Người được trợ giúp pháp lý có hành vi thế nào thì vụ việc trợ giúp pháp lý sẽ không được tiếp tục thực hiện?
Khi cần trợ giúp pháp lý thì người được trợ giúp có thể liên hệ đến các tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý nào?
Căn cứ theo Điều 10 Luật Trợ giúp pháp lý 2017 quy định các tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý gồm có:
- Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước.
- Tổ chức tham gia trợ giúp pháp lý gồm tổ chức ký hợp đồng thực hiện trợ giúp pháp lý và tổ chức đăng ký tham gia trợ giúp pháp lý, trong đó:
+ Tổ chức ký hợp đồng thực hiện trợ giúp pháp lý bao gồm tổ chức hành nghề luật sư, tổ chức tư vấn pháp luật ký kết hợp đồng thực hiện trợ giúp pháp lý với Sở Tư pháp theo quy định của Luật này.
+ Tổ chức đăng ký tham gia trợ giúp pháp lý bao gồm tổ chức hành nghề luật sư, tổ chức tư vấn pháp luật đăng ký tham gia trợ giúp pháp lý theo quy định của pháp luật về trợ giúp pháp lý.
Sở Tư pháp công bố danh sách các tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý tại địa phương, đăng tải trên trang thông tin điện tử của Sở Tư pháp và gửi Bộ Tư pháp để tổng hợp đăng tải trên Cổng thông tin điện tử của Bộ Tư pháp.
Người được trợ giúp pháp lý có hành vi thế nào thì vụ việc trợ giúp pháp lý sẽ không được tiếp tục thực hiện? (Hình từ Internet)
Nộp hồ sơ yêu cầu trợ giúp pháp lý như thế nào?
Theo quy định tại Điều 29 Luật Trợ giúp pháp lý 2017 thì khi yêu cầu trợ giúp pháp lý, người yêu cầu phải nộp hồ sơ cho tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý, gồm có:
- Đơn yêu cầu trợ giúp pháp lý;
- Giấy tờ chứng minh là người được trợ giúp pháp lý;
- Các giấy tờ, tài liệu có liên quan đến vụ việc trợ giúp pháp lý.
Việc nộp hồ sơ yêu cầu trợ giúp pháp lý được thực hiện như sau:
Trường hợp nộp trực tiếp tại trụ sở của tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý, người yêu cầu trợ giúp pháp lý nộp các giấy tờ, tài liệu quy gồm đơn yêu cầu và các giấy tờ, tài liệu có liên quan đến vụ việc trợ giúp pháp lý; xuất trình bản chính hoặc nộp bản sao có chứng thực giấy tờ chứng minh là người được trợ giúp pháp lý.
Trường hợp người yêu cầu trợ giúp pháp lý không thể tự mình viết đơn yêu cầu thì người tiếp nhận yêu cầu có trách nhiệm ghi các nội dung vào mẫu đơn để họ tự đọc hoặc đọc lại cho họ nghe và yêu cầu họ ký tên hoặc điểm chỉ vào đơn;
Trường hợp gửi hồ sơ qua dịch vụ bưu chính, người yêu cầu trợ giúp pháp lý nộp đơn yêu cầu và các giấy tờ, tài liệu có liên quan đến vụ việc trợ giúp pháp lý, bản sao có chứng thực giấy tờ chứng minh là người được trợ giúp pháp lý;
Trường hợp gửi hồ sơ qua fax, hình thức điện tử, khi gặp người thực hiện trợ giúp pháp lý, người yêu cầu trợ giúp pháp lý phải xuất trình bản chính hoặc nộp bản sao có chứng thực giấy tờ chứng minh là người được trợ giúp pháp lý.
Người được trợ giúp pháp lý có hành vi thế nào thì vụ việc trợ giúp pháp lý sẽ không được tiếp tục thực hiện?
Về việc không tiếp tục thực hiện vụ việc trợ giúp pháp lý được quy định tại Điều 37 Luật Trợ giúp pháp lý 2017 như sau:
Không tiếp tục thực hiện vụ việc trợ giúp pháp lý
1. Vụ việc trợ giúp pháp lý không được tiếp tục thực hiện khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Trường hợp phải từ chối theo quy định tại khoản 3 Điều 30 của Luật này;
b) Người được trợ giúp pháp lý thực hiện một trong các hành vi bị nghiêm cấm quy định tại khoản 2 Điều 6 của Luật này;
c) Người được trợ giúp pháp lý rút yêu cầu trợ giúp pháp lý.
2. Trường hợp không tiếp tục thực hiện trợ giúp pháp lý, tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý hoặc người thực hiện trợ giúp pháp lý phải thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do cho người được trợ giúp pháp lý.
3. Trường hợp vụ việc trợ giúp pháp lý đang được thực hiện mà người được trợ giúp pháp lý không còn đáp ứng quy định tại Điều 7 của Luật này thì vụ việc được tiếp tục thực hiện cho đến khi kết thúc.
Theo đó vụ việc trợ giúp pháp lý sẽ không được tiếp tục thực hiện khi người được trợ giúp pháp lý thực hiện những hành vi bị cấm sau:
- Xâm phạm sức khỏe, tính mạng, danh dự, nhân phẩm của người thực hiện trợ giúp pháp lý và uy tín của tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý;
- Cố tình cung cấp thông tin, tài liệu sai sự thật về vụ việc trợ giúp pháp lý;
- Đe dọa, cản trở, can thiệp trái pháp luật vào hoạt động trợ giúp pháp lý; gây rối, làm mất trật tự, vi phạm nghiêm trọng nội quy nơi thực hiện trợ giúp pháp lý.
Ngô Diễm Quỳnh
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Trợ giúp pháp lý có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tổng biên chế của hệ thống chính trị được quyết định theo nhiệm kỳ nào? Nội dung quản lý biên chế?
- Mẫu số 3A lập báo cáo thẩm định hồ sơ mời thầu qua mạng là mẫu nào? Báo cáo thẩm định hồ sơ mời thầu gồm những gì?
- Phương pháp sát hạch giấy phép lái xe quân sự từ 1/1/2025 theo Thông tư 68 mới nhất như thế nào?
- Người lao động có được bồi dưỡng bằng hiện vật khi làm việc trong điều kiện có yếu tố nguy hiểm không?
- Anh em họ hàng xa có yêu nhau được không? Anh em họ hàng xa yêu nhau có vi phạm pháp luật không?