Người được bổ nhiệm vào ngạch pháp chế viên có cần phải có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ pháp chế không?
- Người được bổ nhiệm vào ngạch pháp chế viên có cần phải có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ pháp chế không?
- Việc bổ nhiệm vào ngạch pháp chế viên chính thì người được bổ nhiệm cần phải giữ ngạch pháp chế viên bao nhiêu năm?
- Cơ quan nào sẽ có thẩm quyền quyết định chức danh pháp chế và tiêu chuẩn chức danh pháp chế?
Người được bổ nhiệm vào ngạch pháp chế viên có cần phải có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ pháp chế không?
Căn cứ theo điểm c khoản 1 Điều 12 Nghị định 55/2011/NĐ-CP được sửa đổi bởi điểm a, điểm b khoản 12 Điều 1 Nghị định 56/2024/NĐ-CP quy định như sau:
Pháp chế viên và người đứng đầu tổ chức pháp chế
1. Pháp chế viên và tiêu chuẩn người đứng đầu tổ chức pháp chế
a) Pháp chế viên là công chức pháp chế, được bổ nhiệm vào ngạch pháp chế viên để thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của tổ chức pháp chế theo quy định của pháp luật;
b) Ngạch pháp chế viên bao gồm pháp chế viên, pháp chế viên chính, pháp chế viên cao cấp;
c) Tiêu chuẩn bổ nhiệm vào ngạch pháp chế viên: là công dân Việt Nam, trung thành với Tổ quốc, có phẩm chất đạo đức tốt, có ý thức trách nhiệm, liêm khiết, trung thực, công minh, khách quan; có trình độ cử nhân luật trở lên; có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ pháp chế và chứng chỉ khác theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức; có ít nhất 02 (hai) năm được tính cộng dồn thực hiện một trong các nhiệm vụ, quyền hạn quy định tại Chương II của Nghị định này, không kể thời gian tập sự;
...
Theo đó, pháp chế viên là công chức pháp chế, được bổ nhiệm vào ngạch pháp chế viên để thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của tổ chức pháp chế theo quy định của pháp luật.
Như vậy, người được bổ nhiệm vào ngạch pháp chế viên bắt buộc phải có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ pháp chế và chứng chỉ khác theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức.
Ngoài ra, người được bổ nhiệm vào ngạch pháp chế viên cần phải đáp ứng các điều kiện sau:
- Là công dân Việt Nam, trung thành với Tổ quốc, có phẩm chất đạo đức tốt, có ý thức trách nhiệm, liêm khiết, trung thực, công minh, khách quan.
- Có trình độ cử nhân luật trở lên;
- Có ít nhất 02 năm được tính cộng dồn thực hiện một trong các nhiệm vụ, quyền hạn quy định tại Chương 2 của Nghị định 55/2011/NĐ-CP, không kể thời gian tập sự.
Người được bổ nhiệm vào ngạch pháp chế viên có cần phải có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ pháp chế không? (Hình từ Internet)
Việc bổ nhiệm vào ngạch pháp chế viên chính thì người được bổ nhiệm cần phải giữ ngạch pháp chế viên bao nhiêu năm?
Căn cứ theo điểm d khoản 1 Điều 12 Nghị định 55/2011/NĐ-CP được sửa đổi bởi điểm a, điểm b khoản 12 Điều 1 Nghị định 56/2024/NĐ-CP quy định như sau:
Pháp chế viên và người đứng đầu tổ chức pháp chế
...
d) Tiêu chuẩn bổ nhiệm vào ngạch pháp chế viên chính: là công dân Việt Nam, trung thành với Tổ quốc, có phẩm chất đạo đức tốt, có ý thức trách nhiệm, liêm khiết, trung thực, công minh, khách quan; có trình độ cử nhân luật trở lên; có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ pháp chế và chứng chỉ khác theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức; có thời gian giữ ngạch pháp chế viên hoặc tương đương tối thiểu là 09 (chín) năm; trúng tuyển kỳ thi nâng ngạch hoặc được xét nâng ngạch từ pháp chế viên lên pháp chế viên chính hoặc được xét chuyển ngạch theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức;
đ) Tiêu chuẩn bổ nhiệm vào ngạch pháp chế viên cao cấp: là công dân Việt Nam, trung thành với Tổ quốc, có phẩm chất đạo đức tốt, có ý thức trách nhiệm, liêm khiết, trung thực, công minh, khách quan; có trình độ cử nhân luật trở lên; có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ pháp chế và chứng chỉ khác theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức; có thời gian giữ ngạch pháp chế viên chính hoặc tương đương tối thiểu là 06 (sáu) năm; trúng tuyển kỳ thi nâng ngạch hoặc được xét nâng ngạch từ pháp chế viên chính lên pháp chế viên cao cấp hoặc được xét chuyển ngạch theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức;
...
Theo đó, tiêu chuẩn bổ nhiệm vào ngạch pháp chế viên chính thì người được bổ nhiệm cần phải có thời gian giữ ngạch pháp chế viên hoặc tương đương tối thiểu là 09 (chín) năm.
