Người có tài sản đấu giá có được lựa chọn hình thức đấu giá hay không? Nếu có thì được lựa chọn bao nhiêu hình thức đấu giá?
Người có tài sản đấu giá có quyền hủy bỏ hợp đồng mua bán tài sản đấu giá hay không?
Người có tài sản đấu giá có quyền hủy bỏ hợp đồng mua bán tài sản đấu giá hay không được quy định tại điều Điều 47 Luật Đấu giá tài sản 2016 như sau:
Quyền và nghĩa vụ của người có tài sản đấu giá
1. Người có tài sản đấu giá có các quyền sau đây:
a) Giám sát quá trình tổ chức thực hiện việc đấu giá;
b) Tham dự cuộc đấu giá;
c) Yêu cầu tổ chức đấu giá tài sản dừng việc tổ chức đấu giá khi có căn cứ cho rằng tổ chức đấu giá tài sản có hành vi vi phạm quy định tại điểm b, điểm c khoản 2 Điều 9 của Luật này;
d) Yêu cầu đấu giá viên điều hành cuộc đấu giá dừng cuộc đấu giá khi có căn cứ cho rằng đấu giá viên có hành vi vi phạm quy định tại điểm c khoản 1 Điều 9 của Luật này; người tham gia đấu giá có hành vi vi phạm quy định tại các điểm b, c hoặc d khoản 5 Điều 9 của Luật này;
đ) Đơn phương chấm dứt, hủy bỏ hợp đồng dịch vụ đấu giá tài sản, hợp đồng mua bán tài sản đấu giá hoặc đề nghị Tòa án tuyên bố hợp đồng dịch vụ đấu giá tài sản, hợp đồng mua bán tài sản đấu giá vô hiệu theo quy định của Luật này và quy định của pháp luật về dân sự;
e) Các quyền khác theo quy định của pháp luật.
...
Như vậy, theo quy định của pháp luật về quyền của người có tài sản đấu giá thì họ có quyền hủy bỏ hợp đồng mua bán tài sản đấu giá.
Ngoài ra, người có tài sản đấu giá còn có các quyền như sau:
- Giám sát quá trình tổ chức thực hiện việc đấu giá;
- Tham dự cuộc đấu giá;
- Yêu cầu tổ chức đấu giá tài sản dừng việc tổ chức đấu giá khi có căn cứ cho rằng tổ chức đấu giá tài sản có hành vi vi phạm quy định;
- Yêu cầu đấu giá viên điều hành cuộc đấu giá dừng cuộc đấu giá:
+ Khi có căn cứ cho rằng đấu giá viên có hành vi vi phạm quy định;
+ người tham gia đấu giá có hành vi vi phạm quy định;
- Đơn phương chấm dứt, hủy bỏ hợp đồng dịch vụ đấu giá tài sản, hoặc đề nghị Tòa án tuyên bố hợp đồng dịch vụ đấu giá tài sản, hợp đồng mua bán tài sản đấu giá vô hiệu theo quy định của Luật này và quy định của pháp luật về dân sự;
- Các quyền khác theo quy định của pháp luật.
Người có tài sản đấu giá có được lựa chọn hình thức đấu giá hay không? Nếu có thì được lựa chọn bao nhiêu hình thức đấu giá? (Hình từ internet)
Nghiêm cấm người có tài sản đấu giá thực hiện những hành vi nào trong hoạt động đấu giá?
Tại khoản 4 Điều 9 Luật Đấu giá tài sản 2016 quy định về các hành vi mà người có tài sản đấu giá không được phép thực hiện như sau:
Các hành vi bị nghiêm cấm
...
4. Nghiêm cấm người có tài sản đấu giá thực hiện các hành vi sau đây:
a) Thông đồng, móc nối với đấu giá viên, tổ chức đấu giá tài sản, cá nhân, tổ chức khác để làm sai lệch thông tin tài sản đấu giá, dìm giá, làm sai lệch hồ sơ đấu giá hoặc kết quả đấu giá tài sản;
b) Nhận bất kỳ một khoản tiền, tài sản hoặc lợi ích nào từ đấu giá viên, tổ chức đấu giá tài sản, người tham gia đấu giá để làm sai lệch kết quả đấu giá tài sản;
c) Các hành vi bị nghiêm cấm khác theo quy định của luật có liên quan.
Như vậy, theo quy định của pháp luật về các hành vi bị nghiêm cấm đối với người có tài sản đấu giá bao gồm các hành vi dưới đây:
- Thông đồng, móc nối với đấu giá viên, tổ chức đấu giá tài sản, cá nhân, tổ chức khác để làm sai lệch thông tin tài sản đấu giá, dìm giá, làm sai lệch hồ sơ đấu giá hoặc kết quả đấu giá tài sản;
- Nhận bất kỳ một khoản tiền, tài sản hoặc lợi ích nào từ đấu giá viên, tổ chức đấu giá tài sản, người tham gia đấu giá để làm sai lệch kết quả đấu giá tài sản;
- Các hành vi bị nghiêm cấm khác theo quy định của luật có liên quan.
Người có tài sản đấu giá có được lựa chọn hình thức đấu giá hay không? Nếu có thì được lựa chọn bao nhiêu hình thức đấu giá?
Người có tài sản đấu giá được lựa chọn hình thức đấu giá được quy định tại Điều 40 Luật Đấu giá tài sản 2016 như sau:
Hình thức đấu giá, phương thức đấu giá
1. Tổ chức đấu giá tài sản thỏa thuận với người có tài sản đấu giá lựa chọn một trong các hình thức sau đây để tiến hành cuộc đấu giá:
a) Đấu giá trực tiếp bằng lời nói tại cuộc đấu giá;
b) Đấu giá bằng bỏ phiếu trực tiếp tại cuộc đấu giá;
c) Đấu giá bằng bỏ phiếu gián tiếp;
d) Đấu giá trực tuyến.
2. Phương thức đấu giá bao gồm:
a) Phương thức trả giá lên;
b) Phương thức đặt giá xuống.
3. Hình thức đấu giá, phương thức đấu giá phải được quy định trong Quy chế cuộc đấu giá và công bố công khai cho người tham gia đấu giá biết.
4. Chính phủ quy định chi tiết điểm d khoản 1 Điều này.
Như vậy, theo quy định của pháp luật về hình thức đấu giá và phương thức đấu giá thì tổ chức đấu giá tài sản sẽ thỏa thuận với người có tài sản đấu giá lựa chọn 1 trong 4 hình thức sau đây để tiến hành cuộc đấu giá:
- Đấu giá trực tiếp bằng lời nói tại cuộc đấu giá;
- Đấu giá bằng bỏ phiếu trực tiếp tại cuộc đấu giá;
- Đấu giá bằng bỏ phiếu gián tiếp;
- Đấu giá trực tuyến.
Trần Xuân Hùng
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Tài sản đấu giá có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Phổ cập giáo dục là gì? Nhà nước thực hiện phổ cập giáo dục cho cấp học nào? Ai thực hiện kế hoạch phổ cập giáo dục?
- 03 cấp đào tạo lý luận chính trị theo quy định? Trung tâm chính trị cấp huyện đào tạo cấp lý luận chính trị nào?
- Mẫu Đơn đề nghị tách hội mới nhất? Hướng dẫn lập đơn đề nghị tách hội? Tải về mẫu đơn đề nghị tách hội ở đâu?
- Tốc độ tối đa, tốc độ tối thiểu cho phép đối với các loại xe cơ giới, xe máy chuyên dùng trên đường cao tốc theo Thông tư 38/2024 thế nào?
- Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai có tư cách pháp nhân không? Nguồn thu hoạt động sự nghiệp của Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai?