Người đã hiến mô, bộ phận cơ thể sẽ có những quyền lợi gì? Chính sách của Nhà nước về hiến mô, bộ phận cơ thể?

Cho hỏi người đã hiến mô, bộ phận cơ thể sẽ có những quyền lợi như thế nào? Chính sách của Nhà nước về hiến mô, bộ phận cơ thể? Câu hỏi của anh Nhựt đến từ Đồng Nai.

Người đã hiến mô, bộ phận cơ thể sẽ có những quyền gì?

Căn cứ vào Điều 17 Luật Hiến mô, bộ phận cơ thể người và hiến, lấy xác 2006 quy định về quyền lợi của người đã hiến mô, bộ phận cơ thể như sau:

- Trường hợp hiến mô

+ Người đã hiến mô được chăm sóc, phục hồi sức khoẻ miễn phí ngay sau khi thực hiện việc hiến mô tại cơ sở y tế.

- Trường hợp đã hiến bộ phận cơ thể:

+ Được chăm sóc, phục hồi sức khoẻ miễn phí ngay sau khi thực hiện việc hiến bộ phận cơ thể người tại cơ sở y tế và được khám sức khỏe định kỳ miễn phí;

+ Được cấp thẻ bảo hiểm y tế miễn phí;

+ Được ưu tiên ghép mô, bộ phận cơ thể người khi có chỉ định ghép của cơ sở y tế;

+ Được tặng Kỷ niệm chương vì sức khỏe nhân dân theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế.

Như vậy, người đã hiến mô, bộ phận cơ thể sẽ được hưởng những quyền lợi như trên sau khi hiến mô, bộ phận cơ thể.

Người đã hiến mô, bộ phận cơ thể sẽ có những quyền lợi như thế nào? Chính sách của Nhà nước về hiến mô, bộ phận cơ thể?

Người đã hiến mô, bộ phận cơ thể sẽ có những quyền lợi gì? Chính sách của Nhà nước về hiến mô, bộ phận cơ thể?

Cơ sở y tế lấy mô, bộ phận cơ thể của người hiến tạng phải đảm bảo các điều kiện gì?

Căn cứ vào Điều 16 Luật Hiến mô, bộ phận cơ thể người và hiến, lấy xác 2006 quy định như sau:

Điều kiện đối với cơ sở y tế lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể người
1. Cơ sở y tế lấy, ghép bộ phận cơ thể người phải có đủ các điều kiện sau đây:
a) Có đủ đội ngũ cán bộ y tế có năng lực, trình độ chuyên môn về lấy, ghép bộ phận cơ thể người, gây mê, hồi sức sau ghép được cơ sở y tế hoặc cơ sở đào tạo cấp giấy chứng nhận hoặc văn bằng chuyên khoa;
b) Có trưởng kíp ghép bộ phận cơ thể người là người đã trực tiếp thực hiện ca ghép trên người;
c) Có ít nhất ba phòng liên hoàn khép kín, bố trí một chiều, bảo đảm vô trùng, bao gồm phòng lấy, xử lý và bảo quản bộ phận cơ thể người, phòng ghép và phòng hồi sức sau ghép;
d) Có phòng kỹ thuật dành riêng cho việc theo dõi, chăm sóc liên tục người hiến hoặc người được ghép;
đ) Có đơn vị ghép thực nghiệm;
e) Có phòng xét nghiệm;
g) Có đơn vị lọc máu, chạy thận nhân tạo đối với trường hợp ghép thận;
h) Có đủ trang thiết bị, dụng cụ y tế về thăm dò chức năng, huyết học, hóa sinh, vi sinh, miễn dịch, giải phẫu bệnh, chẩn đoán hình ảnh, định lượng nồng độ thuốc chống thải ghép để bảo đảm việc chẩn đoán và theo dõi người hiến, người được ghép trước, trong và sau khi ghép;
i) Có đủ cơ số thuốc cần thiết đáp ứng yêu cầu thực hiện quá trình lấy, ghép và phục hồi sau khi ghép.
2. Bộ trưởng Bộ Y tế quy định cụ thể các điều kiện quy định tại khoản 1 Điều này; điều kiện của cơ sở y tế lấy, ghép mô; trình tự, thủ tục cho phép cơ sở y tế lấy, ghép bộ phận cơ thể người, cơ sở y tế lấy, ghép mô hoạt động.

Như vậy, cơ sở y tế tiến hành lấy mô, bộ phận cơ thể của người hiến tạng phải bảo đảm đủ các điều kiện theo quy định như trên thì mới được phép tiến hành lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể.

Nhà nước có chính sách như thế nào về việc hiến mô, bộ phận cơ thể?

Căn cứ vào Điều 10 Luật Hiến mô, bộ phận cơ thể người và hiến, lấy xác 2006 quy định như sau:

Chính sách của Nhà nước về hiến, lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể người và hiến, lấy xác
1. Đầu tư hoặc hỗ trợ đầu tư cho cơ sở y tế thực hiện việc nghiên cứu, lấy, ghép, bảo quản, lưu giữ mô, bộ phận cơ thể người.
2. Hỗ trợ việc nghiên cứu và ứng dụng các thành tựu khoa học - công nghệ tiên tiến, đào tạo, trao đổi chuyên gia, chuyển giao kỹ thuật trong việc lấy, ghép, bảo quản, lưu giữ mô, bộ phận cơ thể người.
3. Khuyến khích tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài đầu tư, hợp tác trong việc nghiên cứu, lấy, ghép, bảo quản, lưu giữ mô, bộ phận cơ thể người.
4. Hỗ trợ việc thông tin, tuyên truyền về hiến, lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể người và hiến, lấy xác.
5. Hỗ trợ nguồn lực phục vụ việc nghiên cứu, nuôi cấy và ghép mô, bộ phận cơ thể người nhân tạo.
6. Chăm sóc sức khoẻ cho người đã tự nguyện hiến mô, bộ phận cơ thể người theo quy định của pháp luật.
7. Tôn vinh người tự nguyện hiến bộ phận cơ thể người và người tự nguyện hiến xác.

Theo đó, Nhà nước sẽ tiến hành đầu tư, hỗ trợ đầu từ cho cơ sở y tế nghiên cứu, lấy, ghép, bảo quản mô, bộ phận cơ thể.

Bên cạnh đó, Nhà nước cũng khuyến khích các cá nhân, tổ chức trong và ngoài nước đầu tư, hợp tác trong nghiên cứu, lấy, ghép, bảo quản mô, bộ phận cơ thể. Kèm theo đó là chăm sóc sức khoẻ cho người đã tự nguyện hiến mô, bộ phận cơ thể người và vinh danh người tự nguyện hiến bộ phận cơ thể người và người tự nguyện hiến xác.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Hiến mô

Lê Nhựt Hào

Hiến mô
Hiến tạng
Căn cứ pháp lý
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Hiến mô có thể đặt câu hỏi tại đây.

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Hiến mô Hiến tạng
MỚI NHẤT
Pháp luật
Hiến tạng có yêu cầu đủ bao nhiêu tuổi không? Hiến tạng có cần sự đồng ý của gia đình hay không?
Pháp luật
Cơ sở y tế lấy mô của người chưa đăng ký hiến mô được không? Không kiểm tra thông số sinh học của người hiến trước khi lấy mô được không?
Pháp luật
Ngày 1/7 có thể là ngày hiến tạng Việt Nam hay không? Người chết não có nên hiến tạng hay không?
Pháp luật
Hiến tạng Online có được hay không? Hiến tạng của người đã chết có được hay không? Cách thực hiện thủ tục đăng ký hiến tạng online như thế nào?
Pháp luật
Hiến tạng là như thế nào? Người đã hiến tạng rồi thì có được cấp thẻ bảo hiểm y tế hay không?
Pháp luật
Việc lấy mô, bộ phận cơ thể ở người sau khi chết được thực hiện trong trường hợp nào? Thủ tục đăng ký hiến mô, bộ phận cơ thể ở người sau khi chết?
Pháp luật
Trung tâm hiến tạng quốc gia (Trung tâm Điều phối quốc gia về ghép bộ phận cơ thể người) có chức năng như thế nào?
Pháp luật
Người hiến tạng bộ phận cơ thể có được hỗ trợ tiền ăn khi đi khám sức khỏe định kỳ không? Nguồn kinh phí thực hiện hỗ trợ do ai bảo đảm?
Pháp luật
Ghép mô, bộ phận cơ thể người là gì? Người được ghép mô, bộ phận cơ thể người có thẻ bảo hiểm y tế được hưởng chế độ gì?
Pháp luật
Người hiến tạng cho người khác có được cấp thẻ bảo hiểm y tế miễn phí hay không? Mức hưởng là bao nhiêu?
Xem thêm...
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào