Người bị tai nạn giao thông có quyền yêu cầu bồi thường thêm sau khi đã nhận tiền bồi thường trước đó hay không?
Có thể yêu cầu người gây ra tai nạn giao thông thực hiện bồi thường hay không?
Căn cứ Điều 590 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về bồi thường thiệt hại do tính mạng bị xâm phạm như sau:
"Điều 590. Thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm
1. Thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm bao gồm:
a) Chi phí hợp lý cho việc cứu chữa, bồi dưỡng, phục hồi sức khỏe và chức năng bị mất, bị giảm sút của người bị thiệt hại;
b) Thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút của người bị thiệt hại; nếu thu nhập thực tế của người bị thiệt hại không ổn định và không thể xác định được thì áp dụng mức thu nhập trung bình của lao động cùng loại;
c) Chi phí hợp lý và phần thu nhập thực tế bị mất của người chăm sóc người bị thiệt hại trong thời gian điều trị; nếu người bị thiệt hại mất khả năng lao động và cần phải có người thường xuyên chăm sóc thì thiệt hại bao gồm cả chi phí hợp lý cho việc chăm sóc người bị thiệt hại;
d) Thiệt hại khác do luật quy định.
2. Người chịu trách nhiệm bồi thường trong trường hợp sức khỏe của người khác bị xâm phạm phải bồi thường thiệt hại theo quy định tại khoản 1 Điều này và một khoản tiền khác để bù đắp tổn thất về tinh thần mà người đó gánh chịu. Mức bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần do các bên thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì mức tối đa cho một người có sức khỏe bị xâm phạm không quá năm mươi lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định."
Theo quy định trên thì người bị tai nạn giao thông có quyền yêu cầu người gây tai nạn bồi thường nếu như tai nạn gây thiệt hại đến sức khỏe của người bị tai nạn.
Người bị tai nạn giao thông có quyền yêu cầu bồi thường thêm sau khi đã nhận tiền bồi thường trước đó hay không? (Hình từ Internet)
Người bị tai nạn giao thông có quyền yêu cầu bồi thường thêm sau khi đã nhận tiền bồi thường trước đó hay không?
Căn cứ Điều 343 Bộ luật tố tụng Hình sự 2015 quy định hiệu lực của bản án, quyết định sơ thẩm của Tòa án không có kháng cáo, kháng nghị như sau:
"Điều 343. Hiệu lực của bản án, quyết định sơ thẩm của Tòa án không có kháng cáo, kháng nghị
Bản án, quyết định và những phần của bản án, quyết định sơ thẩm của Tòa án không bị kháng cáo, kháng nghị thì có hiệu lực pháp luật kể từ ngày hết thời hạn kháng cáo, kháng nghị."
Ngoài ra, tại Điều 28 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 quy định về việc bảo đảm hiệu lực của bản án, quyết định của Tòa án như sau:
"Điều 28. Bảo đảm hiệu lực của bản án, quyết định của Tòa án
1. Bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật phải được cơ quan, tổ chức, cá nhân tôn trọng. Cơ quan, tổ chức, cá nhân hữu quan phải nghiêm chỉnh chấp hành.
2. Trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn, nghĩa vụ của mình, cơ quan, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm phối hợp, tạo điều kiện và thực hiện yêu cầu của cơ quan, tổ chức, cá nhân có nhiệm vụ thi hành bản án, quyết định của Tòa án."
Theo quy định pháp luật, sau khi xét xử mà không có kháng cáo, kháng nghị thì bản án có hiệu lực thi hành. Bản án, quyết định của tòa án đã có hiệu lực pháp luật phải được cơ quan, tổ chức, cá nhân tôn trọng. Cơ quan, tổ chức, cá nhân hữu quan phải nghiêm chỉnh chấp hành.
Như vậy, bản án của bạn đã có hiệu lực nên bạn không thể yêu cầu tòa án (đã xét xử vụ án đó) buộc người gây tai nạn phải bồi thường thêm cho bạn.
Có thể làm đơn xin tái thẩm vụ án đã được giải quyết bồi thường hay không?
Căn cứ Điều 352 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015 quy định về căn cứ để kháng nghị theo thủ tục tái thẩm như sau:
"Điều 352. Căn cứ để kháng nghị theo thủ tục tái thẩm
Bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật bị kháng nghị theo thủ tục tái thẩm khi có một trong những căn cứ sau đây:
1. Mới phát hiện được tình tiết quan trọng của vụ án mà đương sự đã không thể biết được trong quá trình giải quyết vụ án;
2. Có cơ sở chứng minh kết luận của người giám định, lời dịch của người phiên dịch không đúng sự thật hoặc có giả mạo chứng cứ;
3. Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân, Kiểm sát viên cố ý làm sai lệch hồ sơ vụ án hoặc cố ý kết luận trái pháp luật;
4. Bản án, quyết định hình sự, hành chính, dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động của Tòa án hoặc quyết định của cơ quan nhà nước mà Tòa án căn cứ vào đó để giải quyết vụ án đã bị hủy bỏ."
Theo quy định thì đương sự có quyền làm đơn xin tái thẩm khi phát hiện được tình tiết quan trọng của vụ án mà đương sự đã không thể biết được trong quá trình giải quyết vụ án.
Do vậy, bạn có thể làm đơn gửi Chánh án Tòa án nhân dân cấp cao hoặc Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp cao; Chánh án Tòa án nhân dân tối cao hoặc Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao theo quy định tại Điều 354 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 để được xem xét lại phần dân sự trong vụ án hình sự.
Trần Thành Nhân
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Tai nạn giao thông có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu báo cáo công tác bảo vệ môi trường mới nhất? Báo cáo công tác bảo vệ môi trường có bắt buộc không?
- Chương trình hội nghị kiểm điểm Đảng viên cuối năm 2024 ngắn gọn, ý nghĩa? Chương trình kiểm điểm Đảng viên năm 2024?
- Báo cáo tự kiểm tra Đảng viên chấp hành năm 2024? Cách viết báo cáo tự kiểm tra Đảng viên chấp hành năm 2024 như thế nào?
- Người có Chứng chỉ hành nghề dược có được cho người khác thuê Chứng chỉ hành nghề dược của mình không?
- Bộ chỉ số phục vụ chỉ đạo điều hành của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trên môi trường điện tử bao gồm những nhóm nào?