Người có hành vi xúc phạm tôn giáo thì sẽ bị xử phạt như thế nào theo quy định pháp luật hiện nay?

Cho tôi hỏi về pháp luật hiện hành đối với hành vi xúc phạm tôn giáo ạ. Tôi phát hiện có một đối tượng trên mạng xã hội có những hành vi xúc phạm tôn giáo, đưa ra những thông tin sai lệch về tôn giáo. Có cách giải quyết đối tượng này không ạ?

Những hành vi nào bị nghiêm cấm đối với các tôn giáo được pháp luật quy định?

Theo Điều 5 Luật Tín ngưỡng, tôn giáo 2016 quy định về các hành vi bị nghiêm cấm đối với tôn giáo như sau:

"Điều 5. Các hành vi bị nghiêm cấm
1. Phân biệt đối xử, kỳ thị vì lý do tín ngưỡng, tôn giáo.
2. Ép buộc, mua chuộc hoặc cản trở người khác theo hoặc không theo tín ngưỡng, tôn giáo.
3. Xúc phạm tín ngưỡng, tôn giáo.
4. Hoạt động tín ngưỡng, hoạt động tôn giáo:
a) Xâm phạm quốc phòng, an ninh, chủ quyền quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, môi trường;
b) Xâm hại đạo đức xã hội; xâm phạm thân thể, sức khỏe, tính mạng, tài sản; xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người khác;
c) Cản trở việc thực hiện quyền và nghĩa vụ công dân;
d) Chia rẽ dân tộc; chia rẽ tôn giáo; chia rẽ người theo tín ngưỡng, tôn giáo với người không theo tín ngưỡng, tôn giáo, giữa những người theo các tín ngưỡng, tôn giáo khác nhau."
5. Lợi dụng hoạt động tín ngưỡng, hoạt động tôn giáo để trục lợi.

Theo đó, hành vi xúc phạm đối với tôn giáo làm hành vi mà pháp luật nghiêm cấm thực hiện.

Hành vi xúc phạm tôn giáo có thuộc nội dung quản lý của nhà nước hay không?

Căn cứ theo Điều 60 Luật Tín ngưỡng, tôn giáo 2016 quy định về nội dung quản lý nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo như sau:

"Điều 60. Nội dung quản lý nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo
1. Xây dựng chính sách, ban hành văn bản quy phạm pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo.
2. Quy định tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo.
3. Tổ chức thực hiện chính sách, pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo.
4. Phổ biến, giáo dục pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo.
5. Nghiên cứu trong lĩnh vực tín ngưỡng, tôn giáo; đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức làm công tác tín ngưỡng, tôn giáo.
6. Thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo.
7. Quan hệ quốc tế trong lĩnh vực tín ngưỡng, tôn giáo."

Từ quy định nêu trên có thể thấy nhà nước quản lý khác nhiều nội dung về tín ngưỡng tôn giáo trong đó có xử lý hành vi xúc phạm tôn giáo. Theo đó nếu phát hiện trường hợp có hành vi xúc phạm tôn giáo thì có thể trình báo với Thanh tra chuyên ngành về tín ngưỡng, tôn giáo tại Ủy ban nhân dân các cấp căn cứ theo quy định tại Điều 62 Luật tín ngưỡng tôn giáo 2016 quy định về Thanh tra chuyên ngành về tín ngưỡng, tôn giáo như sau:

"Điều 62. Thanh tra chuyên ngành về tín ngưỡng, tôn giáo
1. Thanh tra chuyên ngành về tín ngưỡng, tôn giáo là hoạt động thanh tra của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân trong việc chấp hành pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo.
Cơ quan quản lý nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo ở trung ương chịu trách nhiệm chỉ đạo, tổ chức thực hiện thanh tra chuyên ngành về tín ngưỡng, tôn giáo trong phạm vi cả nước.
2. Thanh tra chuyên ngành về tín ngưỡng, tôn giáo thực hiện các nhiệm vụ sau đây:
a) Thanh tra việc thực hiện chính sách, pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo của Ủy ban nhân dân các cấp;
b) Thanh tra những vụ việc có dấu hiệu vi phạm pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo."

Hành vi xúc phạm tôn giáo có thuộc nội dung quản lý của nhà nước hay không?

Xúc phạm tín ngưỡng tôn giáo

Người có hành vi xúc phạm tôn giáo thì sẽ bị xử phạt như thế nào theo quy định pháp luật?

Căn cứ Điều 64 Luật Tín ngưỡng tôn giáo 2016 quy định về xử lý vi phạm pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo như sau:

"Điều 64. Xử lý vi phạm pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo
1. Tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo hoặc lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo để vi phạm pháp luật thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự, nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.
2. Căn cứ quy định của Luật này và Luật xử lý vi phạm hành chính, Chính phủ quy định hành vi vi phạm hành chính, hình thức xử phạt, mức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả đối với từng hành vi vi phạm hành chính; thẩm quyền xử phạt, mức phạt cụ thể và thẩm quyền lập biên bản đối với hành vi vi phạm hành chính; chế độ áp dụng các biện pháp xử lý hành chính trong lĩnh vực tín ngưỡng, tôn giáo."

Tuy nhiên về chế tài cụ thể đối với hành vi này thì hiện nay chưa có văn bản quy định cụ thể về mức phạt trong lĩnh vực tín ngưỡng, tôn giáo.

Đối với hành vi sử dụng mạng xã hội nhằm xúc phạm đến tôn giáo thì có thể căn cứ vào Điều 101 Nghị định 15/2020/NĐ-CP sửa đổi bởi sửa đổi bởi Khoản 37 Điều 1 Nghị định 14/2022/NĐ-CP quy định về xử phạt về trách nhiệm sử dụng dịch vụ mạng xã hội; trang thông tin điện tử được thiết lập thông qua mạng xã hội

"1. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi lợi dụng mạng xã hội để thực hiện một trong các hành vi sau:
a) Cung cấp, chia sẻ thông tin giả mạo, thông tin sai sự thật, xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của cơ quan, tổ chức, danh dự, nhân phẩm của cá nhân;
..."

Như vậy, đối với hành vi xúc phạm tôn giáo trên mạng xã hội thì có thể bị xử phạt từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng theo quy định của pháp luật.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Tôn giáo

Trần Thành Nhân

Tôn giáo
Căn cứ pháp lý
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Tôn giáo có thể đặt câu hỏi tại đây.

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Tôn giáo
MỚI NHẤT
Pháp luật
Tôn giáo là gì? Vợ có đạo thì khi kết hôn có bắt buộc người chồng phải theo tôn giáo của vợ không?
Pháp luật
Người bình thường tổ chức sinh hoạt tôn giáo tại nhà thì có cần phải thực hiện thủ tục xin phép cơ quan chức năng hay không?
Pháp luật
Khôi phục công trình tín ngưỡng tôn giáo hiện nay được quy định ra sao? Di dời công trình tín ngưỡng, công trình tôn giáo như thế nào?
Pháp luật
Người có hành vi xúc phạm tôn giáo thì sẽ bị xử phạt như thế nào theo quy định pháp luật hiện nay?
Pháp luật
Trình tự, thủ tục và cơ quan, tổ chức nào có thẩm quyền về việc đăng ký sinh hoạt tôn giáo tập trung?
Pháp luật
Theo Luật Tín ngưỡng, tôn giáo hiện hành, cơ sở đào tạo tôn giáo được quy định như thế nào? Hồ sơ, thủ tục và thẩm quyền chấp thuận thành lập cơ sở đào tạo tôn giáo ra sao?
Pháp luật
Việc giải thể cơ sở đào tạo tôn giáo được pháp luật quy định như thế nào? Trình tự, thủ tục được quy định ra sao?
Pháp luật
Hướng dẫn đăng ký thành lập tổ chức tôn giáo theo quy định của pháp luật hiện hành. Giải thể tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc quy định ra sao?
Pháp luật
Vi phạm về tín ngưỡng, tôn giáo hiện nay được pháp luật quy định như thế nào? Mức xử phạt về hành vi này có cao hay không?
Pháp luật
Hoạt động tôn giáo là gì? Điều kiện để được cấp chứng nhận đăng ký hoạt động tôn giáo cần những gì? Trình tự, thủ tục như thế nào? Và thẩm quyền do cơ quan nào cấp?
Xem thêm...
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào