Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp mất khả năng thanh toán không hợp tác về việc kiểm kê tài sản thì bị xử phạt thế nào?
- Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp mất khả năng thanh toán không hợp tác về việc kiểm kê tài sản thì bị xử phạt thế nào?
- Thẩm phán được phân công giải quyết vụ việc phá sản có quyền xử phạt người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp mất khả năng thanh toán không hợp tác về việc kiểm kê tài sản không?
- Trường hợp người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp mất khả năng thanh toán vắng mặt thì ai sẽ thực hiện kiểm kê tài sản?
Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp mất khả năng thanh toán không hợp tác về việc kiểm kê tài sản thì bị xử phạt thế nào?
Căn cứ khoản 2 Điều 73 Nghị định 82/2020/NĐ-CP quy định về hành vi vi phạm quy định về thời hạn và nghĩa vụ kiểm kê tài sản như sau:
Hành vi vi phạm quy định về thời hạn và nghĩa vụ kiểm kê tài sản
1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán mà không thực hiện việc kiểm kê tài sản và không xác định giá trị các tài sản đó trong thời hạn quy định.
2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với đại diện doanh nghiệp, hợp tác xã và những người khác không hợp tác về việc kiểm kê tài sản hoặc cố tình làm sai lệch việc kiểm kê tài sản.
Theo quy định tại khoản 4, khoản 5 Điều 4 Nghị định 82/2020/NĐ-CP về mức phạt tiền đối với cá nhân, tổ chức như sau:
Quy định về mức phạt tiền, thẩm quyền phạt tiền đối với cá nhân, tổ chức
...
4. Mức phạt tiền quy định tại các Chương II, III, IV, V, VI và VII Nghị định này được áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính của cá nhân, trừ các điều quy định tại khoản 5 Điều này. Trường hợp tổ chức có hành vi vi phạm hành chính như của cá nhân thì mức phạt tiền bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.
5. Mức phạt tiền quy định tại các Điều 7, 8, 9, 16, 17, 24, 26, 29, 33, 39, 50, 53, 63, 71, 72, 73, 74 và 80 Nghị định này là mức phạt tiền đối với hành vi vi phạm hành chính của tổ chức.
...
Theo đó, người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp mất khả năng thanh toán không hợp tác về việc kiểm kê tài sản thì sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính với mức phạt tiền từ 2.500.000 đồng đến 5.000.000 đồng.
Doanh nghiệp mất khả năng thanh toán (Hình từ Internet)
Thẩm phán được phân công giải quyết vụ việc phá sản có quyền xử phạt người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp mất khả năng thanh toán không hợp tác về việc kiểm kê tài sản không?
Căn cứ khoản 5 Điều 88 Nghị định 82/2020/NĐ-CP quy định về thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của Tòa án các cấp như sau:
Phân định thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính
...
5. Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của Tòa án các cấp:
a) Thẩm phán được phân công giải quyết vụ việc phá sản xử phạt đối với các hành vi vi phạm quy định tại các Điều 66, 67, 69 và 71; khoản 1 Điều 73; các Điều 75, 76 và 77 Nghị định này;
b) Chánh án Tòa án cấp huyện xử phạt đối với các hành vi vi phạm quy định tại các Điều 66, 67, 69 và 71; khoản 1 Điều 73; khoản 1 Điều 75; Điều 76 và Điều 77 Nghị định này;
c) Chánh án Tòa án cấp tỉnh xử phạt đối với các hành vi vi phạm quy định tại các Điều 56, 57, 66, 67, 69, 71, 72, 73, 75, 76 và 77; điểm s khoản 2 và điểm s khoản 3 Điều 81 Nghị định này.
Theo quy định trên, dựa vào phân định thẩm quyền xử phạt thì Thẩm phán được phân công giải quyết vụ việc phá sản không có quyền xử phạt người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp mất khả năng thanh toán không hợp tác về việc kiểm kê tài sản.
Trường hợp người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp mất khả năng thanh toán vắng mặt thì ai sẽ thực hiện kiểm kê tài sản?
Theo khoản 2 Điều 65 Luật Phá sản 2014 quy định về kiểm kê tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán như sau:
Kiểm kê tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán
1. Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận được quyết định mở thủ tục phá sản, doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán phải tiến hành kiểm kê tài sản và xác định giá trị tài sản đó; trong trường hợp cần thiết thì phải có văn bản đề nghị Thẩm phán gia hạn, nhưng không quá hai lần, mỗi lần không quá 30 ngày. Việc xác định giá trị tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã phải được thực hiện theo quy định của pháp luật.
2. Trường hợp đại diện hợp pháp của doanh nghiệp, hợp tác xã vắng mặt thì người được Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản chỉ định làm đại diện của doanh nghiệp, hợp tác xã thực hiện công việc kiểm kê và xác định giá trị tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã.
3. Bảng kiểm kê tài sản đã được xác định giá trị phải gửi ngay cho Tòa án nhân dân tiến hành thủ tục phá sản.
4. Trường hợp xét thấy việc kiểm kê, xác định giá trị tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã quy định tại khoản 1 Điều này là không chính xác thì Tòa án nhân dân yêu cầu Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản tổ chức kiểm kê, xác định lại giá trị một phần hoặc toàn bộ tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã. Giá trị tài sản được xác định, định giá theo giá thị trường tại thời điểm kiểm kê.
5. Trường hợp đại diện doanh nghiệp, hợp tác xã và những người khác không hợp tác về việc kiểm kê tài sản hoặc cố tình làm sai lệch việc kiểm kê tài sản thì bị xử lý theo quy định của pháp luật.
Như vậy, trong trường hợp người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp mất khả năng thanh toán vắng mặt thì người được Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản chỉ định làm đại diện của doanh nghiệp thực hiện công việc kiểm kê và xác định giá trị tài sản của doanh nghiệp.
Trần Thị Tuyết Vân
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Doanh nghiệp mất khả năng thanh toán có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Sau khi nộp tiền thuế, người nộp thuế có được nhận chứng từ thu tiền thuế? Trách nhiệm nộp tiền thuế của người nộp thuế?
- Bảo hiểm nhân thọ là gì? Nguyên tắc thế quyền có được áp dụng đối với hợp đồng bảo hiểm nhân thọ không?
- Người lao động có phải nộp bản chính bằng đại học cho công ty khi ký hợp đồng lao động hay không?
- Chi phí lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư có sử dụng đất là bao nhiêu theo quy định mới?
- Giá kê khai là gì? Có bắt buộc phải kê khai giá đối với hàng hóa, dịch vụ thuộc danh mục bình ổn giá không?