Người dân được làm thẻ căn cước miễn phí trong những trường hợp nào theo Luật Căn cước mới nhất?
Những trường hợp nào được miễn lệ phí làm thẻ căn cước?
>> Mới nhất Tải Tổng hợp trọn bộ văn bản về Căn cước hiện hành
Trước đây, theo Luật Căn cước công dân 2014 (đã hết hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 07 năm 2024) thì ''Căn cước công dân'' là thông tin cơ bản về lai lịch, nhân dạng của công dân theo quy định của Luật này.
Và theo quy định hiện hành tại khoản 1 Điều 3 Luật Căn cước 2023 quy định "Căn cước" là thông tin cơ bản về nhân thân, lai lịch, nhân dạng và sinh trắc học của một người.
Như vậy, có thể thấy theo quy định hiện nay thì ''Căn cước công dân'' đã được đổi tên thành "Căn cước".
Căn cứ theo khoản 1 Điều 5 Thông tư 59/2019/TT-BTC quy định về các trường hợp miễn lệ phí như sau:
Các trường hợp miễn, không phải nộp lệ phí
1. Các trường hợp miễn lệ phí
a) Đổi thẻ căn cước công dân khi Nhà nước quy định thay đổi địa giới hành chính;
b) Đổi, cấp lại thẻ căn cước công dân cho công dân là bố, mẹ, vợ, chồng, con dưới 18 tuổi của liệt sỹ; thương binh, người hưởng chính sách như thương binh; con dưới 18 tuổi của thương binh và người hưởng chính sách như thương binh; bệnh binh; công dân thường trú tại các xã biên giới; công dân thường trú tại các huyện đảo; đồng bào dân tộc thiểu số ở các xã có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn; công dân thuộc hộ nghèo theo quy định của pháp luật;
c) Đổi, cấp lại thẻ căn cước công dân cho công dân dưới 18 tuổi, mồ côi cả cha lẫn mẹ, không nơi nương tựa.
Như vậy, người dân được miễn lệ phí (miễn phí) làm thẻ căn cước trong các trường hợp sau:
(1) Đổi thẻ căn cước khi Nhà nước quy định thay đổi địa giới hành chính;
(2) Đổi, cấp lại thẻ căn cước cho công dân là
- Bố, mẹ, vợ, chồng, con dưới 18 tuổi của liệt sỹ;
- Thương binh, người hưởng chính sách như thương binh;
- Con dưới 18 tuổi của thương binh và người hưởng chính sách như thương binh; bệnh binh;
- Công dân thường trú tại các xã biên giới;
- Công dân thường trú tại các huyện đảo;
- Đồng bào dân tộc thiểu số ở các xã có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn;
- Công dân thuộc hộ nghèo theo quy định của pháp luật.
(3) Đổi, cấp lại thẻ căn cước cho công dân dưới 18 tuổi, mồ côi cả cha lẫn mẹ, không nơi nương tựa.
Người dân được làm thẻ căn cước miễn phí trong những trường hợp nào theo Luật Căn cước mới nhất? (Hình từ Internet)
Những trường hợp nào không phải nộp lệ phí khi làm thẻ căn cước?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 5 Thông tư 59/2019/TT-BTC và Điều 38 Luật Căn cước 2023 thì người dân không phải nộp lệ phí (miễn phí) khi làm thẻ căn cước trong những trường hợp sau:
(1) Người dân không phải nộp lệ phí khi được cấp thẻ căn cước lần đầu.
(2) Cấp đổi thẻ căn cước khi đủ 14 tuổi, 25 tuổi, 40 tuổi và 60 tuổi.
(3) Cấp đổi thẻ căn cước theo yêu cầu của người được cấp thẻ căn cước khi thông tin trên thẻ căn cước thay đổi do sắp xếp đơn vị hành chính;
(4) Cấp đổi thẻ căn cước do có sai sót về thông tin in trên thẻ căn cước do lỗi của cơ quan quản lý căn cước.
Những hành vi bị pháp luật nghiêm cấm liên quan đến Căn cước là gì?
09 hành vi bị nghiệm cấm liên quan đến Căn cước công dân mới theo quy định tại Điều 7 Luật Căn cước 2023 gồm:
(1) Cấp, cấp đổi, cấp lại, thu hồi thẻ căn cước, giấy chứng nhận căn cước trái quy định của pháp luật.
(2) Giữ thẻ căn cước, giấy chứng nhận căn cước trái quy định của pháp luật.
(3) Nhũng nhiễu, gây phiền hà, phân biệt đối xử khi giải quyết thủ tục hành chính liên quan đến căn cước, Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và Cơ sở dữ liệu căn cước.
(4) Làm sai lệch sổ sách, hồ sơ về căn cước, thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và Cơ sở dữ liệu căn cước; không cung cấp, cung cấp không đầy đủ, cung cấp không chính xác, cung cấp trái quy định của pháp luật các thông tin, tài liệu về căn cước hoặc thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, Cơ sở dữ liệu căn cước.
(5) Không thực hiện thủ tục cấp thẻ căn cước theo quy định tại khoản 2 Điều 19 Luật Căn cước 2023.
(6) Sản xuất, đưa vào sử dụng công cụ, phương tiện, phần mềm hoặc có hành vi khác gây cản trở, rối loạn hoạt động của cơ sở hạ tầng thông tin Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và Cơ sở dữ liệu căn cước, hệ thống định danh và xác thực điện tử.
(7) Làm giả, sửa chữa, cố ý làm sai lệch nội dung thẻ căn cước, căn cước điện tử, giấy chứng nhận căn cước; chiếm đoạt, sử dụng trái phép thẻ căn cước, căn cước điện tử, giấy chứng nhận căn cước của người khác; thuê, cho thuê, cầm cố, nhận cầm cố, hủy hoại thẻ căn cước, giấy chứng nhận căn cước; sử dụng thẻ căn cước giả, căn cước điện tử giả, giấy chứng nhận căn cước giả.
(8) Truy nhập, làm thay đổi, xóa, hủy, phát tán hoặc thực hiện các hoạt động khác liên quan đến xử lý dữ liệu cá nhân trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, Cơ sở dữ liệu căn cước, hệ thống định danh và xác thực điện tử trái quy định của pháp luật.
(9) Khai thác, chia sẻ, mua, bán, trao đổi, chiếm đoạt, sử dụng trái phép thông tin, dữ liệu trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, Cơ sở dữ liệu căn cước, hệ thống định danh và xác thực điện tử.
Nguyễn Bình An
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Thẻ căn cước có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Đua xe trái phép gây chết người có thể bị phạt tù đối với những tội nào? Con cái đua xe gây chết người thì cha mẹ giao xe có bị truy cứu hình sự?
- Trình độ chuẩn với giảng viên giáo dục quốc phòng và an ninh trường đại học? Chế độ bồi dưỡng giờ giảng đối với giảng viên?
- Luật ngân sách nhà nước mới nhất? Có những văn bản nào hướng dẫn thi hành Luật ngân sách nhà nước mới nhất?
- Mua trả chậm là gì? Nghĩa vụ trả tiền trong hợp đồng mua trả chậm được quy định thế nào theo pháp luật hiện nay?
- Bài tuyên truyền Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân 18 11? Bài tuyên truyền kỷ niệm 94 năm Ngày Đại đoàn kết toàn dân tộc 2024?