Người dân có được viếng Quốc tang không? Lễ viếng Quốc tang sẽ được tổ chức ở các địa điểm nào?

Người dân có được trực tiếp viếng Quốc tang không? Nếu không được viếng trực tiếp thì có thể tham dự lễ viếng thông qua những phương thức nào theo quy định hiện nay? Lễ viếng Quốc tang sẽ được tổ chức ở các địa điểm nào?

Lễ viếng Quốc tang sẽ được tổ chức ở các địa điểm nào?

>>> Xem thêm: Lễ Quốc tang có được nghỉ học, nghỉ làm hay không?

>>> Xem thêm: Hội trường Thống Nhất ở đâu? Lễ viếng đồng chí Tổng Bí thư tại TPHCM được tổ chức tại Hội trường Thống Nhất đúng không?

Căn cứ Điều 11 Nghị định 105/2012/NĐ-CP có nếu một số quy định khác khi tổ chức lễ viếng Quốc tang như sau:

Nơi tổ chức Lễ Quốc tang và nơi an táng
1. Lễ Quốc tang tổ chức tại Nhà tang lễ Quốc gia số 5 Trần Thánh Tông, Hà Nội (nếu tổ chức ở Hà Nội); Nhà tang lễ Bệnh viện Quân y 175 hoặc Nhà tang lễ số 25 Lê Quý Đôn, Quận 3, thành phố Hồ Chí Minh (nếu tổ chức ở thành phố Hồ Chí Minh).
2. An táng tại Nghĩa trang Mai Dịch, Hà Nội; Nghĩa trang thành phố Hồ Chí Minh hoặc hỏa táng, điện táng, an táng tại quê hương hay nghĩa trang địa phương khác theo nguyện vọng của gia đình.

Theo quy định thì Lễ Quốc tang tổ chức tại Nhà tang lễ Quốc gia số 5 Trần Thánh Tông, Hà Nội (nếu tổ chức ở Hà Nội); Nhà tang lễ Bệnh viện Quân y 175 hoặc Nhà tang lễ số 25 Lê Quý Đôn, Quận 3, thành phố Hồ Chí Minh (nếu tổ chức ở thành phố Hồ Chí Minh).

Bên cạnh đó, nơi an táng là tại Nghĩa trang Mai Dịch, Hà Nội; Nghĩa trang thành phố Hồ Chí Minh hoặc hỏa táng, điện táng, an táng tại quê hương hay nghĩa trang địa phương khác theo nguyện vọng của gia đình.

Lưu ý: Hiện tại Nhà tang lễ số 25 Lê Quý Đôn, Quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh đã dừng hoạt động.

Xem thêm tại Kế hoạch 5063/KH-UBND năm 2020 của Ủy ban Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh.

>>>Xem chi tiết thông tin tại đây Tải

Người dân có được viếng Quốc tang không?

Người dân có được viếng Quốc tang không? (Hình từ Internet)

Người dân có được viếng Quốc tang không?

Tại Điều 14 Nghị định 105/2012/NĐ-CP có quy định về lễ viếng Quốc tang như sau:

Lễ viếng
1. Ban Tổ chức Lễ tang sắp xếp các đoàn vào viếng theo đội hình như sau: 02 (hai) chiến sĩ khiêng vòng hoa đi đầu, tiếp theo là Trưởng đoàn, phía sau bên phải Trưởng đoàn là sĩ quan dẫn viếng, các thành viên trong đoàn viếng đi theo hai hàng dọc.
2. Ban Tổ chức Lễ tang tổ chức đón và xếp các đoàn đại biểu nước ngoài, các cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự, cơ quan đại diện của tổ chức quốc tế tại Việt Nam và các cơ quan, cá nhân nước ngoài khác có nguyện vọng đến viếng và ghi sổ tang.
3. Sau khi viếng, Trưởng đoàn ghi sổ tang.
4. Trong quá trình viếng, Quân nhạc cử nhạc “Hồn tử sĩ”.

