chấp hành đó.
Trước đây căn cứ Điều 5 Pháp lệnh 09/2014/UBTVQH13 (Hết hiệu lực từ ngày 01/02/2023) quy định về trách nhiệm của cá nhân, cơ quan, tổ chức trong việc xem xét, quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính như sau:
Trách nhiệm của cá nhân, cơ quan, tổ chức trong việc xem xét, quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính
1. Cá nhân, cơ quan, tổ chức không được can thiệp trái pháp luật vào việc xem xét, quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính của Tòa án.
2. Trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, cá nhân, cơ quan, tổ chức có trách nhiệm phối hợp với Tòa án trong việc xem xét, quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính khi có yêu cầu của Tòa án.
3. Quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật phải được thi hành và được cá nhân, cơ quan, tổ chức tôn trọng. Cá nhân, cơ quan, tổ chức hữu quan phải chấp hành quyết định của Tòa án và phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc chấp hành đó.
Theo đó, khi xem xét, quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính thì cán nhân, cơ quan, tổ chức cần có những trách nhiệm sau:
- Không được can thiệp trái pháp luật vào việc xem xét, quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính của Tòa án.
- Trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, cá nhân, cơ quan, tổ chức có trách nhiệm phối hợp với Tòa án trong việc xem xét, quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính khi có yêu cầu của Tòa án.
- Quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật phải được thi hành và được cá nhân, cơ quan, tổ chức tôn trọng. Cá nhân, cơ quan, tổ chức hữu quan phải chấp hành quyết định của Tòa án và phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc chấp hành đó.
Người bị đề nghị áp dụng biện pháp xử lý hành chính là người đồng bào dân tộc thiểu số có được dùng tiếng dân tộc mình trong phiên tòa không?
Nguyên tắc xem xét, quyết định việc áp dụng biện pháp xử lý hành chính theo Điều 2 Pháp lệnh Trình tự, thủ tục xem xét, quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính tại Tòa án nhân dân 2022 (Có hiệu lực từ ngày 01/02/2023) quy định như sau:
Nguyên tắc xem xét, quyết định việc áp dụng biện pháp xử lý hành chính
1. Việc xem xét, quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính phải bảo đảm các nguyên tắc quy định tại khoản 2 Điều 3 của Luật Xử lý vi phạm hành chính; đối với người chưa thành niên còn phải tiến hành nhanh chóng, kịp thời, bảo đảm thủ tục thân thiện, phù hợp với tâm lý, giới, lứa tuổi, mức độ trưởng thành, khả năng nhận thức của họ và các nguyên tắc xử lý quy định tại các khoản 1, 2, 4 và 5 Điều 134 của Luật Xử lý vi phạm hành chính.
2. Bảo đảm quyền của người bị đề nghị áp dụng biện pháp xử lý hành chính (sau đây gọi là người bị đề nghị) được tham gia, trình bày ý kiến trước Tòa án, tranh luận tại phiên họp theo quy định của Pháp lệnh này.
3. Bảo đảm quyền được bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người bị đề nghị.
Người bị đề nghị, cha mẹ hoặc người giám hộ của người bị đề nghị là người chưa thành niên có quyền tự mình hoặc nhờ luật sư, người khác bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người bị đề nghị. Người bị đề nghị thuộc đối tượng được trợ giúp pháp lý được đề nghị tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình theo quy định của Luật Trợ giúp pháp lý.
Trường hợp người bị đề nghị là người chưa thành niên mà không có người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp thì Tòa án yêu cầu tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý cử trợ giúp viên pháp lý, luật sư theo quy định của Luật Trợ giúp pháp lý hoặc Đoàn luật sư phân công tổ chức hành nghề luật sư cử luật sư để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của họ.
4. Việc xem xét, quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính do 01 Thẩm phán thực hiện. Khi xem xét, quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính, Thẩm phán độc lập và chỉ tuân theo pháp luật. Bảo đảm sự vô tư của người tiến hành phiên họp xem xét, quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính.
5. Tiếng nói và chữ viết dùng trong việc xem xét, quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính tại Tòa án là tiếng Việt. Người bị đề nghị hoặc người đại diện hợp pháp của họ có quyền dùng tiếng nói, chữ viết của dân tộc mình, trường hợp này phải có người phiên dịch.
6. Bảo đảm quyền được xem xét theo hai cấp trong việc xem xét, quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính.
Theo đó, tiếng nói và chữ viết dùng trong việc xem xét, quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính tại Tòa án là tiếng Việt. Người bị đề nghị hoặc người đại diện hợp pháp của họ có quyền dùng tiếng nói, chữ viết của dân tộc mình, trường hợp này phải có người phiên dịch.
Trước đây, căn cứ Điều 2 Pháp lệnh 09/2014/UBTVQH13 (Hết hiệu lực từ ngày 01/02/2023) quy định về nguyên tắc xem xét, quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính như sau:
Nguyên tắc xem xét, quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính
1. Việc xem xét, quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính phải bảo đảm các quy định tại khoản 2 Điều 3 và khoản 2 Điều 5 của Luật xử lý vi phạm hành chính; việc xem xét, quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính đối với người chưa thành niên còn phải bảo đảm các quy định tại các khoản 1, 2 và 4 Điều 134 của Luật xử lý vi phạm hành chính.
2. Việc xem xét, quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính do một Thẩm phán thực hiện.
3. Khi xem xét, quyết định áp dụng các biện pháp xử lý hành chính, Thẩm phán độc lập và chỉ tuân theo pháp luật.
4. Bảo đảm sự vô tư của những người tiến hành phiên họp.
5. Tiếng nói, chữ viết dùng trong việc xem xét, quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính tại Tòa án là tiếng Việt.
Người bị đề nghị áp dụng biện pháp xử lý hành chính (sau đây gọi là người bị đề nghị) hoặc người đại diện hợp pháp của họ, cha mẹ hoặc người giám hộ của người bị đề nghị là người chưa thành niên có quyền dùng tiếng nói, chữ viết của dân tộc mình và phải có người phiên dịch.
6. Người bị đề nghị, cha mẹ hoặc người giám hộ của người bị đề nghị là người chưa thành niên có quyền tự mình hoặc nhờ luật sư, người khác bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình.
Trường hợp người bị đề nghị là người chưa thành niên mà không có người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp thì Tòa án yêu cầu Đoàn luật sư phân công Văn phòng luật sư cử người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho họ.
Tòa án bảo đảm quyền bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người bị đề nghị.
7. Bảo đảm quyền của người bị đề nghị được giải trình trước Tòa án, tranh luận với cơ quan đề nghị áp dụng biện pháp xử lý hành chính.
8. Bảo đảm quyền được xem xét theo hai cấp trong việc áp dụng biện pháp xử lý hành chính.
Theo quy định thì người bị đề nghị áp dụng biện pháp xử lý hành chính (sau đây gọi là người bị đề nghị) hoặc người đại diện hợp pháp của họ, cha mẹ hoặc người giám hộ của người bị đề nghị là người chưa thành niên có quyền dùng tiếng nói, chữ viết của dân tộc mình và phải có người phiên dịch.
Như vậy, người bị đề nghị áp dụng biện pháp xử lý hành chính là người đồng bào dân tộc thiểu số có thể sử dụng tiếng dân tộc mình trong phiên tòa.
Người bị đề nghị áp dụng biện pháp xử lý hành chính là người đồng bào dân tộc thiểu số có được dùng tiếng dân tộc mình trong phiên tòa không? (Hình từ Internet)
Việc xem xét, quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính đối với người bị đề nghị áp dụng biện pháp xử lý hành chính phải được thực hiện trong thời hạn bao lâu?
Căn cứ theo Điều 8 Pháp lệnh Trình tự, thủ tục xem xét, quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính tại Tòa án nhân dân 2022 (Có hiệu lực từ ngày 01/02/2023) như sau:
Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày Tòa án thụ lý hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp xử lý hành chính (sau đây gọi là hồ sơ đề nghị), Tòa án phải ra một trong các quyết định quy định tại điểm k khoản 3 Điều 21 của Pháp lệnh này; đối với vụ việc cần có thời gian kiểm tra, đánh giá, tham khảo ý kiến của các cơ quan chuyên môn hoặc các vụ việc phức tạp khác thì thời hạn này có thể kéo dài nhưng không quá 30 ngày.
Trước đây, căn cứ Điều 7 Pháp lệnh 09/2014/UBTVQH13 (Hết hiệu lực từ ngày 01/02/2023) quy định về thời hạn xem xét, quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính như sau:
Thời hạn xem xét, quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính
Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày Tòa án thụ lý hồ sơ đề nghị của cơ quan có thẩm quyền, Tòa án phải ra một trong các quyết định quy định tại điểm h khoản 2 Điều 20 của Pháp lệnh này; đối với vụ việc phức tạp, thời hạn này có thể kéo dài nhưng không quá 30 ngày.
Như vậy, trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày Tòa án thụ lý hồ sơ đề nghị của cơ quan có thẩm quyền, Tòa án phải ra một trong các quyết định áp dụng hoặc không áp dụng biện pháp xử lý hành chính hoặc đình chỉ, tạm đình chỉ việc xem xét, quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính nếu thuộc trường hợp quy định của pháp luật.
Đối với vụ việc phức tạp, thời hạn 15 ngày có thể kéo dài thêm nhưng cũng không được phép quá 30 ngày.
Trần Thành Nhân
- Điều 7 Pháp lệnh 09/2014/UBTVQH13
- Pháp lệnh Trình tự, thủ tục xem xét, quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính tại Tòa án nhân dân 2022
- Điều 2 Pháp lệnh 09/2014/UBTVQH13
- Pháp lệnh Trình tự, thủ tục xem xét, quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính tại Tòa án nhân dân 2022
- Điều 5 Pháp lệnh 09/2014/UBTVQH13
- Pháp lệnh Trình tự, thủ tục xem xét, quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính tại Tòa án nhân dân 2022
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Đồng bào dân tộc thiểu số có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Kho bảo thuế được thành lập trong khu vực nào? Kho bảo thuế có phải là địa điểm kiểm tra thực tế hàng hóa không?
- Không sử dụng đất trồng cây lâu năm liên tục trong 18 tháng bị phạt bao nhiêu tiền? Bị thu hồi đất trong trường hợp nào?
- Danh mục, nội dung gói dịch vụ y tế cơ bản do trạm y tế xã thực hiện do Bộ Y tế ban hành mới nhất?
- Công chức giữ chức vụ lãnh đạo của Bộ Tư pháp có 02 năm liên tiếp được xếp loại không hoàn thành nhiệm vụ có bị cho thôi việc?
- Từ ngày 1/1/2025, quỹ bảo hiểm tai nạn lao động tự nguyện hoạt động theo nguyên tắc nào?