Người có hành vi bạo lực gia đình dùng điện thoại đe dọa nạn nhân khi đang thi hành quyết định cấm tiếp xúc sẽ bị xử phạt thế nào?
- Dùng điện thoại để xúc phạm nạn nhân trong thời gian thi hành quyết định cấm tiếp xúc của Chủ tịch UBND bị phạt bao nhiêu?
- Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã quyết định cấm tiếp xúc đối với người bạo lực gia đình tối đa bao nhiêu ngày?
- Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã hủy bỏ quyết định cấm tiếp xúc đối với người bạo lực gia đình khi nào?
Dùng điện thoại để xúc phạm nạn nhân trong thời gian thi hành quyết định cấm tiếp xúc của Chủ tịch UBND bị phạt bao nhiêu?
Căn cứ Điều 67 Nghị định 144/2021/NĐ-CP có quy định như sau:
Vi phạm quy định về quyết định cấm tiếp xúc của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã
1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với hành vi cố tình tiếp xúc với nạn nhân bạo lực gia đình trong thời gian thi hành quyết định cấm tiếp xúc.
2. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng điện thoại, phương tiện thông tin khác để đe dọa, chửi bới, xúc phạm nạn nhân bạo lực gia đình.
3. Hình thức xử phạt bổ sung:
Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đối với hành vi quy định tại khoản 1 Điều này.
Theo đó, người có hành vi bạo lực gia đình đang áp dụng quyết định cấm tiếp xúc của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã mà có hành vi sử dụng điện thoại, phương tiện thông tin khác để đe dọa, chửi bới, xúc phạm nạn nhân bạo lực gia đình thì có thể bị xử phạt vi phạm hành chính 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng.
Ngoài ra, căn cứ khoản 6 Điều 25 Luật Phòng, chống bạo lực gia đình 2022, thì người có hành vi bạo lực gia đình mà vi phạm quyết định cấm tiếp xúc thì bị áp dụng biện pháp tạm giữ người theo thủ tục hành chính để ngăn chặn bạo lực gia đình.
Người có hành vi bạo lực gia đình dùng điện thoại đe dọa nạn nhân khi đang thi hành quyết định cấm tiếp xúc sẽ bị xử phạt thế nào? (Hình từ Internet)
Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã quyết định cấm tiếp xúc đối với người bạo lực gia đình tối đa bao nhiêu ngày?
Căn cứ khoản 1 Điều 25 Luật Phòng, chống bạo lực gia đình 2022 có quy định như sau về thời gian bị cấm tiếp xúc:
Cấm tiếp xúc theo quyết định của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã
1. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã nơi xảy ra hành vi bạo lực gia đình quyết định áp dụng biện pháp cấm tiếp xúc mỗi lần không quá 03 ngày trong các trường hợp sau đây:
a) Có đề nghị của người bị bạo lực gia đình, người giám hộ hoặc người đại diện theo pháp luật của người bị bạo lực gia đình hoặc cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền đối với hành vi bạo lực gia đình gây tổn hại hoặc đe dọa gây tổn hại đến sức khỏe hoặc đe dọa tính mạng của người bị bạo lực gia đình.
Trường hợp cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền đề nghị thì phải được sự đồng ý của người bị bạo lực gia đình hoặc người giám hộ, người đại diện theo pháp luật của người bị bạo lực gia đình;
b) Hành vi bạo lực gia đình đe dọa tính mạng của người bị bạo lực gia đình.
Theo đó, trong hai trường hợp có yêu cầu của những đối tượng nêu trên hoặc nhận thấy hành vi bạo lực gia đình đe dọa tính mạng của người bị bạo lực gia đình thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã nơi xảy ra hành vi bạo lực gia đình quyết định áp dụng biện pháp cấm tiếp xúc.
Tuy nhiên, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã ra quyết định cấm tiếp xúc đối với người có hành vi bạo lực gia đình tối đa mỗi lần không quá 03 ngày.
Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã hủy bỏ quyết định cấm tiếp xúc đối với người bạo lực gia đình khi nào?
Căn cứ khoản 4 Điều 25 Luật Phòng, chống bạo lực gia đình 2022 có quy định như sau về hủy bỏ quyết định cấm tiếp xúc đối với người bạo lực gia đình:
Cấm tiếp xúc theo quyết định của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã
...
4. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã ra quyết định cấm tiếp xúc có thẩm quyền hủy bỏ quyết định cấm tiếp xúc. Việc hủy bỏ quyết định cấm tiếp xúc thực hiện trong trường hợp sau đây:
a) Có yêu cầu của người đề nghị ra quyết định cấm tiếp xúc quy định tại điểm a khoản 1 Điều này;
b) Người bị bạo lực gia đình, người giám hộ hoặc người đại diện theo pháp luật của người bị bạo lực gia đình không đồng ý với quyết định cấm tiếp xúc quy định tại điểm b khoản 1 Điều này;
c) Khi xét thấy biện pháp này không còn cần thiết.
Theo đó, sau khi ra quyết định cấm tiếp xúc Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có thể ra quyết định hủy bỏ quyết định cấm tiếp xúc trong 3 trường hợp sau:
- Có yêu cầu của người đề nghị ra quyết định cấm tiếp xúc (người bị bạo lực gia đình, người giám hộ hoặc người đại diện theo pháp luật của người bị bạo lực gia đình hoặc cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền đối với hành vi bạo lực gia đình gây tổn hại hoặc đe dọa gây tổn hại đến sức khỏe hoặc đe dọa tính mạng của người bị bạo lực gia đình).
- Người bị bạo lực gia đình, người giám hộ hoặc người đại diện theo pháp luật của người bị bạo lực gia đình không đồng ý với quyết định cấm tiếp xúc trong trường hợp cơ quan có thẩm quyền cho rằng hành vi bạo lực gia đình đe dọa tính mạng của người bị bạo lực gia đình.
- Khi xét thấy biện pháp này không còn cần thiết.
Luật Phòng, chống bạo lực gia đình 2022 sẽ có hiệu lực từ ngày 01/7/2023.
Trần Thị Nguyệt Mai
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Bạo lực gia đình có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Phải nộp hồ sơ đề nghị gia hạn trước khi hết thời hạn sử dụng đất mấy tháng? Thời hạn sử dụng đất đối với đất sử dụng có thời hạn là bao lâu?
- Cập nhật các văn bản pháp luật về xuất nhập khẩu mới nhất? Tải Luật thuế xuất nhập khẩu PDF hiện nay?
- Sự ra đời của Ngày Đại đoàn kết toàn dân tộc? Thời gian tổ chức Ngày Đại đoàn kết toàn dân tộc 18 11?
- Thuế suất thuế tiêu thụ đặc biệt khi kinh doanh gôn là bao nhiêu? Xác định số tiền thuế tiêu thụ đặc biệt phải nộp khi kinh doanh gôn?
- 03 lưu ý quan trọng khi đánh giá xếp loại đảng viên cuối năm? Điều kiện cơ bản để được đánh giá xếp loại?