Người được giao sử dụng vũ khí, công cụ hỗ trợ trong ngành Hải quan phải bảo đảm những điều kiện gì?

Cho tôi hỏi người được giao sử dụng vũ khí, công cụ hỗ trợ trong ngành Hải quan phải bảo đảm những điều kiện gì? Người được giao quản lý vũ khí, công cụ hỗ trợ đã được làm mất tính năng thì có cần trải qua huấn luyện về quản lý, sử dụng vũ khí, công cụ hỗ trợ không? Câu hỏi của anh Tiến từ Quảng Ngãi.

Người được giao sử dụng vũ khí, công cụ hỗ trợ trong ngành Hải quan phải bảo đảm những điều kiện gì?

Căn cứ khoản 1 Điều 8 Quy chế quản lý, sử dụng vũ khí, công cụ hỗ trợ trong ngành Hải quan ban hành kèm theo Quyết định 498/QĐ-TCHQ năm 2019 quy định về tiêu chuẩn của cá nhân được giao quản lý, sử dụng vũ khí, công cụ hỗ trợ như sau:

Tiêu chuẩn của cá nhân được giao quản lý, sử dụng vũ khí, công cụ hỗ trợ
1. Người được giao sử dụng vũ khí, công cụ hỗ trợ phải bảo đảm đủ điều kiện sau đây:
a) Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ.
b) Có phẩm chất đạo đức tốt, đủ sức khỏe phù hợp với công việc được giao.
c) Không đang trong thời gian bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính, bị truy cứu trách nhiệm hình sự; đã được xóa án tích trong trường hợp bị kết tội theo bản án, quyết định của Tòa án.
d) Đã qua đào tạo, huấn luyện và được cấp Giấy chứng nhận về sử dụng vũ khí, công cụ hỗ trợ.
e) Thuộc một trong các đối tượng sau:
- Công chức Hải quan được giao nhiệm vụ điều tra chống buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa, chất ma túy qua biên giới; đảm bảo an ninh biên giới, an ninh quốc gia thuộc các đơn vị được trang bị vũ khí, công cụ hỗ trợ quy định tại khoản 1 Điều 5 Quy chế này.
- Lực lượng bảo vệ cơ quan.
2. Người được giao quản lý kho, nơi cất giữ vũ khí, công cụ hỗ trợ (sau đây gọi tắt là người quản lý) phải bảo đảm đủ điều kiện sau đây:
...

Như vậy, theo quy định thì người được giao sử dụng vũ khí, công cụ hỗ trợ trong ngành Hải quan phải bảo đảm đủ các điều kiện sau đây:

(1) Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ.

(2) Có phẩm chất đạo đức tốt, đủ sức khỏe phù hợp với công việc được giao.

(3) Không đang trong thời gian bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính, bị truy cứu trách nhiệm hình sự; đã được xóa án tích trong trường hợp bị kết tội theo bản án, quyết định của Tòa án.

(4) Đã qua đào tạo, huấn luyện và được cấp Giấy chứng nhận về sử dụng vũ khí, công cụ hỗ trợ.

(5) Thuộc một trong các đối tượng sau:

- Công chức Hải quan được giao nhiệm vụ điều tra chống buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa, chất ma túy qua biên giới; đảm bảo an ninh biên giới, an ninh quốc gia thuộc các đơn vị được trang bị vũ khí, công cụ hỗ trợ.

- Lực lượng bảo vệ cơ quan.

Người được giao sử dụng vũ khí, công cụ hỗ trợ trong ngành Hải quan phải bảo đảm những điều kiện gì?

Người được giao sử dụng vũ khí, công cụ hỗ trợ trong ngành Hải quan phải bảo đảm những điều kiện gì? (Hình từ Internet)

Người được giao quản lý vũ khí, công cụ hỗ trợ đã được làm mất tính năng thì có cần trải qua huấn luyện về quản lý, sử dụng vũ khí, công cụ hỗ trợ không?

Căn cứ khoản 3 Điều 8 Quy chế quản lý, sử dụng vũ khí, công cụ hỗ trợ trong ngành Hải quan ban hành kèm theo Quyết định 498/QĐ-TCHQ năm 2019 quy định về tiêu chuẩn của cá nhân được giao quản lý, sử dụng vũ khí, công cụ hỗ trợ như sau:

Tiêu chuẩn của cá nhân được giao quản lý, sử dụng vũ khí, công cụ hỗ trợ
...
2. Người được giao quản lý kho, nơi cất giữ vũ khí, công cụ hỗ trợ (sau đây gọi tắt là người quản lý) phải bảo đảm đủ điều kiện sau đây:
a) Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ.
b) Có phẩm chất đạo đức tốt, đủ sức khỏe phù hợp với công việc được giao.
c) Không đang trong thời gian bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính, bị truy cứu trách nhiệm hình sự; đã được xóa án tích trong trường hợp bị kết tội theo bản án, quyết định của Tòa án.
d) Là công chức Hải quan, đã qua đào tạo, huấn luyện và được cấp Chứng chỉ về quản lý vũ khí, công cụ hỗ trợ; Chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ phòng cháy và chữa cháy.
e) Nắm vững nội quy, chế độ quản lý, bảo quản kho, nơi cất giữ vũ khí, công cụ hỗ trợ.
3. Người được giao quản lý vũ khí, công cụ hỗ trợ đã được làm mất tính năng, tác dụng để dùng cho mục đích trưng bày không cần qua huấn luyện về quản lý, sử dụng vũ khí, công cụ hỗ trợ.

Như vậy, theo quy định, người được giao quản lý vũ khí, công cụ hỗ trợ đã được làm mất tính năng, tác dụng để dùng cho mục đích trưng bày thì không cần qua huấn luyện về quản lý, sử dụng vũ khí, công cụ hỗ trợ.

Người được giao sử dụng vũ khí, công cụ hỗ trợ khi mang vũ khí, công cụ hỗ trợ có cần mang theo giấy chứng nhận sử dụng không?

Căn cứ khoản 2 Điều 9 Quy chế quản lý, sử dụng vũ khí, công cụ hỗ trợ trong ngành Hải quan ban hành kèm theo Quyết định 498/QĐ-TCHQ năm 2019 quy định về sử dụng vũ khí, công cụ hỗ trợ như sau:

Quy định về sử dụng vũ khí, công cụ hỗ trợ
1. Việc sử dụng vũ khí, công cụ hỗ trợ phải tuân theo quy định hiện hành của pháp luật và của Tổng cục Hải quan. Khi sử dụng vũ khí, công cụ hỗ trợ phải được người có thẩm quyền cho phép và ghi vào hồ sơ, sổ sách theo dõi; sau khi sử dụng xong phải bàn giao lại cho người quản lý để bảo dưỡng, bảo quản và ký nhận vào sổ theo dõi.
2. Người được giao sử dụng vũ khí, công cụ hỗ trợ khi mang vũ khí, công cụ hỗ trợ phải mang theo giấy phép, giấy chứng nhận sử dụng quy định của pháp luật.
3. Việc sử dụng vũ khí quân dụng thực hiện theo quy định tại Điều 22, Điều 23 Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ.
4. Việc sử dụng vũ khí thô sơ thực hiện theo quy định tại Điều 31 Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ.
5. Việc sử dụng công cụ hỗ trợ thực hiện theo quy định tại Điều 61 Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ.
...

Như vậy, người được giao sử dụng vũ khí, công cụ hỗ trợ khi mang vũ khí, công cụ hỗ trợ phải mang theo giấy phép, giấy chứng nhận sử dụng quy định của pháp luật.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Công cụ hỗ trợ

Nguyễn Thị Hậu

Công cụ hỗ trợ
Căn cứ pháp lý
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Công cụ hỗ trợ có thể đặt câu hỏi tại đây.

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Công cụ hỗ trợ
MỚI NHẤT
Pháp luật
Người dân có được trang bị bình xịt hơi cay tại nhà với mục đích phòng thân khi cần thiết hay không?
Pháp luật
Gậy baton là gì? Người dân mang gậy baton kim loại bên mình để tự vệ có vi phạm pháp luật không?
Pháp luật
Ai được phép sử dụng còng số 8? Người có hành vi sử dụng còng số 8 trái phép sẽ bị xử phạt như thế nào?
Pháp luật
Công an được giao sử dụng còng số 8 có trách nhiệm như thế nào? Công an bị tấn công bằng dao thì có được phép dùng còng số 8 để bắt giữ người không?
Pháp luật
Gậy 3 khúc có phải là công cụ hỗ trợ không? Sử dụng gậy 3 khúc để tự vệ có bị xử phạt vi phạm hành chính không?
Pháp luật
Mua roi điện để tự vệ có thể bị xử phạt vi phạm hành chính đến 20.000.000 đồng có đúng hay không?
Pháp luật
Gậy cảnh sát có phải vũ khí quân dụng không? Những hành vi nào bị nghiêm cấm trong sử dụng gậy cảnh sát?
Pháp luật
Địa điểm xây dựng kho bảo quản vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ tiếp nhận, thu gom phải tuân thủ những gì?
Pháp luật
Phạm nhân đang chấp hành án phạt tù không được mang những loại công cụ hỗ trợ nào vào cơ sở giam giữ?
Pháp luật
Đi đào cây cảnh nhặt được lựu đạn cay (công cụ hỗ trợ) thì có phải giao nộp cho Ủy ban nhân dân hay không?
Xem thêm...
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào