Người được bổ nhiệm làm Kiểm sát viên sơ cấp của Viện kiểm sát nhân dân huyện cần đáp ứng tiêu chuẩn nào?
- Người được bổ nhiệm làm Kiểm sát viên sơ cấp của Viện kiểm sát nhân dân huyện cần đáp ứng tiêu chuẩn nào?
- Kiểm sát viên sơ cấp của Viện kiểm sát nhân dân huyện được bổ nhiệm lần đầu có thời hạn bao nhiêu năm?
- Kiểm sát viên sơ cấp của Viện kiểm sát nhân dân huyện có nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm thế nào?
Người được bổ nhiệm làm Kiểm sát viên sơ cấp của Viện kiểm sát nhân dân huyện cần đáp ứng tiêu chuẩn nào?
Theo Điều 75 Luật Tổ chức Viện kiểm sát nhân dân 2014 có quy định tiêu chuẩn chung của Kiểm sát viên như sau:
Tiêu chuẩn chung của Kiểm sát viên
1. Là công dân Việt Nam trung thành với Tổ quốc và Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, có phẩm chất đạo đức tốt, liêm khiết, trung thực, bản lĩnh chính trị vững vàng, có tinh thần kiên quyết bảo vệ pháp chế xã hội chủ nghĩa.
2. Có trình độ cử nhân luật trở lên.
3. Đã được đào tạo về nghiệp vụ kiểm sát.
4. Có thời gian làm công tác thực tiễn theo quy định của Luật này.
5. Có sức khỏe bảo đảm hoàn thành nhiệm vụ được giao.
Bên cạnh đó, theo Điều 77 Luật Tổ chức Viện kiểm sát nhân dân 2014 quy định về tiêu chuẩn bổ nhiệm Kiểm sát viên sơ cấp như sau:
Tiêu chuẩn bổ nhiệm Kiểm sát viên sơ cấp
Người có đủ tiêu chuẩn quy định tại Điều 75 của Luật này và có đủ các điều kiện sau đây thì có thể được bổ nhiệm làm Kiểm sát viên sơ cấp của Viện kiểm sát nhân dân; nếu là sĩ quan quân đội tại ngũ thì có thể được bổ nhiệm làm Kiểm sát viên sơ cấp của Viện kiểm sát quân sự:
1. Có thời gian làm công tác pháp luật từ 04 năm trở lên;
2. Có năng lực thực hành quyền công tố, kiểm sát hoạt động tư pháp;
3. Đã trúng tuyển kỳ thi vào ngạch Kiểm sát viên sơ cấp.
Như vậy, người được bổ nhiệm làm Kiểm sát viên sơ cấp của Viện kiểm sát nhân dân huyện cần đáp ứng những tiêu chuẩn sau đây:
- Đáp ứng tiêu chuẩn chung của kiểm sát viên bao gồm:
+ Là công dân Việt Nam trung thành với Tổ quốc và Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, có phẩm chất đạo đức tốt, liêm khiết, trung thực, bản lĩnh chính trị vững vàng, có tinh thần kiên quyết bảo vệ pháp chế xã hội chủ nghĩa.
+ Có trình độ cử nhân luật trở lên.
+ Đã được đào tạo về nghiệp vụ kiểm sát.
+ Có thời gian làm công tác thực tiễn theo quy định của Luật này.
+ Có sức khỏe bảo đảm hoàn thành nhiệm vụ được giao.
- Tiêu chuẩn cụ thể bổ nhiệm Kiểm sát viên sơ cấp như sau:
+ Có thời gian làm công tác pháp luật từ 04 năm trở lên;
+ Có năng lực thực hành quyền công tố, kiểm sát hoạt động tư pháp;
+ Đã trúng tuyển kỳ thi vào ngạch Kiểm sát viên sơ cấp.
Kiểm sát viên sơ cấp của Viện kiểm sát nhân dân huyện được bổ nhiệm lần đầu có thời hạn bao nhiêu năm?
Theo Điều 75 Luật Tổ chức Viện kiểm sát nhân dân 2014 quy định về nhiệm kỳ Kiểm sát viên như sau:
Nhiệm kỳ Kiểm sát viên
Kiểm sát viên được bổ nhiệm lần đầu có thời hạn là 05 năm; trường hợp được bổ nhiệm lại hoặc nâng ngạch thì thời hạn là 10 năm.
Như vậy, Kiểm sát viên sơ cấp của Viện kiểm sát nhân dân huyện được bổ nhiệm lần đầu có thời hạn là 05 năm.
Người được bổ nhiệm làm Kiểm sát viên sơ cấp của Viện kiểm sát nhân dân huyện cần đáp ứng tiêu chuẩn nào? (Hình từ Internet)
Kiểm sát viên sơ cấp của Viện kiểm sát nhân dân huyện có nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm thế nào?
Theo Điều 83 Luật Tổ chức Viện kiểm sát nhân dân 2014 quy định Kiểm sát viên sơ cấp của Viện kiểm sát nhân dân huyện có nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm như sau:
- Khi thực hành quyền công tố, kiểm sát hoạt động tư pháp, Kiểm sát viên tuân theo pháp luật và chịu sự chỉ đạo của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân.
Kiểm sát viên tuân theo pháp luật và phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về hành vi, quyết định của mình trong việc thực hành quyền công tố, tranh tụng tại phiên tòa và kiểm sát hoạt động tư pháp.
Kiểm sát viên phải chấp hành quyết định của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân. Khi có căn cứ cho rằng quyết định đó là trái pháp luật thì Kiểm sát viên có quyền từ chối nhiệm vụ được giao và phải kịp thời báo cáo bằng văn bản với Viện trưởng; trường hợp Viện trưởng vẫn quyết định việc thi hành thì phải có văn bản và Kiểm sát viên phải chấp hành nhưng không phải chịu trách nhiệm về hậu quả của việc thi hành, đồng thời báo cáo lên Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp trên có thẩm quyền. Viện trưởng đã quyết định phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về quyết định của mình.
Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân có trách nhiệm kiểm tra, xử lý nghiêm minh đối với vi phạm pháp luật của Kiểm sát viên khi thực hiện nhiệm vụ được giao; có quyền rút, đình chỉ hoặc hủy bỏ các quyết định trái pháp luật của Kiểm sát viên.
- Nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể của Kiểm sát viên khi thực hành quyền công tố, kiểm sát hoạt động tư pháp do luật định.
- Trong vụ việc có nhiều Kiểm sát viên tham gia giải quyết thì Kiểm sát viên ở ngạch thấp hơn phải tuân theo sự phân công, chỉ đạo của Kiểm sát viên ở ngạch cao hơn.
- Khi thực hiện nhiệm vụ, Kiểm sát viên có quyền ra quyết định, kết luận, yêu cầu, kiến nghị theo quy định của pháp luật.
Huỳnh Lê Bình Nhi
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Kiểm sát viên có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Quy trình đánh giá Đảng viên cuối năm 2024? Quy trình đánh giá xếp loại Đảng viên cuối năm 2024 thế nào?
- Khối lượng của loại vàng miếng SJC do cơ quan nào quyết định? Quy trình gia công vàng miếng SJC từ vàng của Ngân hàng Nhà nước?
- Mẫu phiếu lấy ý kiến đồng nghiệp trong tổ chuyên môn đối với giáo viên mầm non mới nhất? Tải về tại đâu?
- Mẫu biên bản thỏa thuận về việc góp vốn kinh doanh mua bất động sản, đất đai mới nhất? Tải về ở đâu?
- Hướng dẫn cách viết mẫu phiếu đánh giá xếp loại chất lượng công chức? Công chức được xếp loại chất lượng ở mức hoàn thành xuất sắc khi nào?