Người cao tuổi được giảm giá vé tàu lửa không? Nếu có thì mức giảm giá vé tàu lửa là bao nhiêu?
Người cao tuổi được giảm giá vé tàu lửa không?
Đối tượng được giảm giá vé tàu lửa được quy định tại Điều 23 Nghị định 65/2018/NĐ-CP như sau:
Đối tượng được giảm giá vé
1. Người hoạt động cách mạng trước Tổng khởi nghĩa 19 tháng 8 năm 1945.
2. Bà mẹ Việt Nam anh hùng.
3. Thương binh, người được hưởng chính sách như thương binh.
4. Người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học.
5. Người khuyết tật đặc biệt nặng, người khuyết tật nặng.
6. Người cao tuổi.
7. Các đối tượng khác theo quy định của pháp luật.
Theo quy định trên, người cao tuổi là một trong những đối tượng được giảm giá vé tàu lửa.
Vé tàu lửa (Hình từ Internet)
Mức giảm giá vé tàu lửa đối với người cao tuổi là bao nhiêu?
Quy định mức giảm giá vé tàu lửa cho từng đối tượng chính sách xã hội được quy định tại Điều 24 Nghị định 65/2018/NĐ-CP như sau:
Miễn, giảm giá vé cho từng đối tượng chính sách xã hội
1. Giảm giá vé áp dụng cho các đối tượng sau:
a) Mức giảm 90% giá vé áp dụng cho người hoạt động cách mạng trước Tổng khởi nghĩa 19 tháng 8 năm 1945; bà mẹ Việt Nam anh hùng;
b) Mức giảm 30% giá vé áp dụng cho các đối tượng là thương binh, người hưởng chính sách như thương binh; nạn nhân chất độc hóa học;
c) Giảm giá vé cho đối tượng là người khuyết tật đặc biệt nặng; người khuyết tật nặng; người cao tuổi thực hiện theo quy định của pháp luật về người khuyết tật và người cao tuổi.
2. Việc giảm giá vé quy định tại Khoản 1 Điều này được áp dụng theo giá vé bán thực tế của loại chỗ, loại tàu mà đối tượng sử dụng.
3. Việc miễn, giảm giá vé cho các đối tượng chính sách xã hội quy định tại Điều 23 khi đi tàu khách liên vận quốc tế được thực hiện theo các quy định của Điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
4. Mức miễn, giảm giá vé cho các đối tượng chính sách xã hội quy định tại Khoản 7 Điều 23 thực hiện theo quy định của pháp luật.
Dẫn chiếu Điều 5 Nghị định 06/2011/NĐ-CP quy định về giảm giá vé, giá dịch vụ khi sử dụng một số dịch vụ cho người cao tuổi như sau:
Giảm giá vé, giá dịch vụ khi sử dụng một số dịch vụ
1. Người cao tuổi được giảm ít nhất mười lăm phần trăm (15%) giá vé, giá dịch vụ khi tham gia giao thông bằng tàu thủy chở khách, tàu hỏa chở khách, máy bay chở khách.
2. Người cao tuổi được giảm ít nhất hai mươi phần trăm (20%) giá vé, giá dịch vụ thăm quan di tích văn hóa, lịch sử, bảo tàng, danh lam thắng cảnh; tập luyện thể dục, thể thao tại các cơ sở thể dục thể thao có bán vé hoặc thu phí dịch vụ.
3. Để được giảm giá vé, giá dịch vụ quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều này người cao tuổi phải xuất trình chứng minh nhân dân hoặc giấy tờ hợp pháp khác chứng minh là người cao tuổi.
4. Cơ quan, tổ chức, cá nhân cung cấp dịch vụ có vé giảm giá riêng dành cho người cao tuổi.
5. Căn cứ điều kiện cụ thể, Bộ trưởng các Bộ, Thủ trưởng các ngành, đoàn thể Trung ương; Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh) quyết định mức giảm giá vé, giá dịch vụ thuộc thẩm quyền quản lý quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều này.
Theo đó, mức giảm giá vé tàu lửa đối với người cao tuổi ít nhất mười lăm phần trăm (15%) giá vé.
Những hoạt động nào phát huy vai trò người cao tuổi?
Hoạt động phát huy vai trò người cao tuổi được quy định tại Điều 23 Luật người cao tuổi năm 2009 như sau:
Hoạt động phát huy vai trò người cao tuổi
Nhà nước, xã hội và gia đình tạo điều kiện để người cao tuổi phát huy trí tuệ kinh nghiệm quý và phẩm chất tốt đẹp trong các hoạt động sau đây:
1. Giáo dục truyền thống đoàn kết, yêu nước, yêu con người và thiên nhiên;
2. Xây dựng đời sống văn hoá; bảo tồn và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc ở cơ sở và cộng đồng; tham gia các phong trào khuyến học, khuyến tài, hỗ trợ giáo dục, đào tạo, bồi dưỡng người có đức, có tài và các cuộc vận động khác tại cộng đồng;
3. Truyền thụ kỹ năng, kinh nghiệm, kiến thức kinh tế, văn hóa, xã hội, khoa học, công nghệ và nghề truyền thống cho thế hệ trẻ;
4. Nghiên cứu, giáo dục, đào tạo, ứng dụng khoa học và công nghệ; tư vấn chuyên môn, kỹ thuật;
5. Phát triển kinh tế, giảm nghèo, làm giàu hợp pháp;
6. Giữ gìn an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội; hoà giải mâu thuẫn, tranh chấp tại cộng đồng;
7. Thực hiện pháp luật về dân chủ ở cơ sở; thực hành tiết kiệm chống lãng phí; phòng, chống tham nhũng, quan liêu; phòng, chống HIV/AIDS và tệ nạn xã hội;
8. Đóng góp ý kiến xây dựng chính sách, pháp luật và tham gia giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật;
9. Các hoạt động xã hội khác vì lợi ích của Tổ chức và nhân dân.
Như vậy, Nhà nước, xã hội và gia đình tạo điều kiện để người cao tuổi phát huy trí tuệ kinh nghiệm quý và phẩm chất tốt đẹp trong các hoạt động được quy định tại Điều 23 nêu trên.
Trần Thị Tuyết Vân
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Người cao tuổi có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hàng hóa thuộc đối tượng ưu đãi đầu tư chuyển sang hàng hóa không thuộc đối tượng ưu đãi đầu tư có được nộp bổ sung chứng từ?
- Hợp đồng chìa khóa trao tay có phải là hợp đồng xây dựng không? Nội dung của hợp đồng chìa khóa trao tay gồm những gì?
- Trường hợp nào thì tàu bay chưa khởi hành bị đình chỉ thực hiện chuyến bay? Đình chỉ thực hiện chuyến bay như thế nào?
- Mẫu tờ trình đề nghị giải thể cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông, trường chuyên biệt, giáo dục thường xuyên mới nhất?
- Công chức quản lý thuế có bao gồm công chức hải quan? Nghiêm cấm công chức hải quan bao che, thông đồng để gian lận thuế?