Cùng với đó, người được bổ nhiệm vào ngạch pháp chế viên chính cần phải đáp ứng các điều kiện sau:
- Là công dân Việt Nam, trung thành với Tổ quốc, có phẩm chất đạo đức tốt, có ý thức trách nhiệm, liêm khiết, trung thực, công minh, khách quan;
- Có trình độ cử nhân luật trở lên;
- Có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ pháp chế và chứng chỉ khác theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức;
- Trúng tuyển kỳ thi nâng ngạch hoặc được xét nâng ngạch từ pháp chế viên lên pháp chế viên chính hoặc được xét chuyển ngạch theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức.
Cơ quan nào sẽ có thẩm quyền quyết định chức danh pháp chế và tiêu chuẩn chức danh pháp chế?
Căn cứ theo điểm g khoản 1 Điều 12 Nghị định 55/2011/NĐ-CP được sửa đổi bởi điểm a, điểm b khoản 12 Điều 1 Nghị định 56/2024/NĐ-CP quy định như sau:
Pháp chế viên và người đứng đầu tổ chức pháp chế
...
e) Tiêu chuẩn của người đứng đầu tổ chức pháp chế:
Người đứng đầu Vụ hoặc Cục hoặc Ban thực hiện công tác pháp chế ở các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Tổng cục và tương đương phải đáp ứng các tiêu chuẩn chung theo quy định của pháp luật về tiêu chuẩn chức danh công chức lãnh đạo, quản lý trong cơ quan hành chính nhà nước; các tiêu chuẩn của pháp chế viên quy định tại điểm c khoản này; đã được bổ nhiệm vào ngạch pháp chế viên trở lên; trường hợp là pháp chế viên, sau khi bổ nhiệm vào ngạch phải có ít nhất 03 (ba) năm được tính cộng dồn thực hiện một trong các nhiệm vụ, quyền hạn quy định tại Chương II của Nghị định này.
Người đứng đầu Phòng hoặc tương tương thực hiện công tác pháp chế ở các đơn vị thuộc cơ quan thuộc Chính phủ, Tổng cục và tương đương, Cục và cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phải đáp ứng các tiêu chuẩn chung theo quy định của pháp luật về tiêu chuẩn chức danh công chức lãnh đạo, quản lý trong cơ quan hành chính nhà nước; các tiêu chuẩn của pháp chế viên quy định tại điểm c khoản này; đã được bổ nhiệm ngạch pháp chế viên trở lên; trường hợp là pháp chế viên, sau khi bổ nhiệm vào ngạch phải có ít nhất 01 (một) năm được tính cộng dồn thực hiện một trong các nhiệm vụ, quyền hạn quy định tại Chương II của Nghị định này.
Trường hợp luân chuyển, điều động người đứng đầu tổ chức, đơn vị khác sang giữ vị trí người đứng đầu tổ chức pháp chế ở các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Tổng cục và tương đương, Cục và cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thì người được luân chuyển, điều động phải đáp ứng các tiêu chuẩn chung theo quy định của pháp luật về tiêu chuẩn chức danh công chức lãnh đạo, quản lý trong cơ quan hành chính nhà nước; có trình độ cử nhân luật trở lên và có ít nhất 03 (ba) năm được tính cộng dồn thực hiện một trong các nhiệm vụ, quyền hạn của công tác pháp chế. Trường hợp chưa có trình độ cử nhân luật trở lên thì trong thời hạn 12 (mười hai) tháng kể từ ngày được luân chuyển, điều động, người đứng đầu tổ chức pháp chế phải có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ pháp chế;
g) Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Bộ trưởng Bộ Công an căn cứ quy định tại các điểm c, d, đ, e khoản này và pháp luật có liên quan quyết định chức danh pháp chế, tiêu chuẩn chức danh pháp chế và người đứng đầu tổ chức pháp chế trong quân đội nhân dân, công an nhân dân.
...
Như vậy, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Bộ trưởng Bộ Công an căn cứ quy định và pháp luật có liên quan quyết định chức danh pháp chế, tiêu chuẩn chức danh pháp chế và người đứng đầu tổ chức pháp chế trong quân đội nhân dân, công an nhân dân.
Trịnh Kim Quốc Dũng
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Tổ chức pháp chế có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tải về phiếu đánh giá chất lượng, xếp loại Đảng viên cuối năm? 03 bước đánh giá xếp loại Đảng viên cuối năm chuẩn?
- Ngày Pháp luật 9 tháng 11 có thể được tổ chức dưới hình thức nào? Cơ quan nào sẽ có trách nhiệm tổ chức Ngày pháp luật?
- Mẫu 02A, 02B Bản kiểm điểm cá nhân Đảng viên 2024 tải về? Cách viết mẫu Bản kiểm điểm cá nhân năm 2024 của Đảng viên ra sao?
- Trong hoạt động đăng ký môi trường, Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm gì? Thời điểm đăng ký môi trường là khi nào?
- Ảnh chụp lén là gì? Người bị chụp ảnh lén có thể yêu cầu bồi thường những khoản thiệt hại khi danh dự, nhân phẩm bị xâm phạm?