Người cướp phá tài sản trên tàu thuyền trên biển thì phạm tội gì và có thể bị phạt tù bao nhiêu năm?
- Người cướp phá tài sản trên tàu thuyền trên biển thì phạm tội gì và có thể bị phạt tù bao nhiêu năm?
- Trường hợp việc cướp phá tài sản trên tàu thuyền có tổ chức thì có được xem là tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự không?
- Người thực hiện hành vi cướp phá tài sản trên tàu thuyền trên biển phạm tội cướp biển đương nhiên được xóa án tích khi nào?
Người cướp phá tài sản trên tàu thuyền trên biển thì phạm tội gì và có thể bị phạt tù bao nhiêu năm?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 302 Bộ luật Hình sự 2015 quy định về tội cướp biển như sau:
Tội cướp biển
1. Người nào thực hiện một trong các hành vi sau đây, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm:
a) Tấn công tàu biển, phương tiện bay hoặc phương tiện hàng hải khác đang ở biển cả hoặc ở nơi không thuộc quyền tài phán của quốc gia nào;
b) Tấn công hoặc bắt giữ người trên tàu biển, phương tiện bay hoặc phương tiện hàng hải khác quy định tại điểm a khoản này;
c) Cướp phá tài sản trên tàu biển, phương tiện bay hoặc phương tiện hàng hải khác quy định tại điểm a khoản này.
...
Theo quy định trên, người thực hiện hành vi cướp phá tài sản trên tàu thuyền trên biển thì phạm tội cướp biển và có thể bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm.
Trường hợp việc cướp phá tài sản trên tàu thuyền có tổ chức thì có được xem là tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự không?
Căn cứ theo điểm a khoản 1 và khoản 2 Điều 52 Bộ luật Hình sự 2015 quy định như sau:
Các tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự
1. Chỉ các tình tiết sau đây mới là tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự:
a) Phạm tội có tổ chức;
...
2. Các tình tiết đã được Bộ luật này quy định là dấu hiệu định tội hoặc định khung hình phạt thì không được coi là tình tiết tăng nặng.
Bên cạnh đó, tại khoản 2 Điều 302 Bộ luật Hình sự 2015, được sửa đổi bởi khoản 104 Điều 1 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017 quy định về tội cướp biển như sau:
Tội cướp biển
...
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:
a) Có tổ chức;
b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 11% đến 30%;
c) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng;
d) Gây thiệt hại về tài sản từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng.
...
Theo đó, phạm tội có tổ chức là một trong những tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự.
Cũng theo quy định về tội cướp biển thì trường hợp người thực hiện hành vi cướp phá tài sản trên tàu thuyền trên biển có tổ chức thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm.
Như vậy, vì việc phạm tội cướp biển với hành vi cướp phá tài sản trên tàu thuyền trên biển có tổ chức là dấu hiệu định khung hình phạt nên tình tiết có tổ chức không được coi là tình tiết tăng nặng.
Người cướp phá tài sản trên tàu thuyền trên biển thì phạm tội gì và có thể bị phạt tù bao nhiêu năm?
Người thực hiện hành vi cướp phá tài sản trên tàu thuyền trên biển phạm tội cướp biển đương nhiên được xóa án tích khi nào?
Căn cứ theo Điều 70 Bộ luật Hình sự 2015 quy định về đương nhiên được xóa án tích như sau:
Đương nhiên được xóa án tích
1. Đương nhiên được xóa án tích được áp dụng đối với người bị kết án không phải về các tội quy định tại Chương XIII và Chương XXVI của Bộ luật này khi họ đã chấp hành xong hình phạt chính, thời gian thử thách án treo hoặc hết thời hiệu thi hành bản án và đáp ứng các điều kiện quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này.
2. Người bị kết án đương nhiên được xóa án tích, nếu từ khi chấp hành xong hình phạt chính hoặc hết thời gian thử thách án treo, người đó đã chấp hành xong hình phạt bổ sung, các quyết định khác của bản án và không thực hiện hành vi phạm tội mới trong thời hạn sau đây:
a) 01 năm trong trường hợp bị phạt cảnh cáo, phạt tiền, cải tạo không giam giữ, phạt tù nhưng được hưởng án treo;
b) 02 năm trong trong trường hợp bị phạt tù đến 05 năm;
c) 03 năm trong trường hợp bị phạt tù từ trên 05 năm đến 15 năm;
d) 05 năm trong trường hợp bị phạt tù từ trên 15 năm, tù chung thân hoặc tử hình nhưng đã được giảm án.
Trường hợp người bị kết án đang chấp hành hình phạt bổ sung là quản chế, cấm cư trú, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định, tước một số quyền công dân mà thời hạn phải chấp hành dài hơn thời hạn quy định tại các điểm a, b và c khoản này thì thời hạn đương nhiên được xóa án tích sẽ hết vào thời điểm người đó chấp hành xong hình phạt bổ sung.
...
Theo quy định trên, đương nhiên được xóa án tích được áp dụng đối với người bị kết án không phải về các tội quy định tại Chương XIII Các tội xâm phạm an ninh quốc gia và Chương XXVI Bộ luật Hình sự 2015 khi họ đã chấp hành xong hình phạt chính, thời gian thử thách án treo hoặc hết thời hiệu thi hành bản án và đáp ứng các điều kiện theo quy định cụ thể trên.
Tội cướp biển không thuộc các tội xâm phạm an ninh quốc gia và các tội phá hoại hòa bình, chống loài người và tội phạm chiến tranh nên người thực hiện hành vi cướp phá tài sản trên tàu thuyền trên biển bị kết án đương nhiên được xóa án tích khi họ đã chấp hành xong hình phạt chính, thời gian thử thách án treo hoặc hết thời hiệu thi hành bản án và đáp ứng các điều kiện theo quy định cụ thể trên.
Mai Hoàng Trúc Linh
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Tội cướp biển có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tổng hợp mẫu Báo cáo kết quả thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở? Thực hiện dân chủ ở cơ sở là gì?
- Gia hạn thời hạn cho thuê nhà là tài sản công không sử dụng để ở có phải thực hiện thủ tục niêm yết giá không?
- Mẫu Quy chế chi tiêu nội bộ công đoàn cơ sở? Bộ máy quản lý tài chính công đoàn cơ sở bao gồm những gì?
- Tổ chức quản lý kinh doanh nhà là tài sản công không sử dụng để ở phải thực hiện đánh giá lại hiện trạng nhà hàng năm đúng không?
- Đảng viên được miễn công tác và sinh hoạt đảng có phải làm kiểm điểm cuối năm không? Có được dự đại hội đảng viên?