Bên cạnh đó, tại Điều 15 Nghị định 105/2012/NĐ-CP có quy định về việc tổ chức lễ viếng Quốc tang ở nước ngoài như sau:

Tổ chức Lễ viếng ở nước ngoài
1. Cùng thời gian diễn ra Lễ Quốc tang ở Việt Nam, Bộ Ngoại giao hướng dẫn các cơ quan đại diện của Việt Nam ở nước ngoài tiếp đón các tổ chức, cá nhân người Việt Nam, người nước ngoài đến viếng và ghi sổ tang tại cơ quan đại diện của Việt Nam ở nước ngoài.
2. Trang trí lễ đài:
a) Lễ đài trang trí phông nền đen, Quốc kỳ treo phía trên có dải băng tang, ảnh người từ trần và dòng chữ trắng “Vô cùng thương tiếc đồng chí...”;
b) Bàn thờ đặt chính giữa phòng, dưới lễ đài có lư hương; hai bên bàn thờ đặt 02 (hai) vòng hoa cố định;
c) Bàn ghi sổ tang.

Hiện tại, pháp luật không có quy định về việc người dân có được phép viếng Quốc tang hay không.

Tuy nhiên, theo quy định vừa nêu trên thì những đối tượng sau đây sẽ được tham dự viếng Quốc tang. Cụ thể:

(1) Lễ Quốc tang trong nước: các đoàn đại biểu nước ngoài, các cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự, cơ quan đại diện của tổ chức quốc tế tại Việt Nam và các cơ quan, cá nhân nước ngoài khác có nguyện vọng đến viếng.

(2) Lễ Quốc tang tổ chức ở nước ngoài: các cơ quan đại diện của Việt Nam ở nước ngoài tiếp đón các tổ chức, cá nhân người Việt Nam, người nước ngoài đến viếng.

Người dân có thể tham dự Lễ viếng Quốc tang thông qua những phương thức nào?

Tại Điều 9 Nghị định 105/2012/NĐ-CP có quy định về việc đưa tin, đăng tin trên các phương tiện thông tin về Lễ Quốc tang như sau:

Đưa tin, đăng tin trên các phương tiện thông tin về Lễ Quốc tang
1. Đưa tin buồn
Khi chưa có thông báo chính thức của Ban Tổ chức Lễ tang, các phương tiện thông tin đại chúng chỉ được đưa tin vắn về việc từ trần. Sau khi thành lập Ban Tổ chức Lễ tang và việc tổ chức Lễ tang được chính thức công bố, các phương tiện thông tin đại chúng mới được đưa tin buồn, đăng bài viết giới thiệu về người từ trần.
2. Đăng tin trên các phương tiện thông tin
a) Báo Nhân dân và các cơ quan báo chí ở Trung ương và địa phương đưa tin về Lễ Quốc tang, gồm: Thông cáo, danh sách Ban Lễ tang Nhà nước, Ban Tổ chức Lễ tang; tiểu sử, ảnh người từ trần; nghi thức cả nước để tang; thông báo về Lễ viếng, Lễ truy điệu, Lễ an táng, lời cảm ơn của Ban Lễ tang Nhà nước;
b) Hãng phim Tài liệu và Khoa học Trung ương quay phim tư liệu Lễ viếng, Lễ truy điệu và Lễ an táng. Đài Tiếng nói Việt Nam và Đài Truyền hình Việt Nam, Thông tấn xã Việt Nam tường thuật và truyền hình trực tiếp Lễ viếng, Lễ truy điệu và Lễ an táng.

Như vậy, người dân có thể theo dõi lễ viếng thông qua phương tiện truyền thông như Đài Tiếng nói Việt Nam và Đài Truyền hình Việt Nam, Thông tấn xã Việt Nam.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Lễ Quốc tang

Trần Thành Nhân

Lễ Quốc tang
Căn cứ pháp lý
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Lễ Quốc tang có thể đặt câu hỏi tại đây.

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào